Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 52)

2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chinhánh Vinh nhánh Vinh

2.1.1 Sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Vinh

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Vinh (VietcomBank Vinh) có quyết định thành lập từ 25/01/1989 sau khi Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 15/NH-QĐ.

Qua 27 năm đi vào hoạt động, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội cũng như xây dựng được uy tín nhất định đối với khách hàng, chi nhánh VietcomBank Vinh đã phát triển và tăng trưởng trên mọi mặt với mạng lưới hoạt động gồm Trụ sở Chi nhánh và 05 Phòng giao dịch phân bố trên khắp địa bàn Thành phố Vinh.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, chi nhánh Vietcombank Vinh ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án... cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại như kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử.

Tên gọi đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt

Tên gọi tắt là: VietcomBank Vinh.

Trụ sở chính: Số 21 Quang Trung, TP Vinh, Nghệ An Số điện thoại: 038. 384 2033; Fax: 038. 384 2192

❖ Các nghiệp vụ chủ yếu của VietcomBank chi nhánh Vinh:

Là chi nhánh thuộc NHTMCP Ngoại thương Việt Nam - một trong những NHTM hàng đầu và uy tín, chi nhánh Vinh được phép kinh doanh đa năng và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại cũng như các tiện ích của ngân hàng hiện nay. Ngoài ra chi nhánh còn triển khai hiệu quả nhiều chương trình, chính sách tín dụng góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế, đảm bảo an

sinh xã hội theo chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ như: “Cho vay phát triển ngành thuỷ hải sản theo Nghị định 67”, “Cho vay phục

vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm”, “Cho vay nông nghiệp nông thôn”.

❖ Cơ cấu bộ máy tổ chức

Tính đến ngày 31/12/2016 mạng lưới hoạt động của chi nhánh VietcomBankVinh có 05 phòng giao dịch phân bố rộng khắp địa bàn quận Thành

phố Vinh. Tại trụ sở của chi nhánh số 21 Quang Trung: Cơ cấu bộ máy tổ chức gồm: Ban giám đốc (Giám đốc và các Phó giám đốc) và dưới là 07 phòng ban.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại trụ sở chi nhánh:

Sơ đồ 2.2: Mạng lưới chi nhánh của VietcomBank Vinh

Cơ cấu nhân sự:

Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên tại chi nhánh có 153 cán bộ, số lượng cán bộ công nhân viên của các phòng ban và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh tính đến cuối năm 2016 như sau:

- Ban giám đốc: 3 thành viên gồm 01 Giám đốc Chi nhánh và 02 Phó Giám đốc

- Khách hàng Doanh Nghiệp: 9 thành viên bao gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và nhân viên

- Khách hàng bán lẻ: 9 thành viên gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và nhân viên

- Kế toán: 25 thành viên gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng 02 Kiểm soát viên và nhân viên

- Hành chính nhân sự: 5 thành viên gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và nhân viên

- Ngân quỹ: 12 thành viên gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và nhân viên

- Quản lý nợ: 3 thành viên gồm 01 trưởng phòng và nhân viên

- Kiểm tra kiểm soát nội bộ: 4 thành viên gồm 01 trưởng phòng và nhân viên

trưởng

- Phòng dịch vụ khách hàng: số cán bộ công nhân viên ở mỗi phòng giao dịch là 5-6 người.

2.1.2 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Vietcombank Vinh

2.1.2.1 Huy động vốn.

Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn, chi nhánh đã đưa ra chính sách chú trọng công tác huy động vốn từ cả nền kinh tế và thị trường liên ngân hàng, sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và tận dụng lợi thế vùng, miền để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế.

Với mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, chính sách huy động vốn của chi nhánh không chỉ hướng tới các khách hàng bán buôn truyền thống là các tổng công ty, các doanh nghi ệp lớn mà còn không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các thể nhân. Với chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt trên nền tảng công nghệ quản lý vốn của ngân hàng hiện đại, các sản phẩm tiền gửi của chi nhánh đã mang lại cho khách hàng những lợi ích khác biệt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Hiện nay, chi nhánh có nhiều sản phẩm tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ với kỳ hạn phong phú, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Các sản phẩm huy động vốn của chi nhánh rất linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như: các sản phẩm tiết kiệm cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phương thức nhận lãi, gốc; các loại chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất ưu đãi kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Bên cạnh đó, chi nhánh đã cung cấp cho khách hàng sản phẩm đầu tư tự động, theo đó, khách hàng được hưởng lãi suất cao hơn song vẫn đảm bảo được tính năng sẵn sàng thanh khoản trên tài khoản tiền gửi thanh toán.

