Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu 1152 nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 98 - 102)

Hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại Agribank - chi nhánh tỉnh Thanh Hóa còn có những tồn tại, hạn chế như trên là do rất nhiều nguyên nhân, xuất phát từ ngân hàng, từ khách hàng, từ môi trường. Cụ thể như sau:

2.3.3.1Nhóm nguyên nhân chủ quan

77

Cán bộ tín dụng là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc ra quyết định cho vay. Vì vậy, chất lượng cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng tín dụng cũng như chất lượng khoản vay. Đội ngũ cán bộ tín dụng cho vay hộ sản xuất tại Agribank- chi nhánh tỉnh Thanh Hóa hiện nay chủ yếu có trình độ trung cấp, độ tuổi cao, trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Để có thể mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, chất lượng tín dụng hộ sản xuất nói riêng, cán bộ tín dụng phải am hiểu khách hàng, am hiểu lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống, các kiến thức ngoại ngành có liên quan đến lĩnh vực đầu tư..., phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan tới người vay, quan tâm thích đáng tới chu kì kinh doanh của người vay ... Trong thực tế, tỷ lệ cán bộ đáp ứng được yêu cầu đó chưa nhiều. Khi cán bộ tín dụng còn những hạn chế về trình độ và năng lực tác nghiệp thì công tác đầu tư vốn và quản lý chất lượng tín dụng sẽ không đạt kết quả cao.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân chủ quan của cán bộ tín dụng như tâm lý e ngại cho vay đối với khách hàng vì sợ rủi ro cho ngân hàng, không thẩm định nhu cầu vay vốn kịp thời khi khách hàng có nhu cầu hoặc gây phiền hà trong quá trình giải quyết cho vay, thời gian thẩm định và giải quyết cho vay của một số cán bộ tín dụng còn chậm trễ. Điều này càng làm cho các khách hàng khó tiếp cận hơn với nguồn vốn ngân hàng, ngân hàng cũng khó mở rộng được tín dụng.

Thứ hai,đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng là một trong những

yếu tố làm tăng các khoản nợ xấu. Trong thực tế vẫn còn những cán bộ tín dụng cố tình làm sai quy định, tham ô để mưu lợi riêng làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng. Cán bộ tín dụng là người xem xét, đánh giá trực tiếp các phương án, dự án của khách hàng, nếu không tuân thủ quy trình nghiệp vụ, kết hợp với việc kiểm tra giám sát lỏng lẻo của lãnh đạo thì dễ dẫn đến việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi cá nhân. Điều đó làm cho nợ xấu tăng cao, làm tổn thất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ ba, hoạt động kiểm tra, giám sát trong và sau khi cho vay của một bộ

78

khối lượng công việc nhiều, số lượng khách hàng lớn (bình quân mỗi cán bộ tín dụng phụ trách 500 khách hàng) nên cán bộ tín dụng ít có thời gian đi thực tế khách hàng, do đó không thể nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, dẫn đến chậm phản ứng khi khách hàng gặp phải những tình huống bất ngờ, xảy ra rủi ro thì đã muộn.

Thứ tư, biện pháp thu hồi nợ quá hạn và xử lý tài sản thế chấp chưa kiên

quyết không dứt điểm: Nhiều khách hàng có khả năng trả nợ nhưng vẫn cố tình trây ỳ không chịu trả nợ hoặc dựa vào các mối quan hệ quen biết. Quy trình phát mại tài sản thế chấp còn phức tạp, khi khách hàng không tự nguyện bàn giao tài sản cho ngân hàng thì việc xử lý tài sản để thu hồi nợ gần như bế tắc.

2.3.3.2 Nhóm nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, quy mô của hộ sản xuất trên địa bàn còn nhỏ, các mô hình chăn

nuôi, trồng trọt với quy mô lớn chưa nhiều, chủ yếu là quy mô nhỏ do vậy nhu cầu vốn vay không nhiều, điều đó làm hạn chế tăng trưởng tín dụng.

Thứ hai, một số khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn thì gặp phải khó khăn

về tài sản thế chấp, tài sản của hộ sản xuất chủ yếu là quyền sử dụng đất và tập trung nhiều ở vùng nông thôn, giá trị thấp.

Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ sản xuất trên địa bàn còn thấp, nên khi khách hàng là hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn lớn phải thế đảm bảo bằng tài sản không tiếp cận được vốn ngân hàng, do cơ chế đảm bảo tiền vay quy định bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thế chấp vay vốn, điều đó làm mất cơ hội kinh doanh của khách hàng cũng như việc mở rộng tín dụng của ngân hàng.

Thông tư 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT “Thông tư liên tịch hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất” là một trở ngại lớn cho các hộ trong việc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất, theo nội dung thông tư này 100% hộ sản xuất không thực hiện đăng ký được tài sản gắn liền với đất vì chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất, thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản rất phức tạp. Do vậy, mặc dù có tài sản có giá trị lớn (là nhà ở, các công

79

trình xây dựng trên đất) song không đủ điều kiện để thế chấp vay vốn ngân hàng.

Thứ ba, năng lực quản lý, năng lực kinh doanh của một số khách hàng còn

có phần hạn chế, chưa theo kịp cơ chế thị trường cạnh tranh năng động, còn một số khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, một số khách hàng không thiện chí trong việc trả nợ, cố tình trây ỳ, dây dưa, thậm chí có khách hàng có ý đồ lừa đảo để chiếm đoạt vốn vay ngân hàng.

Thứ tư, môi trường kinh doanh biến động phức tạp

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu việc sản xuất kinh doanh trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, giá cả các mặt hàng trong xu hướng giảm, nên nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống của hộ sản xuất cũng có phần giảm sút.

Môi trường kinh doanh trên địa bàn: Phần lớn khách hàng hộ sản xuất của Agribank nói chung, Agribank - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóaói riêng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, là lĩnh vực hoạt động thường xuyên chịu sự tác động của môi trường tự nhiên. Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy khi có thiên tai địch họa xảy ra, khách hàng cùng ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án kinh doanh bị đổ bể, khách hàng không có nguồn thu... điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình.

Thứ năm, cơ chế chính sách của Chính phủ, của NHNN về cho vay, đảm

bảo tiền vay, xử lý nợ xấu,...còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế, đổi mới và chỉnh sửa bổ sung còn chậm. Quy chế cho vay có điểm thiếu cụ thể, nên khi triển khai thực hiện còn vướng mắc, còn nhiều cách hiểu khách nhau dẫn đến rủi ro. Quy trình phát mại tài sản là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất còn phức tạp, tài sản thế chấp đã được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng ngân hàng không tự định đoạt được mà phải xin ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn hoặc phải khởi kiện ra

80

tòa. Pháp luật chưa ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý về thẩm quyền của ngân hàng hoặc cơ quan chức năng trong việc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố,... chưa có cơ chế cưỡng bức buộc người vay vốn phải có nghĩa vụ giao tài sản cho ngân hàng để xử lý khi không có khả năng trả nợ, sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật làm cho ngân hàng lúng túng trong quá trình xử lý. Điều này dẫn đến tình trạng khách hàng trây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1152 nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w