3.2.2.1- Thay đổi mô hình tổ chức quản lý DTNHNN tại NHNN
Theo mô hình tổ chức quản lý DTNHNN hiện đang áp dụng tại NHNN, cùng một nhiệm vụ quản lý DTNHNN nhưng lại do hai đơn vị đảm nhiệm chính (Vụ Quản lý Ngoại hối và Sở Giao dịch) cùng với sự phối hợp của một số đơn vị khác. Điều này có thể dẫn đến tình trạng chồng chéo chức năng hoặc dàn trải nhiệm vụ dãn đến tình trạng chia sẻ thông tin chậm trễ. Việc ra các qui định, chính sách phải qua nhiều khâu nên không mang tính chất kịp thời. Do vậy, trong thời gian tới, NHNN nên thành lập đơn vị quản lý DTNHNNN chuyên trách ( có thể đặt tên là Vụ Quản lý DTNH) như một số NHTW đang thực hiện hiện nay . Bởi vì:
• Quản lý DTNHNN liên quan chặt chẽ đến quá trình thực hiện chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ. Khi NHTW can thiệp thị trường ngoại hối sẽ tác động đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối và cơ cấu phương tiện thanh toán trong lưu thông. Khi thành lập đơn vị chuyên trách, đơn vị này sẽ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chức năng liên quan đến quản lý DTNHNN thay vì do nhiều đơn vị cùng tham gia như hiện nay.
• Thị trường tài chính và thị trường ngoại hối luôn biến động và có thể xảy ra những thay đổi trái chiều ngay lập tức. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đòi hỏi việc ra quyết định trong quản lý Dự trữ ngoại hối phải nhanh chóng, chớp thời cơ kịp thời, đưa ra quyết định phù hợp với nhũng biến động liên tục trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
• Để thực hiện quản lý DTNHNN, đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng hiện đại phù hợp với xu thế chung của thế giới, đặc biệt là phương tiện giao dịch và thanh toán quốc tế, đội ngũ cán bộ năng động và chuyên nghiệp. Nếu tập trung chức năng nhiệm vụ về một đơn vị sẽ thuận lợi hơn trong việc đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo cán bộ.
Theo mô hình mới, Vụ Quản lý Dự trữ ngoại hối có một số nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản như sau: Nghiên cứu, tham mưu cho Thống đốc NHNN trong việc xây dựng các văn bản, chính sách liên quan đến quản lý DTNHNN; Xây dựng chiến lược đầu tư DTNHNN trình Thống đốc phê duyệt; Định kỳ hoặc khi cần thiết, xây dựng và trình Thống đốc phê duyệt các qui định về cơ cấu DTNH; lựa chọn đối tác; hình thức đầu tư hạn mức
đầu tư cho phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế; Thực hiện đầu tư ngoại tệ và vàng thuộc quỹ DTNHNN theo các nguyên tắc và mục tiêu đã đặt ra; Định kỳ, thực hiện phân tích và đánh giá tình hình thực hiện quản lý DTNHNN. Đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho thời gian tới và trình Thống đốc NHNN phê duyệt; Thực hiện can thiệp thị trường ngoại hối theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN, đảm bảo cân bằng cung cầu ngoại tệ, ổn định tỷ giá, đảm bảo giá trị đồng nội tệ.
Cơ cấu, tổ chức của Vụ Quản lý DTNH dự kiến gồm: Ban lãnh đạo Vụ (gồm Vụ trưởng và các Phó vụ trưởng); Ủy ban đầu tư (gồm Ban lãnh đạo Vụ Quản lý DTNH và các trưởng phòng có nhiệm vụ xem xét các quyết định, chính sách trước khi trình Thống đốc); Phòng chính sách (xây dựng chiến lược quản lý DTNHNN và các chính sách liên quan đến DTNHNN);
Phòng Quản lý rủi ro (xây dựng phương án đầu tư DTNHNN, đánh giá kết quả thực hiện quản lý DTNHNN, nghiên cứu các hình thức đầu tư mới và các công cụ phòng ngừa rủi ro); Phòng Quản lý DTNHNN (thực hiện đầu tư theo phương án đầu tư đã được duyệt); Phòng Thanh toán - Kế toán (thực hiện thanh toán, hạch toán kế toán các giao dịch thực hiện trong quá trình quản lý DTNHNN; Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư theo các tiêu chí và thời hạn đã qui định gửi cấp có thẩm quyền) .
Sau khi thành lập Vụ Quản lý DTNH, mô hình tổ chức quản lý DTNHNN tại NHNN có thể được khái quát như sau:
Phòng Chính sách
Phòng
Quản lý rủi ro Quản lý DTNHNNPhòng
Phòng
Thanh toán - Kế toán
Biểu 3.1- Mô hình tổ chức quản lý DTNHNN tại NHNN
Mô hình mới có một số ưu điểm so với mô hình đang áp dụng:
• Giảm bớt được các khâu trung gian trong việc ra quyết định và các cán bộ ban hành chính sách có điều kiện tham gia thực tế hơn.