Trong năm 2016, tổng huy động vốn của chi nhánh đạt mức tăng trưởng 8,06%. Với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn của chi nhánh đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo đủ nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN.

Bảng số 2.1: Tình hình huy động vốn năm 2016

1 .Huy động từ khu vực kinh tế 6.20 0 6.70 0 8,06% 2.Huy động khác

%) Theo kỳ hạn 1. 1 Ngắn hạn 2.511 78,1 3.094 74,4 3.643 67,88 1. 2 Trung và dài hạn 704 21,9 1.065 25,6 1.724 32,12

2 Theo loại tiền

2. 1 Triệu VND 2.729.131 84,9 3.823.850 91,9 5.011.29 0 93,4 2. 2 Triệu USD 22,88 15,1 15,77 8,1 16,05 6,6 3 Tổng nợ 3.215 100 4.159 100 5.367 100

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế cao hơn chi nhánh Vietcombank Vinh trong năm 2017 sẽ tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các hình thức và các sản phẩm huy động vốn nhằm khai thác tối ưu các nguồn vốn trên thị trường; đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, khôi phục mảng vay nợ viện trợ và uỷ thác, tiếp nhận và quản lý nguồn vốn nước ngoài vốn là thế mạnh của chi nhánh.

35

2.1.2.2 Hoạt động tín dụng.

Bảng số 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền và kỳ hạn (31/12/2016)

cao chất lượng tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế” đã góp phần làm tăng trưởng tín dụng năm 2016 của chi nhánh là 29.04% so với năm 2015.

Trong năm 2016, tổng dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 31/12/2016 đạt 5.367 tỷ đồng, đạt 100,46% kế hoạch. Trong cơ cấu đầu tư tín dụng, chi nhánh luôn ưu tiên tập trung vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp phát triển nông thôn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành hàng có nhiều tiềm năng và thế mạnh của địa phương theo đúng định hướng chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Trong quá trình thực hiện, chi nhánh cũng luôn có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng để phù hợp với

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Cho vay các tô chức kinh tế 2.401 74,7 2.976 71,5 3.83 6 71,5 -DN nhà nước 753 23,5 821 19,7 758 14,1 -Công ty cổ phần 741 23,0 1.166 28,0 1.76 4 32,9 -Công ty TNHH -DN tư nhân và 836 26,0 909 21,9 1.23 2 23,0 Công ty hợp danh 71 2,2 80 1,9 82 1,5

Cho vay cá nhân 804 25,0 1.129 27,2 1.47

2 27,4 Cho vay khác 10 0,3 54 1,3 59 1,1 Tông dư nợ_______ 3.215 100 4.159 100 5.36 7 100

những diễn biến của thị trường, đảm bảo cân bằng tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

1----1 Tông dư nợ

-→- Tốc độ tăng trưởng

Hình vẽ 2.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Hình vẽ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế và đối tượng cho vay (31/12/2016)

Cơ cấu cho vay của chi nhánh thể hiện sự hài hoà giữa các lĩnh vực, phù hợp với chiến lược phát triển chung của nền kinh tế. Hai nhóm lĩnh vực chính là xây dựng và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng trong khi chi nhánh hầu như không cho vay đầu cơ bất động sản và đầu tư chứng khoán

(trừ các khoản cho vay cán bộ nhân viên mua cổ phiếu ưu đãi Vietcombank). Với cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp: Chính sách tín dụng của chi nhánh thực hiện theo cơ chế kinh doanh, tín dụng trên cơ sở an toàn, hiệu quả, xếp hạng khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế. Cho vay các tổ chức kinh tế tăng liên tục trong cả 3 năm, năm 2014 quy mô cho vay là 2.401 tỷ đồng đến năm 2016 đã tăng gần gấp 1,6 lần đạt 3.836 tỷ đồng. Tuy nhiên đã có sự gia tăng về quy mô nhưng tỷ trọng cho vay lại giảm nhẹ74,7% năm 2014, giảm 3,2% so với năm 2015 và 2016. Điều đặc biệt nhận thấy ở chi nhánh VietcomBank Vinh là cho vay cá nhân mặc dù về quy mô ngày càng tăng song lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ và đến năm 2016 là 27,4%.

