2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội được thành lập ngày 31/10/1963, với tiền thân là Phòng cấp phát 3, sau chuyển thành chi điếm với tên gọi là chi điếm 3 - Ngân hàng kiến thiết thành phố Hà Nội thuộc Ngân hàng kiến thiết Việt Nam. Khi đó chi điếm 3 gồm 25 cán bộ phụ trách cấp phát vốn tại hai huyện Gia Lâm và Đông Anh. Đến năm 1981, Chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 3 - thành phố Hà Nội, thuộc NHNN Việt Nam. Năm 1990, Chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Gia Lâm - trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội (chi nhánh cấp 2). Tháng 8/2001, tách khỏi Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội và sáp nhập trở thành 1 Chi nhánh trực thuộc Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
Ngày 10/10/2002, Hội đồng Quản trị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã có Quyết định số 80/QĐ-HĐQT v/v thành lập Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội trực thuộc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, trên cơ sở tách, nâng cấp Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT khu vực Gia Lâm - trực thuộc Sở giao dịch.
Ngày 23/04/2012, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép số 84 về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam và được Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 17/04/2012. Trên cơ sở đó ngày 15/05/2012, BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động là Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Doanh nghiệp đặc biệt chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và tương lai hướng tới trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng phát triển vững mạnh và tăng cường hội nhập quốc tế. Cùng nằm trong mô hình chung đó, BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội là một Chi nhánh cấp 1 trực thuộc BIDV.
BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội hiện nay có trụ sở đóng tại số 137A Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội; tính đến 31/12/2010 có 192 cán bộ nhân viên và đến 31/12/2011, tổng số cán bộ nhân viên là 195 người (trên 85% số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học), đứng đầu là Ban giám đốc Chi nhánh gồm Giám đốc và 03 phó Giám đốc.
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được chia làm 05 khối, gồm 18 phòng như sơ đồ sau:
31 đạt được những kết quả khả quan, cụ thể như sau:
2.1.2.1. Công tác huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì huy động vốn được xem là một trong những khâu trọng yếu. Ngân hàng nào có tiềm lực về vốn lớn, ngân hàng đó sẽ có khả năng hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nghiệp vụ huy động vốn tại Chi nhánh Bắc Hà Nội được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như: nhận gửi tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức với nhiều kỳ hạn từ 2 ngày linh hoạt đến 60 tháng, trả lãi trước, trả lãi sau hoặc trả lãi theo tháng. Ngoài ra, ngân hàng còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, các công cụ nợ như: kỳ phiếu, trái phiếu bằng đồng nội tệ để tăng thêm nguồn vốn cho ngân hàng.
Sử dụng nhiều biện pháp huy động vốn, trong những năm qua ngân hàng đã đạt được kết quả sau:
Số liệu bảng 2.1 cho thấy:
về cơ cấu nguồn vốn huy động:
