2.1.1.1- Qui mô DTNHNN
* Giai đoạn 1: Từ năm 1991đến năm 2006
Nhận thức rõ vai trò của DTNHNN đối với nền kinh tế, đặc biệt là trong thực thi chính sách tiền tệ và đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, ngày 10/4/1991, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 105/CT về việc thành lập Quỹ điều hòa ngoại tệ và giao cho NHNN quản lý, nhằm thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản: (i) Sử dụng ngoại tệ để can thiệp thị trường ngoại hối khi cần thiết nhằm bình ổn tỷ giá; (ii) đáp ứng nhu cầu chi ngoại tệ thanh toán nhập khẩu theo kế hoạch của Nhà nước.
Quỹ điều hòa ngoại tệ được thành lập nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu: (i) đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, hạn chế những tác động từ bên ngoài khi xảy ra khủng hoảng; (ii) bảo vệ giá trị đối nội, đối ngoại của đồng nội tệ. Là một trong những công cụ hữu hiệu để NHNN thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá khi cần thiết; (iii) là nguồn tài chính để chính phủ sử dụng đáp ứng các nhu cầu về ngoại tệ và thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ với nước ngoài.
Khi mới thành lập, Quỹ điều hòa ngoại tệ được hình thành từ nguồn ngoại tệ do Nhà nước cấp. Hàng năm, NHNN sử dụng nguồn tiền phát hành để mua ngoại tệ từ Bộ Tài chính và thị trường ngoại hối trong nước. Thời gian đầu, việc tăng dự trữ rất khó khăn do nhu cầu sử dụng ngoại tệ lớn trong khi cán cân vãng lai và cán cân thương mại luôn trong tình trạng thâm hụt. Do quy mô của quỹ nhỏ nên việc quản lý quỹ chủ yếu theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và đảm bảo khả năng thanh khoản. Nguyên tắc khả năng sinh lời chưa được chú trọng, các hình thức đầu tư chủ yếu là tiền gửi và mua trái phiếu Chính phủ bằng đồng đô la Mỹ. Bên cạnh đó, các qui định
pháp lý liên quan đến quản lý DTNH cũng chưa được ban hành. Cơ sở pháp lý ban đầu để quản lý DTNHNN là Quy chế quản lý tạm thời qui định nguyên tắc quản lý và hoạt động thu chi của quỹ do NHNN ban hành. Cơ cấu tổ chức quản lý DTNH còn phân tán, sự phối hợp tổ chức thực hiện chưa hiệu quả giữa các đơn vị thuộc NHNN, công tác kiểm soát phòng ngừa rủi ro còn chưa được quan tâm kịp thời xét về tính hiệu quả và rủi ro trong đầu tư Dự trữ Ngoại hối Nhà nước.
Do qui mô của Quỹ điều hòa nhỏ, nên trong thời gian này lượng ngoại tệ chưa thể đáp ứng được yêu cầu tối thiểu để đảm bảo khả năng thanh toán theo thông lệ quốc tế là tương đương với 3 tháng nhập khẩu. Vì vậy, khả năng can thiệp thị trường ngoại hối của NHNN khi cần thiết còn hạn chế.
Để khắc phục các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý DTNHNN trong thời gian đầu và tiến tới thực hiện theo thông lệ quốc tế. Ngày 30/8/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/1999/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối, trong đó xác định những nguyên tắc cơ bản trong quản lý DTNHNN và lúc này DTNHNN được lập thành hai quỹ: (i) Quỹ dự trữ ngoại hối và (ii) Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng.
Như vậy, đến năm 2000, qui mô Dự trữ Ngoại hối Nhà nước đã tăng gấp nhiều lần so với khi mới thành lập. Lúc này, nguồn ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước sử dụng để can thiệp thị trường ngoại tệ trong nước khi cần thiết được lấy từ quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng và thực hiện thông qua việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Năm 2005, Pháp lệnh ngoại hối ra đời đã tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất về quản lý ngoại hối nhằm tạo điều kiện thuận lợi, góp phần và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện mục tiêu của Chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt nam; thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam; thực hiện các cam kết của Chính phủ Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Tóm lại , trong giai đoạn 1, qui mô Dự trữ Ngoại hối Nhà nước có tăng nhưng tăng với tốc độ chậm và tương đối đồng đều giữa các năm. Nguồn tăng chủ yếu là mua lại ngoại tệ của Bộ Tài chính, của các tổ chức quốc tế và từ nguồn lãi do đầu tư đem lại.