Bảng số 2.3: Dư nợ phân theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp

Chỉ tiêu Dư nợ cho vay và ứng trước cho khách hàng

Dư nợ cho vay các TCTD, và uỷ thác đầu tư

Cam kết ngoại bảng

Nợ đủ tiêu chuẩn 5.314 1.196

Nợ cần chú ý 52

Nợ dưới tiêu chuẩn ________0________ Nợ nghi ngờ_______ 913.087 Nợ có khả năng mất vốn__________ 1 2 Tổng cộng________ 5.367 1.198 Nợ xấu ___1______________ ______________________1,4______________________

Hiện nay, ngoài việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp lớn, chi nhánh cũng là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay trong nền kinh tế, thể hiện qua biểu đồ cơ cấu dư nợ theo quy

Hình vẽ 2.3: Cơ cấu dư nợ theo quy mô tại chi nhánh VietcomBank Vinh

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN Việt Nam trong năm 2016, chi nhánh Vietcombank Vinh đã đẩy mạnh cho vay với cơ cấu tín dụng hợp lý hơn, đáp ứng tốt nhu cầu vốn của nền kinh tế, ưu tiên đáp ứng vốn đối với cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đồng thời với việc mở rộng đầu tư tín dụng, chi nhánh Vietcombank Vinh luôn chú tr ọng nâng cao chất lượng tín dụng thông qua các công cụ quản trị rủi ro. Nhờ đó chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao, đặc biệt trong 3 năm gần đây. Năm 2014 tỷ lệ nợ xấu là 0,35%, năm 2015 giảm còn 0,11% và tính đến thời điểm 30/12/2016 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0,2%.

Bảng số 2.4: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại thời điểm 31/12/2016

2014 2015 2016 (+/-) (+-) (+/-) (+-) Tổng thu nhập 682,8 9 659,25 856,43 197,18 29,9 (23,64) (3,46) Tổng chi phí 548,5 6 512,45 674,83 162,38 31,6 (36,11) (6,58) Lợi nhuận đã trích DPRR 134,3 3 146,80 181,60 34,8 23,7 12,47 9,28

- Dự phòng rủi ro tín dụng: Đến thời điểm 31/12/2016, chi nhánh đã trích đủ 100% dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành của NHNN với tổng chi dự phòng rủi ro tín dụng năm 2016 là 6.63 tỷ VND.

- Số dư quỹ dự phòng rủi ro tại thời điểm 31/12/2016 là 44.66tỷ đồng. 2.1.2.3 Kết quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh trong thời gian qua.

Vượt qua nhiều khó khăn thách thức do tác động của môi trường kinh doanh mang lại, hoạt động của chi nhánh trong năm qua vẫn giữ được sự phát triển ổn định. Có thể điểm qua một số nét chính như sau:

- Hệ thống quy chế nội bộ của ngân hàng cũng từng bước được hoàn thiện và bổ sung như: Điều lệ, quản trị nội bộ, quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, quy định về bảo lãnh, chính sách quản lý rủi ro, quy chế chi trả lương.

- Ngân hàng đã tiếp tục hoàn thiện cơ cấu quản trị, tái cơ cấu lại mô hình tổ chức khối tín dụng, khối bán lẻ, củng cố lại đội ngũ cán bộ quản lý, không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản trị, điều hành. Chi nhánh cũng không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng, đồng thời cũng mở rộng thêm quy mô hoạt động của các phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh để phát huy tốt khả năng tiếp cận khách hàng, cung cấp sản phẩm dịch vụ thuận tiện nhất.

-Trong năm chi nhánh Vietcombank Vinh đã sát cánh, đầu tư cho một đơn vị trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp hoàn thiện chuỗi nông nghiệp khép kín (khâu Giống- Trồng- Thu hoạch, bảo quản- chế biến- xuất khẩu) cạnh tranh toàn cầu (xuất khẩu Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha...), phát triển hơn 150 hecta (trong tổng số hớn 2.000 hecta theo quy hoạch của tỉnh) cây chanh leo tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An (đây là vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh, gần biên giới Việt Lào) cho thu nhập cao gấp 10 lần so với trồng lúa, tạo cuộc sống ấm no cho vùng đất biên cương.

-Hoàn thành về cơ bản các chỉ tiêu kinh doanh đặt ra: trong những năm qua bên cạnh việc gia tăng mạnh mẽ các khoản doanh thu thì việc kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí đã giúp chi nhánh Vietcombank Vinh đạt được lợi nhuận cao, năm 2014 là 134 tỷ đồng; năm 2015 là 147 tỷ đồng và đến 30/12/2016 là 175 tỷ đồng.

Mặc dù vẫn còn một số mặt hạn chế, thiếu sót cần tiếp tục phấn đấu, khắc phục trong những năm tới nhưng nhìn chung năm 2016, hoạt động kinh

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w