- Theo nguồn vốn huy động: tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn (trên 78%) trong tổng nguồn vốn huy động, tập trung chủ yếu ở một số khách hàng tiền gửi truyền thống của Chi nhánh như: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, Văn phòng Ngân hàng phát triển ... Với các tổ chức kinh tế khác, đặc biệt là các tổ chức đồng thời có quan hệ tín dụng, sử dụng các dịch vụ ngân hàng: mặc dù đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nguồn tiền gửi nhưng kết quả đạt được còn hạn chế, nguồn vốn huy động tại chỗ chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay ngày càng tăng của khách hàng. Chính vì vậy, Chi nhánh Bắc Hà Nội thường xuyên phải nhận điều chuyển vốn từ BIDV theo lãi suất điều chuyển vốn nội bộ FTP. Sự hạn chế về quy mô vốn huy động này đang ngày càng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh
đối % đối % 2007 đối % 2008 đối % 2009 đối % 2010 Tổng nguồn vốn huy động tại CN ________ 2.124 100 2.485 100 17,00 3.540 100 42,45 4.498 100 27,06 4.52 0 100 0,49
+ Theo nguồn huy động 2.124 2.485 3.540 4.498 4.52
0 Từ dân cư _________________________ 422 20 510 21 20,85 785 22 53,92 1.600 36 103,8 2 1.65 0 37 3,13 Từ tô chức _________________________ 1.702 80 1.975 79 16,04 2.755 78 39,49 2.898 64 5,19 2.87 0 63 (0,97) + Theo kỳ hạn____________ 2.124 2.485 3.540 4.498 4.52 0 <12 tháng_______________ 1.167 55 1.375 55 17,82 2.013 57 46,40 2.549 57 26,63 2.67 0 59 4,75 >12 tháng_______________ 957 45 1.110 45 15,99 1.527 43 37,57 1.949 43 27,64 1.85 0 41 (5,08)
+ Theo loại tiền tệ_________ 2.124 2.485 3.540 4.498 4.52
0
VND 1.293 61 1.525 61 17,94 2.230 63 46,23 2.740 61 22,87 2.99
0 66 9,12
Ngoại tệ quy đôi__________ 831 39 960 39 15,52 1.310 37 36,46 1.758 39 34,20 1.53
0 34 (13,0) + Theo hình thức huy động 2.124 2.485 3.540 4.498 4.52 0 0,49 Tiết kiệm________________ 359 17 440 18 22,56 600 17 36,36 1.450 32 141,6 7 1.55 5 34 7,24 Kỳ phiêu________________ 24 1 30 1 25,00 30 1 0,00 - 0 (100) - 0 - Trái phiếu_______________ 10 0 15 1 50,00 15 0 0,00 - 0 (100) - 0 - Chứng chỉ tiền gửi_________ 17 1 25 1 47,06 140 4 460,00 150 3 7,14 - 0 -
Tiên gửi thanh toán________ 758 36 805 32 6,20 1.250 35 55,28 950 21 (24,00
) 715 16 (24,7)
Tiền gửi có kỳ hạn của
TCKT __________ 956 45 1.170 47 22,38 1.505 43 28,63 1.948 43 29,44
2.25
0 50 15,50
Bảng 2.1: Huy động vốn thời kỳ 2007 - 2011
(tỷđ) g (% (tỷđ g (%) với 2007 (%) (tỷđ g (%) với 2008 (%) (tỷđ (%) với 2009 (%) (tỷđ g (%) với 2010 (%)
Tiền gửi dân cư có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ và tốc độ tăng trưởng còn chậm. Nguyên nhân là do trên địa bàn quận Long Biên hiện tại, mặt bằng thu nhập của dân cư không cao như các quận nội thành nên khả năng tích luỹ tiết kiệm còn khiêm tốn. Mặt khác, số lượng các TCTD trên địa bàn là rất lớn, mức độ cạnh tranh gay gắt, lãi suất tiền gửi Chi nhánh đưa ra không hấp dẫn bằng các Ngân hàng TMCP trên cùng địa bàn; do đó, quy mô huy động vốn từ khu vực dân cư còn nhiều hạn chế.
- Theo kỳ hạn: nhìn chung nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng về số tuyệt đối tại cả 2 loại kỳ hạn dưới 12 tháng và trên 12 tháng, đồng thời có sự điều chỉnh cân đối qua các năm giữa 2 loại kỳ hạn này. Kết quả là đến 31/12/2011, tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động của 2 loại kỳ hạn dưới 12 tháng và trên 12 tháng lần lượt là 59% và 41%.
- Theo loại tiền tệ: tiền gửi bằng VND tăng dần qua các năm và thay thế tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động.