* Giai đoạn 2: từ năm 2007 đến tháng 3/2010
Đây là giai đoạn có nhiều biến động nhất về qui mô DTNHNN. Năm 2007 đã để lại cho nền kinh tế Việt Nam những dấu ấn đáng ghi nhớ, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,48%, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI) tương đương khoảng 20 tỷ USD, tăng 100% so với năm 2006. Đây cũng chính là nguyên nhân giúp cho DTNHNN năm 2007 tăng khoảng 9 tỷ USD so với năm 2006. Nguồn vốn FDI tăng làm tăng tài khoản vốn, từ đó nâng cao khả năng thanh toán quốc tế của quốc gia. Tuy nhiên, nguồn vốn FDI tăng trưởng quá nhanh cũng gây ra những tiêu cực cho nền kinh tế, đây có thể là mầm mống cho lạm phát và qui mô DTNH có khả năng sẽ bị giảm khi các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Sang năm 2008, nguồn vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng nhưng không đạt được như năm 2007 và chủ yếu tăng vào các tháng đầu năm. Cuối 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính một số nước xảy ra, hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề, tỷ lệ lạm phát tăng cao. NHNN phải sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và biện pháp hành chính để kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó, cán cân thương mại luôn thâm hụt,dẫn đến tình hình thị trường ngoại hối có nhiều biến động. Để ổn định thị trường, ngoài việc áp dụng biện pháp nới rộng biên độ tỷ giá, NHNN còn phải thường xuyên bán ngoại tệ cho các Tổ chức tín dụng để đáp ứng các nhu cầu thanh toán các mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục hàng thiết yếu do Chính phủ qui định theo từng thời kỳ .Vì vậy, Dự trữ Ngoại hối Nhà nước cuối năm 2008 đã giảm khoảng 10% so với cuối năm 2007.
Năm 2009, trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Để có thể đạt được mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối, ngăn chặn suy giảm kinh tế và giữ ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ lãi suất; gói hỗ trợ tiêu dùng và gói hỗ trợ đầu tư. Trong đó, các
cấu phần có tác động mạnh nhất là gói hỗ trợ lãi suất 4% và chính sách miến giảm thuế cho các doanh nghiệp. Các gói này được xem như một liều thuốc “giải cứu” giúp các doanh nghiệp phục hồi và duy trì sản xuất. Đồng thời chúng cũng góp phần quan trọng làm cho hệ thống ngân hàng trong nước cải thiện được tính thanh khoản và đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng. Trong khi các nguồn vốn đầu tư trong nước có sự gia tăng thì nguồn vốn FDI năm 2009 lại giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 70% so với năm 2008. Mặt khác, trong năm 2009, thị trường ngoại ngối luôn trong tình trạng căng thẳng do tác động của các yếu tố; Cán cân thanh toán thâm hụt; khủng hoảng tài chính toàn cầu; kỳ vọng về sự giảm giá của đồng Việt nam đã làm tăng tình trạng găm giữ ngoại tệ của các tổ chức và dân cư. Bên cạnh đó, do hiệu ứng của chính sách hỗ trợ lãi suất, các doanh nghiệp có ngoại tệ có xu hướng găm giữ ngoại tệ để kỳ vọng hưởng lãi do biến động tỷ giá, thay vào đó là vay đồng Việt Nam để mua ngoại tệ dẫn đến cầu ngoại tệ tăng, gây mất cân đối cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Để ổn định thị trường và đảm bảo tính thanh khoản, NHNN đã liên tục bán ngoại tệ can thiệp với qui mô lớn nhất từ trước đến nay. Trước tình hình đó, NHNN đã có trờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị điều chỉnh giảm tổng mức DTNHNN dự kiến và tích cực triển khai nhiều giải pháp để hạn chế sự suy giảm DTNHNN nhằm đạt mức DTNHNN dự kiến đã được phê duyệt lại. Do thực hiện bán can thiệp trên thị trường ngoại hối nhiều hơn số ngoại tệ mua vào nên đến thời điểm cuối năm 2009, qui mô Dự trữ Ngoại hối Nhà nước đã giảm khoảng 20 - 25 % so với năm 2008.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2010, sau nhiều biện pháp can thiệp từ phía NHNN, thị trường ngoại hối đã đi vào ổn định, các doanh nghiệp đã thực hiện bán ngoại tệ cho ngân hàng. Vì vậy, các tổ chức tín dụng đã thay đổi nhu cầu, chuyển sang bán ngoại tệ cho NHNN. Tính đến 31/3/2010, NHNN đã mua ngoại tệ tăng DTNHNN khoảng 1 tỷ USD.
