Kinh nghiệm của NHTW Thái Lan

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 36)

1.4.2.1- Các qui định pháp lý liên quan đến DTNH

Căn cứ vào luật NHTW và luật về tiền tệ, NHTW Thái Lan là cơ quan quản lý DTNHNN của Thái Lan, được phép thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến quản lý ngoại hối, gồm: Mua bán ngoại tệ, vàng; là ngân hàng đại lý về ngoại tệ đối với kho bạc và các NHTM; mua bán trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ Thái Lan, chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế mà Thái Lan là thành viên.

Các tài sản ngoại hối mà Thái Lan nắm giữ bao gồm: Ngoại tệ; vàng; Giấy tờ có giá; vàng và tài sản ngoại tệ dự trữ đóng góp tại IMF; quyền rút vốn đặc biệt và chứng khoán ngoại tệ do chính phủ Thái lan phát hành.

Mục tiêu của việc duy trì Dự trữ Ngoại hối Nhà nước của Thái lan cũng theo thông lệ quốc tế là nhằm để dự trữ tài sản; bảo vệ giá trị đồng nội tệ; là công cụ để thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá; đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế.

1.4.2.2- Cơ cấu tổ chức

Công tác quản lý DTNHNN tại NHTW Thái Lan bao gồm các bộ phận: Ủy ban quản lý; Ủy ban đầu tư; Vụ các thị trường tài chính và quản lý DTNH. Trong đó, chịu trách nhiệm cao nhất trong quản lý DTNH là Ủy ban quản lý DTNHNN. Ủy ban quản lý DTNH có thẩm quyền quyết định về tiêu chuẩn đầu tư; phê duyệt khung pháp lý về quản lý rủi ro; Ủy ban đầu tư chịu trách nhiệm phê duyệt chiến lược đầu tư và giám sát quá trình quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước; Vụ các thị trường tài chính và quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước chịu trách nhiệm giám sát thị trường, xây dựng chiến lược đầu tư, cơ cấu đầu tư và trực tiếp đầu tư theo mục tiêu, chiến lược và cơ cấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Vụ Quản lý rủi ro (QLRR) tài chính và nghiệp vụ gồm 2 bộ phận : Bộ phận giám sát rủi ro nguồn vốn và thực hiện nghiệp vụ và bộ phận quản lý rủi ro tài chính, trong đó bộ phận giám sát rủi ro nguồn vốn và thực hiện nghiệp vụ chịu trách nhiệm giám sát và thanh toán các giao dịch ngoại

hối. Bộ phận quản lý các rủi ro tài chính chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ tiêu chuẩn, hạn mức và các qui định hướng dẫn đầu tư, thực hiện đánh giá hiệu quả đầu tư và kinh doanh ngoại hối.

1.4.2.3- Nguyên tắc quản lý

Cũng như một số NHTW khác, các nguyên tắc: An toàn, duy trì giá trị của DTNHNN; Thanh khoản để có thể sẵn sàng đáp ứng cho mục tiêu của chính sách tiền tệ; Sinh lời được NHTW Thái lan quán triệt trong công tác quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước.

Quá trình thực hiện các nguyên tắc trong công tác quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước dựa trên quan điểm “tối đa hóa việc sinh lời trên cơ sở duy trì được độ an toàn thích hợp của tài sản dự trữ và tính thanh khoản đầy đủ để có thể sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản”.

1.4.2.4- Các hoạt động đầu tư

NHTW Thái lan thực hiện đầu tư trên cơ sở mục tiêu, cơ cấu đã xác định trong từng thời kỳ. Các đối tác được lựa chọn phải có mức xếp hạng tín dụng từ A trở lên. NHTW Thái lan cũng sử dụng các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu để đầu tư DTNHNN. Công tác quản lý DTNH được thực hiện theo qui trình sau:

(i) Xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức và các qui định hướng dẫn

Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn đầu tư, trước hết cần xác định các chức năng mục tiêu và thu thập các thông tin sử dụng cho mô hình Black - Litterman để xác định mức thu nhập tiêu chuẩn dự kiến và mức rủi ro tiêu chuẩn dự kiến phục vụ cho việc đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư. Các chức năng mục tiêu được xác định như sau:

• Đối với danh mục đầu tư để đáp ứng nghĩa vụ nợ thì kỳ hạn phụ thuộc vào kỳ hạn của nghĩa vụ nợ và mục tiêu đặt ra là giảm thiểu chênh lệch giá trị tài sản ròng.