Nhìn chung, công tác huy động vốn luôn được Chi nhánh quan tâm và chú trọng phát triển, do đó kết quả đạt được là tương đối tốt. So với các NHTM quốc doanh thì sản phẩm huy động vốn của BIDV có tính cạnh tranh cao về giá cả và chủng loại. Chi nhánh liên tục triển khai các chương trình huy động tiết kiệm như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm ổ trứng vàng... để thu hút khách hàng gửi tiền. Ngoài ra, Chi nhánh còn triển khai theo đợt các sản phẩm đặc thù như: Tiết kiệm dự thưởng, phát hành trái phiếu thông thường và trái phiếu tăng vốn, phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, dài hạn, kỳ phiếu. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng thường xuyên theo dõi diễn biến mặt bằng lãi suất trên địa bàn để đưa ra sản phẩm huy động vốn phù hợp, tiến hành các đợt quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, treo băng rôn khẩu hiệu, phát tờ rơi, tặng quà. trong các đợt huy động vốn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác huy động vốn cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là việc huy động vốn từ khu vực dân cư. Do địa bàn là quận ngoại thành, thu nhập của dân cư còn thấp nên tích luỹ tiết kiệm còn nhiều hạn chế,
huy động dân cư của chi nhánh tuy có sự tăng trưởng nhưng còn chứa đựng yếu tố thiếu bền vững. Ngoài ra, so với các NHTM cổ phần, BIDV vẫn còn hạn chế do lãi suất không được hấp dẫn và linh hoạt, sản phẩm chưa đa dạng. Do vậy, Chi nhánh còn phải nỗ lực rất nhiều trong công tác huy động vốn để nâng cao tỷ lệ cân đối vốn tại chỗ, giảm dần lệ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển của BIDV, từ đó chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.1.2.2. Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay các năm 2007 - 2011 của Chi nhánh tăng trưởng khá nhanh: Bảng 2.2: Hoạt động cho vay thời kỳ 2007 - 2011
Phân loại theo loại tiền - VNĐ 2.107 48 2.788 48 32,32 3.035 49 8,86 4.365 61 43,82 4.669 59 6,96 - Ngoại tệ quy đôi 2.24 3 52 3.012 52 34,28 3.215 51 6,74 2.835 39 -11,82 3.281 41 15,73
Phân loại theo kỳ hạn
- Ngắn hạn_______ 2.61 0 60 3.650 63 39,85 3.875 62 6,16 4.840 67 24,90 5.406 68 11,69 - Trung dài hạn 1.74 0 40 2.150 37 23,56 2.375 38 10,47 2.360 33 -0,63 2.544 32 7,80
Phân loại theo thành phần kinh tế
- Quốc doanh 81.18 27 1.508 26 26,94 1.563 25 3,65 1.650 23 5,57 1.947 24 18,00 -Ngoài Quốc doanh 3.13 2 72 4.292 74 37,04 4.471 72 4,17 5.150 72 15,19 5.803 73 12,68 -Cá nhân, hộ gia đình______ 30 1 100 2 233,33 217 3 117,00 400 6 84,33 200 3 50,00 Phân loại theo tài sản đảm bảo
-Dư nợ có
TSĐB 3.306 76 4.524 78 36,84 4.938 79 9,15 6.010 83 21,71 6.280 79 4,49
-Dư nợ không có
Qua bảng số liệu ở trên cho thấy trong 05 năm trở lại đây, hoạt động tín dụng của ngân hàng có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ (tốc độ tăng trưởng nằm ở nhóm đầu trong các Chi nhánh cùng hệ thống BIDV). Dư nợ của Chi nhánh hiện xếp thứ 4 trong toàn hệ thống BIDV và là tổ chức tín dụng có dư nợ lớn nhất trên địa bàn quận Long Biên.
Năm 2006 và năm 2007 là những năm bản lề, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ và đột biến của Chi nhánh Bắc Hà Nội. Điều này có thể được lý giải bởi các nguyên nhân là trong 2 năm này, Chi nhánh Bắc Hà Nội đã đạt độ chín cần thiết về cơ sở vật chất và nhân lực cho sự phát triển kể từ năm 2002. Hơn nữa, Chi nhánh đã có chủ trương thâm nhập vào 02 lĩnh vực quan trọng mà sự phát triển của nó trong 2 năm qua rất mạnh, đó là lĩnh vực cho vay kinh doanh thép nhập khẩu và cho vay phục vụ lĩnh vực tàu biển. Đây là 02 lĩnh vực có sự tăng trưởng tín dụng đột biến trong 2 năm vừa qua, bên cạnh lĩnh vực đầu tư vào các nhà máy sản xuất sợi tại Thái Bình và Hải Dương.
