Những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng là thước đo được cụ thể hoá để dễ xác định chất lượng tín dụng. Các chỉ tiêu đánh giá gồm có chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Song các chỉ tiêu định tính còn rất khó xác định do nó chỉ mang tính tương đối. Vì vậy các chỉ tiêu định lượng xác định chất lượng tín dụng được dùng phổ biến.
1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính a. Đảm bảo nguyên tắc cho vay:
Mọi tổ chức kinh tế hoạt động đều dựa trên các nguyên tắc nhất định.
Do đặc thù của Ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, do vậy có các nguyên tắc khác nhau. Trong đó nguyên tắc cho vay là một nguyên tắc quan trọng đối với mỗi Ngân hàng.
Để đánh giá chất lượng một khoản cho vay, điều đầu tiên phải xem xét là khoản vay đó có đảm bảo nguyên tắc cho vay hay không ?
Trong “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” Ban hành theo Quyết định Số:1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
Tại Điều 6. Nguyên tắc cho vay. Quy định rõ:
- Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Hai nguyên tắc cho vay trên là nguyên tắc tối thiểu mà bất cứ một khoản cho vay nào cũng phải đảm bảo.
b. Cho vay đảm bảo có điều kiện
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng đó là cho vay có đảm bảo đúng điều kiện hay không ?
20
theo Quyết định Số:1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống
đốc Ngân hàng nhà nước.
Tại Điều 7. Điều kiện vay vốn. Quy định rõ:
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam + Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;
+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
+ Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
+ Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
+ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài
Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
Điều kiện 2: Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Điều kiện 3: Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Điều kiện 4: Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
21
Điều kiện 5: Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và huớng dẫn của Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam.”
c. Quá trình thẩm định
Thẩm định cho vay là công việc hết sức quan trọng, là tiền đề quyết định việc cho vay và hiệu quả vốn đầu tu. Thẩm định là quá trình phân tích đánh giá dự án trên cơ sở những chuẩn mực, nhằm rút ra những kết luận làm căn cứ cho đua ra quyết định cho vay.
Quá trình thẩm định là cách tốt nhất để Ngân hàng nắm đuợc thông tin về năng lực pháp luật, đạo đức, tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng ... Đây là khâu không thể thiếu trong quá trình quyết định cho vay và theo dõi khoản vay. Quá trình thẩm định phải tuân theo nguyên tắc, các căn cứ, các quy trình và nội dung thẩm định của từng Ngân hàng. Một khoản vay có chất luợng là khoản vay đã đuợc thẩm định và phải đảm bảo các buớc của quá trình thẩm định.
Quá trình thẩm định một khoản vay cho hộ sản xuất rất phức tạp do đặc điểm sản xuất kinh doanh, điều kiện kinh tế địa phuơng, phong tục tập quán của bà con. Vì vậy đòi hỏi cán bộ thẩm định, phải tinh thông nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, hiểu biết về phong tục tập quán vùng miền, có quan hệ tốt với chính quyền địa phuơng, nắm bắt kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, các thông tin dự báo, thông tin kinh tế kỹ thuật.. có nhu vậy mới có thể giúp lãnh đạo quyết định cho vay một cách có hiệu quả và đảm bảo chất luợng một khoản vay.
1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng
Không giống chỉ tiêu định tính, chỉ tiêu định luợng giúp cho ngân hàng có cách đánh giá cụ thể hơn về chất luợng tín dụng, qua đó giúp ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời những khoản vay kém chất luợng. Các chỉ tiêu mà Ngân hàng thuờng dùng là:
a. Doanh số thu nợ hộ sản xuất
Doanh số thu nợ hộ sản xuất chỉ là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền Ngân hàng đã thu hồi đuợc sau khi đã giải ngân cho hộ sản xuất trong một thời kỳ.
Tl
Doanh số thu nợ HSX
Tỷ lệ thu nợ hộ sản xuất = — x 100%
Tổng dư nợ của HSX
Neu doanh số thu nợ của hộ sản xuất cao thì rủi ro tín dụng thấp, việc thu hồi nợ cho vay đối với hộ sản xuất tốt hay không tốt tùy thuộc vào việc thẩm định, sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không của khách hàng và định kỳ trả nợ của cán bộ tín dụng.
Ngoài ra việc thu hồi nợ của hộ sản xuất tùy thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên như: Thiên tai, dịch bệnh, đây là rủi ro lớn nhất cho ngân hàng mà con người thường không kiểm soát được, hiện nay việc cho vay hộ sản xuất theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn một phần nào đó đã giúp ngân hàng có giải pháp cụ thể để xử lý vấn đề này, để đồng vốn vay ngân hàng có thể được đến tay người nông dân như tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 của Nghị định có nêu: “1. Trường hợp khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn cho tổ chức tín dụng do nguyên nhân khách quan (Thiên tai, dịch bệnh...), tổ chức tín dụng được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo quy định hiện hành, đồng thời căn cứ dự án, phương án của khách hàng để xem xét cho vay mới, mà không phụ thuộc vào dư nợ cũ của khách hàng chưa trả nợ đúng hạn; 2. Trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, khi có thông báo của cấp có thẩm quyền (Như UBND tỉnh, Bộ Y tế hoặc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ngoài việc xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng theo quy định tại khoản 1 điều này, Chính phủ có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với tổ chức, cá nhân vay vốn bị thiệt hại nặng, không có khả năng trả nợ. Tổ chức tín dụng cho vay được thực hiện khoan nợ không tính lãi cho người vay đối với dư nợ hiện tại còn tại thời điểm xảy ra thiên tai, dịch bệnh được công bố tại địa phương. Thời gian khoan nợ tối đa là 2 năm và số lãi tổ chức tín dụng đã khoan cho khách hàng được giảm trừ vào lợi nhuận trước thuế của tổ chức tín dụng”
23
được tính toán trong một thời gian, ví dụ tháng, quý, năm và tính trên số nợ gốc, lãi đến hạn hoặc là tính toán vào cuối kỳ dựa vào số nợ quá hạn gốc, lãi phát sinh trong kỳ đó.