• Danh mục Ủy thác đầu tư phụ thuộc vào danh mục đầu tư của thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu.

• Danh mục đầu tư đảm bảo tính thanh khoản: Được đầu tư hoàn toàn vào đồng USD dưới các hình thức tài sản và tiền gửi ngắn hạn, nhằm đảm bảo tính thanh khoản của thị trường ngoại hối, phục vụ cho các giao dịch quản lý dự trữ và nghiệp vụ thị trường mở. Khi tổ chức kinh tế có nhu cầu thanh toán quốc tế bằng ngoại tệ khác sẽ thực hiện mua USD từ NHTW Thái lan sau đó thực hiện chuyển đổi ra ngoại tệ khác để thanh toán.

• Danh mục đầu tư dài hạn được đầu tư vào đồng tiền của các nước thuộc nhóm G7 và các đồng tiền mạnh khác nhằm bảo toàn giá trị của DTNH và đem lại khả năng sinh lời. Danh mục này yêu cầu đầu tư vào các tài sản có mức sinh lời cao hơn nhưng phải đảm bảo trong giới hạn cho phép về hạn mức và theo qui định quản lý rủi ro. Hình thức đầu tư của danh

mục này bao gồm tiền gửi, giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn.

• Danh mục đầu tư đáp ứng nghĩa vụ nợ được đầu tư toàn bộ bằng đồng yên Nhật. Đây là khoản vay nợ Chính Phủ Nhật do Bộ Tài chính Thái Lan ủy thác cho NHTW Thái lan quản lý bằng đồng Yên nhằm giảm rủi ro về tỷ giá và lãi suất của đồng Yên khi khoản vay đến hạn thanh toán. Nhìn chung, kỳ hạn đầu tư của danh mục này thường phù hợp với kỳ hạn của các khoản vay nhằm đáp ứng khả năng thanh khoản.

• Danh mục ủy thác đầu tư được đầu tư vào nhiều loại đồng tiền. Mục đích của hình thức đầu tư này ngoài việc thu lợi nhuận là nhằm học hỏi kỹ năng, nghiệp vụ quản lý.

(ii)Xây dựng quan điểm quản lý dựa trên việc phân tích các nhân tố cơ bản tác động đến giá trị đầu tư, dựa vào việc phân tích kỹ thuật và phân tích một

cách định lượng;

(iii) Hoạch định chiến lược dựa trên việc phân tích, xem xét, đánh giá thị trường đê có chiến lược phân bổ tài sản và cơ cấu các loại đồng tiền;

(iv) Thực hiện đầu tư theo danh mục đã chọn;

(v) Đánh giá quản lý đầu tư, bao gồm: đánh giá nguồn DTNHNN theo giá thị trường; đánh gía thu nhập vượt mức so với tiêu chuẩn đầu tư và phân tích thu nhập rủi ro; 30

• Quản lý rủi ro thị trường: Thực hiện đánh giá nguồn DTNHNN theo giá thị trường và đánh giá độ chênh lệch so với tiêu chuẩn đầu tư.

• Quản lý rủi ro tín dụng: Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của các quốc gia nắm giữ giấy tờ có giá và mức độ xếp hạng tín dụng của các đối tác tiền gửi trên cơ sở thông tin của các công ty đánh giá, xếp hạng có uy tín trên thế giới như Moody’s, Standard & Poor’s

• Quản lý rủi ro thanh khoản: Thực hiện khống chế tỷ lệ đầu tư vào từng loại giấy tờ có giá trên cơ sở doanh số phát hành của loại giấy tờ có giá đó uy tín của nhà phát hành.

1.4.2.5- Công tác công bố thông tin

NHTW Thái Lan thực hiện công bố thông tin DTNH theo định kỳ, tính theo đồng Đô la Mỹ và Bạt Thái. Do tỷ giá thường xuyên thay đổi nên lượng dự trữ có thể tăng hay giảm ngoài việc tang giảm về cơ học còn phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá.

1.4.2.6- Hệ thống mạng dịch vụ phục vụ quản lý DTNHNN.

Hệ thống Reuters và Bloomberg là hai hệ thống chính được sử dụng cho việc giao dịch và thu thập thông tin. Ngoài ra, hệ thống Financial Kit hỗ trợ công tác theo dõi, quản lý DTNHNN.

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w