Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 78)

2.2.3.1. Những kết quả đã đạt được

Qua phân tích số liệu ở trên cho thấy hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp đóng tàu tại BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định thể hiện trên các mặt sau đây:

- Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp đóng tàu tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối

- Chất lượng tín dụng đối với hoạt động cho vay thi công đóng tàu hiện nay tại Chi nhánh là khá tốt, tỷ lệ nợ quá hạn khá thấp.

- Chi nhánh là ngân hàng tiên phong đi đầu trong lĩnh vực cho vay thi công đóng tàu. Chi nhánh đã khẳng định được thương hiệu cho vay thi công đóng tàu trên thị trường miền Bắc. Khách hàng của chi nhánh chủ yếu đến từ Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa.. .Đây là những địa phương có đội tàu lớn, phát triển mạnh hoạt động kinh doanh vận tải biển, có nhu cầu đóng tàu rất lớn.

- BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội là chi nhánh đầu mối trong việc thiết lập quy trình cho vay đóng tàu của BIDV. về cơ bản, chi nhánh đã nắm bắt được khá đầy đủ hoạt động cho vay thi công đóng tàu, từ khâu tiếp cận dự án đến quá trình khai

thác tàu. Cho vay thi công đóng tàu có thể coi là một sản phẩm tín dụng đặc thù khá hoàn thiện của chi nhánh.

- Cho vay thi công đóng tàu ngoài lãi suất thu được, chi nhánh còn thu được thêm một số phí dịch vụ như: thanh toán quốc tế và trong nước, phí bảo lãnh, phí khác.. .góp phần tăng thu nhập cho chi nhánh.

Để có được những kết quả khả quan trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh đối với doanh nghiệp đóng tàu thời gian qua phải kể đến việc thực hiện chính sách tín dụng phù hợp của Ban lãnh đạo Chi nhánh. Cụ thể như sau:

Thời gian giải quyết hồ sơ tín dụng được rút ngắn. Việc làm này đã làm thay đổi quan niệm vốn có lâu nay của khách hàng là sự chậm trễ do các thủ tục hành chính, xây dựng hình ảnh ngân hàng hiện đại trong con mắt khách hàng. Ngoài ra, cơ chế cho vay thời gian qua đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sửa đổi theo hướng dành nhiều quyền chủ động hơn trong việc ra quyết định cho các ngân hàng thương mại. Đây chính là một nhân tố tích cực, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các ngân hàng cải thiện chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp đóng tàu nói riêng.

Cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận giúp ngân hàng có thể sử dụng công cụ lãi suất một cách khá linh hoạt trong việc điều tiết và kiểm soát hoạt động của mình.

Tóm lại, những cơ chế chính sách mới đã, đang và sẽ được hoàn thiện đã góp phần không nhỏ vào quá trình cải thiện chất lượng và mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp đóng tàu.

2.2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Qua xem xét thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội, chúng ta có thể nhận thấy một số hạn chế trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp đóng tàu cụ thể như sau:

Mặc dù hoạt động cho vay doanh nghiệp đóng tàu tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn và nằm trong chiến lược phát triển của Chi nhánh trong các năm vừa qua nhưng trong thời giai qua hoạt động cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này chưa tương ứng với khả năng và tiềm lực của ngân hàng và tiềm năng của thị

trường.

Hiệu quả cho vay và chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp đóng tàu thực tế là chưa cao.

Khả năng tiếp cận, thẩm định dự án đầu tư của cán bộ ngân hàng còn có khá nhiều hạn chế, kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn chưa nhiều, cơ chế cho vay còn thiếu linh hoạt. Có thể thống kê một số hạn chế như sau:

