Khi sự khác biệt văn hóa nảy sinh và trở thành vấn đề cần giải quyết

Một phần của tài liệu Nhân học về sự khác biệt văn hóa: Phần 2 (Trang 26 - 27)

giải quyết

Trong chương này, tôi sẽ trả lời hai câu hỏi nhận được sự quan tâm lớn nhất của các bạn sinh viên chuyên ngành nhân học, các bậc phụ huynh, và các nhà tuyển dụng. Hai câu hỏi này có liên quan chặt chẽ với nhau. Thứ nhất là kiến thức của nhân học có thể được ứng dụng trong thực tế như thế nào, trên những lĩnh vực nào. Thứ hai là các nhà nhân học làm những công việc gì, hay nói cách khác, những sinh viên học ngành nhân học có thể xin việc ở những đâu.

So với nhiều ngành khoa học xã hội khác, tính ứng dụng của các tri thức nhân học có vẻ không được rõ ràng và cụ thể bằng. Chẳng hạn, các tri thức về luật có thể được sử dụng trong xây dựng luật pháp, các tri thức về chính trị học có thể được dùng trong việc tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước, các tri thức từ kinh tế học có thể được dùng trong quản lý kinh tế vĩ mô. Tính ứng dụng của các ngành như ngân hàng, quản trị kinh doanh, công tác xã hội thậm chí còn rõ ràng hơn nữa.

Nhưng phạm vi ứng dụng của nhân học thì hơi khác. Thay vì được ứng dụng trong một lĩnh vực cụ thể và chuyên biệt, thì các tri thức nhân học đã và đang được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, và cụ thể là ở bất cứ nơi đâu mà sự khác biệt văn hóa xuất hiện và trở thành vấn đề cần xử lý hay một cơ hội cần nắm bắt. Kết quả là các tri thức nhân học đã và đang được sử dụng trong quản lý xã hội, kinh doanh, quan hệ quốc tế, tổ chức nhân sự, và nhiều khía cạnh khác nữa. Trong chương này, tôi sẽ không mô tả tất cả các ứng dụng của nhân học, mà chỉ giới thiệu một vài ví dụ để thể hiện khả năng ứng dụng hết sức rộng rãi của nhân học, trong quá khứ cũng như trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu Nhân học về sự khác biệt văn hóa: Phần 2 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)