Phương pháp điều trị:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật u tế bào khổng lồ xương tại bệnh viện việt đức (Trang 28 - 30)

4. Tình trạng bản thân: (1= bình thường; 2= Suy giảm)

1.5.1. Phương pháp điều trị:

Phẫu thuật

- Nạo u: (curettage): Dựng thỡa nạo sạch khối u nạo các thành cỏc vỏch của thành khối u. Sau nạo hết tổ chức khối u để lại ổ khuyết xương, việc lấp đầy ổ khuyết phục hồi lại cấu trúc giải phẫu xương bằng ghép xương hoặc đổ xi măng xương.

Để làm giảm tỷ lệ tái phát sau nạo u một số phẫu thuật viên sử dụng hóa chất tại chỗ hoặc nhiệt để diệt các tế bào còn sót lại tại thành của khối u. Một số tác giả sử dụng máy mài gia tốc mài cỏc vỏch của khối u nhằm lấy được hết các tế bào u còn sót lại ở vách xương.

Các hóa chất hay được sử dụng nhằm làm giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ gồm: phenol, dung dịch Nitrogen…

Phenol.

Gây hoại tử tế bào u và hoại tử thành vách xương từ 1-2mn [59].

Mặc dù vậy tỷ lệ tái phát vẫn cao. Theo Campanacci và cộng sự 1987 không sử dụng phenol tái phat 34%, có sử dụng 13% [44]. Capanna 1990 sử dụng phenol cho 147 bệnh nhân thỡ tỏi phát 19% [67]). Macdonal và cộng sự 1986 sử dụng phenol cho 80 BN tỷ lệ tái phát 34% [68]. Như vậy tỷ lệ tái phát cũng khá cao và cũng rất khác nhau giữa các tác giả.

Nhược điểm gây ra một sự yếu xương và gẫy xương. Phenol gây bỏng da, tổ chức xung quanh và gây ngộ độc các cơ quan [25][66]…

Dung dịch nitrogen.

Có khả năng làm hoại tử tổ chức, hoại tử sâu từ 1-2cm nên có khả năng diệt tế bào u cao hơn phenol [25]

Nhược điểm là gây gẫy xương và bỏng tại chỗ cao, nhiễm trùng và cách sử dụng phức tạp, khó thực hiện.

Do có nhiều nhược điểm trên và tính phức tạp trong sử dụng nên khi sử dụng phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Xi măng xương (Polymethyl-meta arcrylic)

Xi măng tỏa nhiệt trong quá trình polimere hóa. Nhiệt tỏa ra có thể làm hủy hoại xương sâu từ 2-3mn[25]

Ưu điểm của xi măng trám đầy ổ khuyết sau nạo, phục hồi được cấu trúc giải phẫu làm vững ngay được ổ khuyết xương, và trong quá trình theo dõi cho phép phát hiện sớm sự tái phát trên XQ [7],[21],[29],[39]…

Tỷ lệ tái phát 19% theo lô 189 BN được sử dụng xi măng Capanna và cộng sự 1990[67].

Và tỷ lệ này cũng rất khác nhau: Giltelis và cộng sự (1993) là 5%, O” Donnell và cộng sự (1994) là 24% [34].

- Cắt đoạn xương:

Cắt đoạn xương chứa khối u.

Sau cắt đoạn xương phục hồi chi thể bằng ghép đoạn xương đồng loại hoặc ghép tự thân có cuống mạch.

Đối với xương phụ, xương không chịu lực cắt đoạn đơn thuần, (đầu trên xương mỏc…).

Đối với u ở gần khớp lớn thì cắt đoạn thay khớp nhân tạo.

- Cắt cụt chi:

Đõy là phương pháp tàn phá quá mức. Hiện nay thường áp dụng cho U chuyển ác tính hóa, taí phát nhiều lần và xâm lấn phần mềm nhiều, khả năng bảo tồn chi khó. Một số tác giả xu hướng bảo tồn chi tối đa và chấp nhận một tỷ lệ tái phát [28].

Xạ trị:

UTBKLX là loại u kháng với điều trị tia xạ và có nguy cơ gây ác tính hóa[5] [6] [] [24]…Trước đây được dùng trong các trường hợp không mổ được. Tuy nhiên, với xạ trị phân liều nhỏ, siêu điện thế cú giỳp được kiểm soát u trong 75-85% trường hợp. Những chỉ định xạ trị là: U không mổ được hoặc mổ lấy bỏ u không hoàn toàn. Liều sử dụng thường là 35-50Gy trong 4-6 tuần [61].

Hóa chất:

Hóa chất cũng được sử dụng trong điều trị UTBKLX trong một số trường hợp, vai trò của hóa chất đang được nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật u tế bào khổng lồ xương tại bệnh viện việt đức (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w