a) Chất lượng cán bộ

Chi nhánh Bắc Hà Nội là một chi nhánh khá trẻ trong hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Mặc dù cơ sở tiền thân thì đã có từ lâu, nhưng thực tế đến năm 2002, tên BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội mới xuất hiện. Kể từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh đã không ngừng từng bước phát triển và theo đó là việc tuyển dụng thêm cán bộ trên diện rộng. Với việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ mới thì điều thuận lợi của chi nhánh là có một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động. Tuy nhiên, bên cạnh đó không thể tránh được một thực tế là đội ngũ cán bộ Chi nhánh còn thiếu kinh nghiệm, mà kinh nghiệm là một yếu tố rất quan trọng trong công tác cho vay và thẩm định cho vay đối với khách hàng. Thông thường công tác thẩm định cần phải vừa chi tiết vừa tổng quát. Chi tiết để bảo đảm không bỏ sót các yếu tố, còn tổng quát để bảo đảm các yếu tố đó liên kết được với nhau có tính đến xu hướng chung của thị trường để đưa ra quyết định trình cuối cùng. Hạn chế của cán bộ sẽ khiến cho chất lượng thẩm định giảm sút bởi cán bộ sẽ không đệ trình được phương án tốt nhất có thể đối với quyết định đầu tư dự án cho lãnh đạo ngân hàng. Việc đề xuất của cán thẩm định cho vay có thể không thường xuyên ở việc tìm cách bác bỏ dự án mà là có thể chấp nhận dự án với một số điều kiện nào đó mà chủ đầu tư phải thực hiện cùng với quyết định cho vay của ngân hàng (vốn tham gia đối ứng, nhân sự quản lý, đơn vị thi công, bảo hiểm...).

Mặc dù tất cả các dự án, phương án kinh doanh gửi đến xin vay vốn đều được Ngân hàng tiến hành thẩm định, song một số dự án thẩm định nói chung, thẩm định tài chính nói riêng còn mang tính hình thức. Việc thẩm định tài chính của dự án nhiều khi không thực sự được coi trọng. Nó thể hiện trên các giác độ: Hoặc là tập

trung hơn vào việc thẩm định tài sản cầm cố, thế chấp, uy tín của chủ dự án hay người bảo lãnh hoặc không thẩm định toàn diện kỹ lưỡng các nội dung tài chính của dự án hay những vấn đề có liên quan đến tính khả thi về tài chính của dự án như: yếu tố công nghệ, môi trường, vốn đầu tư (cơ cấu, tốc độ bỏ vốn đầu tư, Ngân hàng cũng thường thụ động chấp nhận những gì đưa ra trong dự án mà ít khi xem xét kỹ và có những sửa đổi, bổ sung), chi phí hàng năm (chưa phân tích cụ thể tính hợp lý của các loại chi phí và biến động của từng bộ phận chi phí), doanh thu hàng năm (phụ thuộc vào công suất thực hiện dự kiến và giá bán sản phẩm dự kiến nhưng chưa tính đến yếu tố thị trường chấp nhận ở mức độ nào và giá đó có khả thi không? Chưa tính hay loại trừ yếu tố lạm phát) và trong việc tính các chỉ tiêu hiệu quả (NPV, IRR) mức lãi suất chiết khấu đưa vào còn mang cảm tính và chỉ dựa trên mức lãi suất hiện tại.

Một số cán bộ thẩm định quen với phong cách cũ, thực hiện thẩm định dự án một cách hình thức, qua loa và bị động, chưa tuân thủ triệt để các bước và nội dung của quy trình. Tính khả thi của dự án nhiều khi được xác định dựa trên đánh gía định tính về thị trường sản phẩm, vào mối quan hệ ngân hàng - khách hàng (khách hàng lớn, truyền thống, loại hình DNNN..) hơn là căn cứ vào hiệu quả tài chính của dự án . Như vậy, ý thức chưa được đầy đủ về tầm quan trọng của công việc sẽ dẫn tới việc thực hiện làm giảm chất lượng thẩm định tài chính dự án.

b) Quy trình thẩm định cho vay

Quy trình như là một bộ quy chuẩn về các yếu tố của quá trình thẩm định, quy trình có tác dụng kết hợp những ý kiến độc lập từ cấp cơ sở và tổng hợp phân tích từ các cấp cao hơn (hội đồng tín dụng), tuy nhiên, nhiều dự án cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ thẩm định làm chung một tờ trình thẩm định dẫn đến mất sự độc lập trong cách nhìn nhận dự án.

