Đừng làm kẻ hèn nhá t Hãy can đảm làm người chịu tổn thương

Một phần của tài liệu Ai che lưng cho bạn: Phần 1 (Trang 71 - 72)

tự giới thiệu mình theo một cách chắc chắn sẽ làm người ta ghét?

Câu trả lời là chúng ta sợ đặc điểm tư duy thứ hai, sự tổn thương, mặc dù nó thu hút chúng ta, vì chúng ta không muốn người khác nhìn mình là kẻ yếu đuối, hay ca thán. Nhưng nếu bạn tin vào tư tưởng bi quan này, bạn đã sai lầm hoàn toàn.

Đừng làm kẻ hèn nhát - Hãy can đảm làm người chịu tổnthương thương

Chúng ta không thể để mình bị nhìn nhận là yếu đuối, trong văn phòng hay trong cuộc sống, phải thế không? Nó là một mục tiêu gắn trên lưng chúng ta, hay ít nhất là chúng ta tin như thế. Nhưng bạn hãy nghe tôi: Chấp nhận tổn thương đòi hỏi lòng can đảm ghê gớm. Đây là một đặc điểm tư duy rất quan trọng cần tiếp nhận nếu bạn muốn xây dựng một vòng tròn những người cố vấn tin cậy trong cuộc đời. Ngoài ra, tổn thương là đối tác và người tiền nhiệm cần thiết cho thành thật - can đảm nói lên sự thật về bản thân và người khác, và cũng chỉ nhận về sự thật. Vậy chấp nhận tổn thương là gì? Đó là sự can đảm thể hiện suy nghĩ bên trong của bạn, cho dù là khuyết tật, với một người khác. Đó là lý do vì sao cần thiết phải có một không gian an toàn trước, nơi bạn có thể trải nghiệm sự thân thiện sâu sắc - hay như tôi thường nói là thân thiện đến mức dễ tổn thương.

Chấp nhận tổn thương là thừa nhận rằng mình cũng có những nỗi nghi ngại và e sợ - và rằng bạn cần được hỗ trợ và động viên từ người khác để vượt qua những gì đang cản trở bạn để đến với mục tiêu.

Rất thường xuyên chúng ta để cho nỗi sợ - sợ tổn thương hoặc nhiều thứ khác - biến nó thành những ám ảnh kinh hoàng chạy theo chúng ta. Tiếp theo chúng ta để trí tưởng tượng nói với bản thân rằng một hành động vô hại, như yêu cầu được giúp đỡ, sẽ giết chết chúng ta. Chúng ta như bị đóng băng và phải quay đầu chạy sang hướng khác.

Khoa học có một thuật ngữ để chỉ nỗi sợ vô căn cứ này: “mortality salience”. Nó nói đến sự sợ chết của tất cả con người. Một số nhà khoa học nghiên cứu hành vi ước đoán rằng chúng ta đem nỗi sợ chết áp dụng vào trong những sự kiện đang khiến chúng ta khó xử - như không đạt được một mục tiêu kinh

doanh. Sợ chết cũng chỉ là một hành vi thuộc bản chất sinh tồn. Chúng ta biết rằng mình không thể chết vì xấu hổ, nhưng chúng ta vẫn thường xuyên cảm thấy như sắp chết - như thể chúng ta đang phải chiến đấu vì sự sống còn của mình.

Một phần của tài liệu Ai che lưng cho bạn: Phần 1 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)