Kinh nghiệm của một số NHTM tại Việt Nam về bảo đảm hiệu quả

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 34)

cho vay thi công đóng tàu

Ngành đóng tàu ở Việt Nam ra đời khá lâu, tuy nhiên việc các NHTM cho vay thi công đóng tàu mới chỉ manh nha xuất hiện từ những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ 20. Thời điểm này, do các cơ sở nhà máy đóng tàu của cả nước còn lạc hậu về công nghệ nên chỉ thi công đóng mới được những con tàu trọng tại nhỏ, các NHTM thường cho nhà máy đóng tau vay để thanh toán tiền nguyên liệu và nhân công, hình thức vay còn khá đơn giản, hầu hết là cho vay ngắn hạn.

Bắt đầu từ năm 2006, Chính phủ chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển một cách toàn diện, từ việc phát triển hệ thống cảng biển, phát triển các cơ sở đóng tàu trên khắp cả nước đến việc phát triển đội tàu biển. Chính phủ còn dùng nguồn vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển vay để thực hiện việc đóng mới tàu biển. Với sự hỗ trợ từ Chính phủ, cùng với nhu cầu đóng mới tàu biển của các doanh nghiệp trên thị trường là rất lớn, hàng loạt dự án đóng mới tàu

biển của các doanh nghiệp đã đi vào thực hiện dưới sự hỗ trợ vốn của các NHTM. Do nguồn vốn cho việc đóng mới tàu biển là rất lớn nên thời gian đầu chỉ có các NHTM quốc doanh mới đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Trong số các NHTM quốc doanh, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và BIDV là hai tổ chức tín dụng thực hiện cho vay thi công đóng tàu nhiều nhất. Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng tham gia nhưng với một tỷ lệ nhỏ hơn.

Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện việc cho vay thi công đóng tàu, có thể rút ra được một số kinh nghiệm về cho vay thi công đóng tàu từ các NHTM như sau:

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w