• Nhiệm vụ cụ thể được tập trung vào một đầu mối theo chiều dọc nên dễ quản lý hơn và hạn chế được sự chồng chéo trong phân công nhiệm vụ.
• Hạn chế được sự chênh lệch về số liệu báo cáo do một đơn vị thực hiện báo cáo theo tiêu chí nhất định
• Thuận lợi hơn trong việc đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo cán bộ.
3.2.2.2.- Xây dựng phương án can thiệp thị trường ngoại
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn đầu của hội nhập và là nền kinh tế được đánh giá ở mức độ có tình trạng đô la hóa cao theo hình thức không chính thức. Trong khi đó, chế độ tỷ giá của ta là chế độ tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của Nhà nước nên vai trò của DTNHNN rất lớn trong việc điều hành tỷ giá. Vì vậy, định kỳ NHNN phải xây dựng phương án can thiệp thị trường ngoại hổi để đảm bảo vừa ổn định thị trường vừa đạt được các mục tiêu của công tác quản lý DTNHNN. Phương án can thiệp trong từng thời kỳ được xây dựng trên cơ sở các yếu tố vĩ mô sau:
(i) Thâm hụt cán cân vãng lai: Hiện nay, theo quan điểm của đa số các quốc gia, cán cân thương mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản
vãng lai. Đối với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài
lớn, thu nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn.
việc tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững. Theo khuyến cáo của IMF, một quốc gia có mức thâm hụt cán cân vãng lai trên 5% GDP coi như mức thâm hụt cán cân vãng lai không lành mạnh. Nếu tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế do các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ồ ạt rút vốn ra khỏi nền kinh tế.
(ii)Qui mô dự trữ quốc tế và nợ nước ngoài: Tỷ lệ giữa dự trữ quốc tế trên tổng nợ nước ngoài ngắn hạn được xem là chỉ số cơ bản về khả
năng dễ
bị tổn thương của hệ thống tài chính trong nước.
(iii) Nhu cầu thanh toán của nền kinh tế: Chỉ tiêu này sẽ khó xác định đối với nền kinh tế luôn trong tình trạng nhập siêu và ưa dùng tiền mặt.
3.2.2.3- Xây dựng định mức DTNHNN hợp lý
DTNHNN có vai tro quan trọng trong việc can thiệp thị trường ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Việc duy trì một mức DTNH vừa đủ là cần thiết nhằm bảo vệ giá trị đồng nội tệ, hạn chế sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái, đảm bảo nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, chống đỡ khủng hoảng kinh tế và tài chính từ bên ngoài vào. Điều này phù hợp với mọi nền kinh tế, nhưng sẽ đặc biệt quan trọng hơn đối với nền kinh tế đang phát triển, mới bắt đầu thực hiện tự do hóa các giao dịch vốn quốc tế. Không có số liệu chính xác cho qui mô DTNHNN hợp lý của từng nước bởi vi qui mô DTNH lớn hay nhỏ phụ thuộc vào qui mô của nền kinh tế, tình hình tự do hóa cán cân vãng lai và cán cân vốn, cơ chế tỷ giá hay mức độ đô la hó của nền kinh tế... Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, thông thường, mức DTNH tương đương từ 3 đến 6 tháng nhập khẩu hàng hóa dịch vụ của nước đó được đánh giá là mức DTNH hợp lý.
Sở dĩ phải xác định mức Dự trữ ngoại hối hợp lý là vì, nếu Dự trữ ngoại hối quá mỏng sẽ không đủ khả năng can thiệp thị trường ngoại hối trong nước khi cần thiết, còn nếu Dự trữ ngoại hối quá lớn sẽ làm phát sinh chi phí cho việc nắm giữ ngoại tệ do lợi nhuận thu được từ đầu tư Dự trữ ngoại hối thường thấp hơn chi phí đi vay vốn nước ngoài.
Với các nước có mức Dự trữ ngoại hối vượt mức Dự trữ ngoại hối
dạng hóa loại hình đầu tư và ưu tiên mục tiêu sinh lời, có thể trích một phần Dự trữ ngoại hối giao cho công ty hoặc quỹ đầu tư quản lý để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh, không sử dụng phần dự trữ này để can thiệp thị trường. Mô hình này hiện nay đã được Hàn quốc và Trung quốc áp dụng. Với qui mô Dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, tương đương trên 2.400 tỷ USD, NHTW Trung Quốc đã tách khoảng 200 đến 300 tỷ USD giao cho Công ty đầu tư Nhà nước quản lý, thực hiện đầu tư thuần túy để sinh lời.
Với các nước tự do hóa tài khoản vốn hay áp dụng chế độ tỷ giá linh