Tại BIDV nói chung và Bắc Hà nội nói riêng, hiện chưa có sự chưa hoàn chỉnh, đồng bộ trong quy trình thẩm định. Mặc dù gần đây, BIDV đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến quy trình tín dụng như: quy trình ISO, quy chế cho vay, chính sách khách hàng, sổ tay tín dung, đã có mẫu báo

cáo TĐ để áp dụng chung trong toàn hệ thống song đôi khi các văn bản lại chồng chéo và không thống nhất với nhau ở một nội dung nào đó, chưa có một văn bản nào quy định hướng dẫn trọn vẹn về những vấn đề liên quan đến thẩm định dự án, các bước tác nghiệp cụ thể mà nội dung này nằm rải rác ở nhiều văn bản (phân tích về dự án, phân tích về khách hàng). Bên cạnh đó, đối với việc cho vay thi công đóng tàu đã được ban hành quy trình riêng tuy nhiên còn sơ sài, mang tính chất chung chung, không hướng dẫn chi tiết từng sản phẩm cho vay thi công đóng tàu. Chính vì vậy, khi thực hiện cho vay, các bộ phần liên quan phải mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu, thu thập thêm các thông tin liên quan để thực hiện. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của khoản vay.

c) Tình hình giám sát quá tình thi công

Quá trình giám sát thi công diễn ra sau khi nhà máy đóng tàu tiến hành đóng mới tàu. Quá trình này được bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm chính, theo định kỳ hàng tuần, hoặc thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ đến tận công trường để kiểm tra. Mục đích của việc giám sát là kiểm tra tính khớp đúng của tiến độ thi công trên thực tế so với tiến độ mà doanh nghiệp báo cáo, kiểm tra khối lượng nguyên vật liệu, vật tư thiết bị thực tế tiêu hao so với báo cáo, kiểm tra chất lượng của quá trình thi công.. .Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ lấy kết quả kiểm tra làm cơ sở để thực hiện giải ngân, để thực hiện việc thế chấp khối lượng tàu dở dang.

Việc giám sát này được Chi nhánh tiến hành độc lập và bộ phận chịu trách nhiệm là quan hệ khách hàng. Việc giám sát quá trình thi công còn được thực hiện bởi Đăng kiểm Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế ngân hàng thường sử dụng kết quả giám sát của đăng kiểm để làm cơ sở cho việc giải ngân vì việc thi công đóng tàu là một khối lượng công việc rất lớn và phức tạp, được triển khai trong thời gian dài, chính vì vậy, cán bộ ngân hàng không thể giám sát được hết khối lượng công việc và đánh giá được chính xác chất lượng thi công. Do đó, tình trạng đăng kiểm viên phối hợp với nhà máy đóng tàu và chủ tàu để báo cáo sai lệch việc thi công để thực hiện việc giải ngân thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng nhiều đến tính chính xác và

hiệu quả của dự án.

d) Tình hình quản lý tài sản hình thành từ vốn vay và quản lý khai thác tàu

Ngân hàng gặp khá nhiều khó khăn trong việc quản lý tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay và quản lý tàu khai thác do không được trang bị các kiến thức cần thiết về giám sát và khai thác vận tải biển. Sự khó khăn này xuất hiện ngay từ khi bắt đầu tiến hành thi công đóng tàu khi ngân hàng không thể thường xuyên giám sát tài sản tại công trường. Đến khi tàu hoàn thành đi vào hoạt động, sự quản lý càng trở nên khó khăn hơn khi hầu toàn bộ thời gian tàu chỉ hoạt động trên biển, đặc biệt là các tàu hoạt động tuyến quốc tế. Có nhiều trường hợp, 2-3 năm ngân hàng mới được kiểm tra tàu một lần khi tàu cập cảng ở Việt Nam.