về cơ cấu theo loại tiền: cơ cấu cho vay chuyển dịch theo hướng tỷ trọng cho vay bằng Việt Nam đồng ngày càng tăng: năm 2007 tỷ trọng cho vay bằng Việt Nam đồng là 48% nhưng đến cuối năm 2011 tỷ lệ này đã chiếm đến 75% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân chủ yếu do dư nợ Việt Nam đồng luôn duy trì mức tăng trưởng tốt, đặt biệt dư nợ trung dài hạn có sự chuyển dịch dần từ dư nợ đồng ngoại tệ sang dư nợ đồng nội tệ. Điều này có thể lý giải do các doanh nghiệp ngày càng nhận thấy ưu thế của việc vay bằng đồng VND về cơ chế lãi suất cũng như tỷ giá. Theo đó, vay bằng VND trong thời gian dài sẽ tránh được các nguy cơ rủi ro tỷ giá. Ngoài ra việc Ngân hàng cho vay bằng VND đồng sẽ hạn chế được rủi ro khi khoản vay đến hạn mà doanh nghiệp không thu xếp được nguồn ngoại tệ trả nợ Ngân hàng, từ đó dẫn khoản vay phải gia hạn thậm chí bị chuyển quá hạn.
về cơ cấu tín dụng theo thời hạn: Trong sự tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh Bắc Hà Nội thời gian qua thì hoạt động cho vay ngắn hạn có sự tăng trưởng nhanh hơn so với cho vay trung dài hạn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn cuối kỳ của Chi nhánh đạt 5.406 tỷ đồng,
tăng 566 tỷ đồng (tăng 11,69%) so với năm 2010 và chiếm 86% tổng dư nợ. Chuyển dịch trong cơ cấu kỳ hạn của chi nhánh phù hợp với định hướng của BIDV và đây cũng là xu thế chung của các NHTM bởi vì về khía cạnh thời hạn thì những món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro, do vậy xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay.
về cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế: danh mục cho vay theo nhóm khách hàng thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.Lý giải điều này là do khi thành lập BIDV có định hướng Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội là chi nhánh bán buôn của hệ thống, thời gian từ trước năm 2004, dư nợ của Chi nhánh Bắc Hà Nội phần lớn là đầu tư cho khối các doanh nghiệp nhà nước ...với tỷ trọng cho vay khối doanh nghiệp nhà nước này luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chi nhánh cũng đã chú trọng đa dạng hóa khách hàng, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình với hình thức vay chủ yếu là vay tiêu dùng: mua nhà, mua ôtô, hỗ trợ du học.Sự chuyển hướng sang đầu tư phát triển cho khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thể hiện phần nào sự nhạy bén của ban lãnh đạo ngân hàng bởi thực tế chứng minh là phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đều đang ở tình trạng khó khăn và kinh doanh thiếu hiệu quả, nợ đọng vốn ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp đã phải xử lý rủi ro hoặc bị xếp ở nhóm nợ xấu.
về cơ cấu cho vay theo tài sản đảm bảo: Mặc dù có sự tăng lên về số tuyệt đối nhưng tỷ lệ dư nợ không có TSĐB tại Chi nhánh Bắc Hà Nội giảm dần qua các năm cho thấy Chi nhánh đã chú trọng nhiều hơn đến việc cho vay có TSĐB, giảm dần hình thức cho vay tín chấp. Đối với các khách hàng mới quan hệ tín dụng, tuỳ theo mức xếp hạng khách hàng, Chi nhánh áp dụng tỷ lệ cho vay bắt buộc có TSĐB theo đúng quy định của BIDV. Đối với các khách hàng đã có quan hệ tín dụng, Chi nhánh vận động khách hàng bổ sung tối đa có thể các loại
tài sản như sổ tiết kiệm, tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh, bất động sản,