Tóm lại chỉ số về tỷ lệ thu hồi nợ đối với hộ sản xuất phản ánh về chất lượng cho vay đối với đối tượng này, tỷ lệ càng nhỏ phản ánh việc cấp tín dụng đối với khách hàng hộ sản xuất là tốt, tỷ lên này lớn phản ánh chất lượng cấp tín dụng của tổ chức tín dụng kém (ngoại trừ các nguyên nhân khách quan nêu trên), tổ chức tín dụng cần phải xem xét lại quy trình cấp tín dụng, cách thức quản lý cũng như trình độ của cán bộ tín dụng cho vay đối với đối tượng này để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
b. Dư nợ quá hạn hộ sản xuất
Dư nợ quá hạn hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền Ngân hàng chưa thu hồi được sau một thời gian nhất định kể từ ngày khoản vay được cho vay đến hạn thanh toán thời điểm đang xem xét.
Bên cạnh chỉ tiêu tuyệt đối Ngân hàng cũng thường xuyên sử dụng các chỉ tiêu như:
Dư nợ quá hạn HSX Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất = --- x 100%
Tổng dư nợ của HSX
Đây là chỉ tiêu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tín dụng hộ sản xuất và chất lượng tín dụng đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất.Dư nợ quá hạn càng nhỏ, tỷ lệ nợ quá hạn thấp thì chất lượng tín dụng càng cao.
Trong đó: Dư nợ quá hạn được thể hiện theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc NHNN Quyết định về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, tại khoản 5 Điều 2 có nêu “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”
24
Tức là khi đến kì hạn trả nợ gốc và lãi, nếu khách vay không trả đúng hạn và không được điều chỉnh kì hạn nợ vay hoặc không được gia hạn nợ thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số nợ còn lại sang nợ quá hạn.
Tổng dư nợ hộ sản xuất bao gồm tất cả các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi của hộ sản xuât.Chỉ tiêu dư nợ này được tính bằng số tuyệt đối, nó phản ánh doanh số cho vay của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Tổng dư nợ cao hộ sản xuất cao chứng tỏ ngân hàng cho vay được nhiều, uy tín của ngân hàng tương đối tốt, có khả năng thu hút khách hàng. Ngược lại, khi tổng dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng và phát triển cho vay, hoặc là ngân hàng không tập chung nguồn vốn vào cho vay các đối tượng là khách hàng hộ sản xuất. Tuy nhiên chúng ta không thể chỉ dựa vào riêng một chỉ tiêu này để đánh giá, Tuỳ từng thời điểm chỉ tiêu này sẽ phản ánh những thực trạng khác nhau. Do đó khi đánh giá chúng ta phải đặt vào mối quan hệ với nguồn vốn điều kiện kinh doanh cụ thể, của khách hàng và ngân hàng.
Để tính được nợ quá hạn đối với hộ sản xuất, cũng như tổng dư nợ của hộ sản xuất thì ngân hàng phải phải tích hợp trong phần mềm quản lý để thuận lợi cho việc thống kê, báo cáo và khai thác đánh giá số liệu. Đối với khách hàng là hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thì việc quản lý, phân loại trên hệ thống phần mềm IPCAS, do vậy việc lấy số liệu thống kê để đánh giá chất lượng tín dụng cho hộ sản xuất là rất chính xác.
Hoạt động Ngân hàng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng đều chứa đựng nhiều rủi ro tác động đến lợi nhuận và sự an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng. Do đó việc đảm bảo thu hồi đủ vốn cho vay đúng hạn, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý Ngân hàng tác động trực tiếp đến sự tồn tại của các Ngân hàng.
Để đánh giá khả năng không thu hồi được nợ người ta sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ nợ khó đòi:
Tổng nợ khó đòi HSX
Tỷ lệ nợ khó đòi = — x 100%
và tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình xử lý nợ trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan trên diện rộng, vượt quá khả năng của tổ chức tín dụng). Sự vào cuộc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó cơ quy hoạch chi tiết về phát triển cây trồng, vật nuôi,ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Chỉ đạo các
25
Nợ khó đòi hay là nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các khách hàng vay đã mất khả năng thanh toán. Theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc NHNN “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định”
Nợ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
Nợ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
Nợ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;
Đây là chỉ tiêu tương đối, tỷ lệ này ở mức cao là dấu hiệu của khoản vay có vấn đề và nguy cơ mất vốn là rất cao.
Để tỷ lệ nợ quá hạn nói chung và tỷ lệ nợ xấu (Nợ khó đòi) thấp, ngoài việc cấp tín dụng của tổ chức tín dụng thực hiện theo đúng quy trình, thẩm định kỹ về các điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, cán bộ tín dụng có trình độ hiểu biết về nông nghiệp, thì phải có sự vào cuộc của các cơ quan tổ chức,cá nhân như: Ngân hàng nhà nước (Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp nông thôn qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia; Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Chính trong việc kiểm tra giám sát, đề xuất biện pháp xử lý nợ
địa phương thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và nghề muối, hướng dẫn các hộ gia đình, hợp tác xã, chủ trang trại và các đối tượng xây dựng dự án, phương án sản xuất nông nghiệp hiệu quả, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng cho vay; Hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật, giống, bảo quản sau thu hoạch để phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm của nông dân; Thông báo cụ thể thời gian, phạm vi thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại trên diện rộng cho vật nuôi và cây trồng trên các phương tiện thông tin đại chúng để các đơn vị có liên quan thực hiện các