Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu (Trang 99 - 102)

Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế, trong đó hệ thống chính sách là công cụ quản lý và điều tiết toàn bộ mối quan hệ trong nền kinh tế. Vì vậy, Chính phủ cần có những văn bản quy định rõ trách nhiệm của các bên về kết quả thẩm định trong hoạt động cho vay, phê duyệt, cấp phép đầu tư với các dự án. Đồng thời:

Việc xây dựng các quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô hay quy hoạch cụ thể phát triển kinh tế ở từng địa phương, ngành đảm bảo tính khoa học, công khai minh bạch, hiệu quả và ổn định. Nó hỗ trợ cho công tác thẩm định cho vay trên hai giác độ: Là cơ sở tham khảo khi thực hiện thẩm định cũng như hạn

chế rủi ro của việc thay đổi đột ngột trong định hướng chính sách của Chính phủ khiến dự án có thể lâm vào bế tắc.

Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo tính hệ thống, đầy đủ, thống nhất cũng như nâng cao hiệu lực trong sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Hiện nay, một loạt các văn bản luật và văn bản hướng dẫn thực hiện đã được ban hành mới hoặc điều chỉnh, bổ sung như: Luật đất đai, Luật Thương mại, Luật Kiểm toán, Luật kế toán...song vẫn trong giai đoạn đầu triển khai còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ và hoàn thiện. Đồng thời, tính hiệu lực của việc yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính còn là vấn đề nan giải.

Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải có những tổ chức chuyên cung cấp thông tin và nó cũng rất phổ biến ở các nước phát triển. Trong điều kiện nước ta hiện nay, tư nhân thường chưa có khả năng đứng ra đảm trách việc này, vì vậy Chính phủ cần phối hợp các Bộ ngành thành lập tổ chức chuyên thu thập, đánh giá, cung cấp thông tin. Thông tin này có thể gồm: các thông số kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ, dự báo về tình hình kinh tế, đánh giá, xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp trong các ngành...Như vậy, đây sẽ là một nguồn thông tin đáng tin cậy mà Ngân hàng sử dụng cho việc thẩm định dự án, đánh giá hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh đóng tàu.

Các Bộ và cơ quan chủ quản cần nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án thuộc lĩnh vực ngành quản lý; hiệu quả của các dự án đầu tư tàu biển này là căn cứ quan trọng để các Ngân hàng bám sát, sử dụng và tham khảo trong quá trình cho vay thi công đóng tàu mặc dù không có nghĩa thay thế cho việc thẩm định cho vay của Ngân hàng.

Hàng năm, Bộ Giao thông Vận tải cần hệ thống hoá thông tin liên quan đến lĩnh vực tàu biển mình quản lý, công khai hoá tình hình hoạt động và phát triển cũng như xây dựng các định mức, thông số kinh tế kỹ thuật của lĩnh vực vận tải bằng tàu biển và có sự điều chỉnh, cập nhật phù hợp với từng giai đoạn.

Tóm lại, việc đưa ra các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu là việc làm rất cần thiết đối với bất kỳ một Ngân hàng hay TCTD nào. Tuy nhiên, để các giải pháp có thể được áp dụng trong thực tế hoạt động cho vay thì cần sự phối hợp nhịp nhàng không chỉ riêng các cán bộ, phòng ban, các Chi nhánh trong cùng một hệ thống Ngân hàng mà nó đòi hỏi sự phối hợp của tất cả các Ngân hàng và các Cơ quan, đơn vị có liên quan. Có như vậy, các giải pháp này mới sớm trở thành hiện thức, có ý nghĩa cao trong thực tiễn hoạt động cấp tín dụng của các Ngân hàng.

KẾT LUẬN

Nỗ lực, cố gắng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong toàn hệ thống BIDV luôn là mục tiêu quan trọng trong suốt quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bắc Hà Nội. Để đạt được điều này, không còn cách nào khác ngoài việc nâng cao chất lượng của tất cả các hoạt động mà tiều biểu là nghiệp vụ tín dụng vì hiận nay, tín dụng trong ngân hàng chiếm một tỷ trọng lớn (khoảng từ 70% đến 80%) trong toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh, mang lại nguồn thu lớn nhất cũng như chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay luôn là mục tiêu đặt ra hàng đầu của ngân hàng, trong đó có hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp đóng tàu.

Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội, luận văn đã giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, về mặt lý thuyết, luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý thuyết cơ bản

về hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu: khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu.

Hai là, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2007- 2011, từ đó đánh giá kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại và các nguyên nhân cuản hạn chế.

Ba là, trên cơ sở những nghiên cứu lý thuyết và kết quả phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thi công đóng tàu tại BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội

Do còn những hạn chế nhất định, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Đỗ Văn Đức - giảng viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo, các cán bộ làm công tác tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội đã cung cấp số liệu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội

2. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 ban hành kèm theo quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng; Quyết định số 127/2005 ngày 03/02/2005 về sửa đổi bổ sung một số điều tại Quyết định số 1627, Hà Nội

3. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam (2009), Quy định số 3999/QĐ-QLTD1 ngày 14/7/2009 của Tổng Giám đốc BIDV về trình tự thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, Hà Nội

4. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam (2008), Quyết định số 6105/QĐ-PTSP ngày 10/11/2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành quy định về cho thi công đóng tàu, Hà Nội

5. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội (2007 - 2011),

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 - 2011, Hà Nội

6. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội (2007 - 2011),

Báo cáo hoạt động cho vay từ năm 2007 - 2011, Hà Nội

7. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

8. Prederic S.Minskin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w