Sau khi tàu đi vào hoạt động, một số doanh nghiệp không hợp tác với ngân hàng trong việc cung cấp các thông tin về việc khai thác tàu như: giấu hợp đồng vận chuyển, địa điểm tàu đang hoạt động, tình trạng tàu đang hoạt động. Doanh thu khai thác tàu được doanh nghiệp chuyển về tài khoản mở tại ngân hàng khác để sử dụng vào mục đích riêng của doanh nghiệp, không dùng để trả nợ vay ngân hàng. Tiền gốc, lãi vay đến hạn được doanh nghiệp đề nghị ngân hàng cơ cấu nợ hoặc chấp nhận chuyển nợ quá hạn. Điều này dẫn đến chất lượng tín dụng giảm, ngân hàng thực hiện cho vay không đạt được hiệu quả sử dụng đồng vốn.

c) Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra kiểm soát tại Chi nhánh mặc dù đã được vận hành nhưng nhìn chung vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu đối với hoạt động cấp tín dụng (cho vay và cấp bảo lãnh). Thực tế là trước đây chi nhánh Bắc Hà Nội có phòng kiểm tra nội bộ riêng để kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ các khoản vay. Tuy nhiên, hoạt động này còn mang tính chiếu lệ và chủ yếu chỉ thực hiện kiểm tra trên bề mặt hồ sơ và việc thực hiện của cán bộ tín dụng theo tờ trình thẩm định cho vay mà chưa có những kiến nghị hiệu quả về sự thay đổi trong quá trình cho vay dự án cũng như đề nghị sự điều chỉnh mới cho phù hợp với các giai đoạn vận hành của dự án. Hiện tại, phòng kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh trong hệ thống BIDV đã bị xóa bỏ do sự thiếu hiệu quả và việc kiểm tra kiểm soát sẽ được giao cho bộ phận quản lý tín dụng

tại chi nhánh thực hiện. Định kỳ hàng năm, ngân hàng ĐT&PT Trung Ương cũng thực hiện kiểm tra tổng thể tại các chi nhánh, tuy nhiên do thời gian hạn hẹp, bộ phận này chỉ kiểm tra chọn mẫu một số hồ sơ tín dụng và chưa phản ánh kịp thời hay đưa ra các nhận xét liên quan đến nội dung đối với các dự án đang thực vận hành có vốn vay của ngân hàng.

2.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Cho vay đối với doanh nghiệp đóng tàu là một hoạt động khá mới hiện nay và Chi nhánh là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên thực hiện cho vay các doanh nghiệp đóng tàu. Là người đi đầu, mở đường cho lĩnh vực còn khá mới mẻ sẽ mở ra cho ngân hàng thị trường đầy tiềm năng vì ngành công nghiệp đóng tàu đang là ngành công nghiệp mũi nhọn được ưu tiên phát triển nhưng cũng gặp không ít những thách thức. Nguyên nhân của những hạn chế như sau:

a) Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, lĩnh vực kinh doanh đóng tàu chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi các biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, vì vậy trong quá trình thẩm định cho vay, ngân hàng không thể lường trước hết được những biến động có thể xảy ra trong tương lai - ảnh hưởng tới hiệu quả của khoản vay.Trong giai đoạn hiện, tình hình của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra khá phức tạp đã làm cho ngành đóng tàu cũng đình trệ hơn, nhiều hợp đồng đóng tàu đã bị huỷ bỏ, do đó ngành đóng tàu bị đẩy vào tình trạng làm ăn kém hiệu quả. Từ đó việc cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp đóng tàu cũng giảm sút khá mạnh và kém hiệu quả hơn

Thứ hai, là sự thiếu đồng bộ của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Sự ra đời của Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng đã tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, định hướng cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tuy hệ thống văn bản pháp luật có liên quan tới hoạt động của ngân hàng đã được cải thiện, sửa đổi nhiều từ khi ban hành nhưng vẫn chưa thực sự đồng bộ và khoa học, chưa đủ sức điều chỉnh diễn biến phức tạp trong hoạt động

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w