Loai
∖
NNT Năm N.
USD EUR GBP CHF JPY SDR
2006 78,3
8 3 12,9 4 8,1 0,005 3 0,5 2 0,01
2007 78,6
9 2 12,6 4 7,7 0,0038 1 0,9 2 0,03
Biểu 2.1- DTNH tính theo tháng nhập khẩu của một số nước Nguồn: Citigroup 2007
2.1.1.2- Cơ cấu DTNHNN * Cơ cấu theo loại ngoại tệ
Khi mới thành lập quỹ điều hòa ngoại tệ, do khối lượng ít và nhu cầu thanh toán thấp nên đồng đô la Mỹ được coi là đồng tiền chủ yếu trong DTNHNN và sử dụng phổ biến trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và vay trả nợ nước ngoài. Vì vậy, trong một khoảng thời gian dài (đến năm 2000), đồng USD luôn chiếm khoảng 70 -80% tổng số DTNH, phần còn lại là các loại ngoại tệ khác.
Sau năm 2000, từ khi xuất hiện đồng tiền chung Châu âu (EUR) và đặc biệt là từ năm 2006, khi đồng EUR có xu hướng mạnh hơn đồng đô la Mỹ và được nhiều nước sử dụng trong thanh toán quốc tế, rất nhiều nước đã tăng tỷ lệ đồng EUR trong cơ cấu DTNHNN. Trước tình hình đó, NHNN
38
đã nghiên cứu và có đề án trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh lượng USD trong cơ cấu DTNH. Đến năm 2008, cơ cấu DTNH của Việt nam có những thay đổi đáng kể để phù hợp với nhu cầu thanh toán băng đồng EUR của nền kinh tế. Đây có thể nói là một trong những thành công trong công tác quản lý DTNHNN trong thời kỳ này.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây các khoản vay các tổ chức quốc tế của Chính phủ Việt Nam cũng được giải ngân bằng các loại ngoại tệ khác như Yên Nhật (JPY), Frăng Thụy Sĩ (CHF). Đặc biệt, từ cuối năm 2009, chính phủ Nhật đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều thông qua các dự án và giải ngân bằng đồng Yên, vì vậy tỷ trọng các loại ngoại tệ này cũng tăng lên so với trước đây. Riêng đồng SDR, những năm trước 2009, NHNN chỉ duy trì một lượng nhỏ để thanh toán các khoản vay đến hạn theo kế hoạch có trước. Năm 2009, sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều rơi vào tình trạng phát triển chậm, hoạt động của hệ thống ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, NHTW các nước phải sử dụng DTNH để can thiệp nhằm ổn định thị trường và đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế của quốc gia. Trước tình hình đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã quyết định phân bổ lượng SDR cho các nước thành viên theo mức độ đóng góp của từng nước. Sau khi nhận được khoản SDR phân bổ này, các nước có thể chuyển đổi sang loại ngoại tệ khác để tăng DTNHNN hoặc có thể duy trì bằng đồng SDR để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Vì vậy, tỷ lệ đồng SDR trong DTNH của nước ta cũng tăng lên.
BẢNG CƠ CẤU DTNHNN THEO LOẠI NGOẠI TỆ
2008 77,6 0 3 14,6 6,43 5 0,004 0 1,3 0,034 2009 59,9 1 24,7 2 10,4 0 0,007 4 2,1 1 2,86 2010 (6 tháng đầu năm) 58,5 9 25,2 7 10,3 6 0,008 9 2,2 5 3,52
Biểu 2.2: Cơ cấu DTNHNN theo lại ngoại tệ Nguồn: NHNN
Năm 2008, sau rất nhiều sự kiện nổi bật thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng trên thế giới, nền kinh tế Mỹ suy giảm, đồng USD giảm giá so với các loại ngoại tệ mạnh khác và xu hướng thanh toán quốc tế không tập trung nhiều vào USD như trước đây nữa. Căn cứ vào tình hình thị trường tài chính thế giới và thị trường ngoại hối trong nước, Ban điều hành DTNH đã quyết định giảm tỷ lệ đồng USD trong cơ cấu Dự trữ Ngoại hối Nhà nước, thay vào đó là tăng tỷ lệ đồng EUR và GBP.
Sang năm 2010, xu hướng thị trường ngoai hối trong nước có thay đổi. Nếu như trong 3 tháng đầu năm, thị trường ngoại hối vẫn rới vào tình trạng căng thẳng do cầu lớn hơn cung, biểu hiện ở chỗ các tổ chức tín dụng là thành viên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đăng ký nhu cầu mua ngoại tệ của NHNN để thanh toán các danh mục nhập khẩu theo qui định thì sang quý II, các TCTD đã tự cân đối được nguồn ngoại tệ thanh toán và phần dư thừa đã bán cho NHNN. Vì vậy, trong 6 tháng đầu năm 2010, qui mô DTNHNN đã không có biến động, thị trường ngoại hối đã đi vào ổn định. Tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tự do đã sát với tỷ giá công bố của các Ngân hàng thương mại. Tình trạng găm giữ đô la của các doanh nghiệp và dân cư đã giảm đáng kể so với cuối năm 2009.
Theo số liệu thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), dự trữ bằng đồng USD của các nước phát triển và đang phát triển có xu hướng giảm dần từ mức 70,2% vào năm 2002 xuống còn khoảng 60% vào năm 2005 và tăng dần tỷ trọng đồng EUR từ mức 20% vào năm 2002 lên mức 30% vào năm 2005 và 40% vào năm 2006.
* Cơ cấu theo hình thức đầu tư
Thống đốc NHNN qui định các hình thức đầu tư được phép trong DTNHNN theo từng thời kỳ trên cơ sở đề xuất của Vụ Quản lý Ngoại hối, sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, diễn biến thị trường trong nước và quốc tế và đảm bảo hiệu quả sinh lời. Các hình thức cơ bản thường được NHNN sử dụng trong quản lý DTNH bao gồm: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi đầu tư qua đêm, gọi chung là tiền gửi không kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn; trái phiếu chính phủ; trái phiếu công ty được chính phủ bảo lãnh; một số công cụ đầu tư trung hạn do Ngân hàng thanh toán quốc tế phát hành và trái phiếu do các tổ chức quốc tế phát hành. Ngoài ra, hình thức ủy thác đầu tư cũng được khuyến khích sử dụng để tạo điều kiện học tập cho các cán bộ thực hiện công tác quản lý DTNHNN. Trong đó, hình thức đầu tư vào các loại giấy tờ có giá thường chiếm tỷ trọng cao nhất, vì hình thức đầu tư này có độ an toàn cao và thu nhập ổn định. Tiền gửi không kỳ hạn thường chiếm khoảng 5% - 10% trên tổng số ngoại tệ đang đầu tư tai nước ngoài, để đảm bảo khả năng thanh toán. Tuy nhiên, tại thời điểm năm 2008 khi khủng hoảng tài chính trên thế giới xảy ra, rất nhiều NHTM bị xuống hạng. Để đảm bảo an toàn, NHNN đã điều chuyển các khoản tiền gửi đến hạn tại các NHTM bị xuống hạng hoặc có triển vọng không tốt về tài khoản không kỳ hạn tại các NHTW. Mặt khác, do nhu cầu can thiệp trên thị trường ngọai hối trong nước cao nên tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn có thời điểm lên đến 20%. Tính bình quân cả năm từ 10-15%.
Riêng hình thức ủy thác đầu tư, chỉ xuất hiện trong cơ cấu theo hình