Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợxấu của Ngânhàng thương mại

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 27)

1.2. NỢXẤU CỦA NGAN HANG THƯƠNG MẠI

1.2.3. Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợxấu của Ngânhàng thương mại

Tổng số nợ xấu: Là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ các

khoản nợ xấu của Ngân hàng. Chỉ tiêu này chỉ đơn thuần cho biết tổng số nợ xấu, nó chưa thể hiện được trong tổng số nợ đó, nợ không có khả năng thu hồi là bao nhiêu, nợ có khả năng thu hồi là bao nhiêu hay nói cách khác nó chưa là chỉ tiêu phản ánh nợ xấu đã được phân loại.

Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu/tổng dư nợ: Đây còn được gọi là tỷ lệ nợ

xấu của Ngân hàng, là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của NH. Theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước

ngoài, các Ngân hàng Thương mại có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% là khá tốt và không phải thực hiện một số Báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ này cho ta biết với 100 đơn vị tiền tệ Ngân hàng thương mại cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ Ngân hàng thương mại xác định là khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng thời hạn tại thời điểm xác định. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro càng cao. Tuy nhiên, các con số được sử dụng để tính chỉ số này được đo tại một thời điểm nhất định nên chưa phản ánh hoàn toàn chính xác chất lượng tín dụng của một Ngân hàng.

Tỷ lệ Quỹ Dự phòng rủi ro/ Nợ xấu: Tỷ lệ này cao cho biết quỹ Dự phòng rủi

ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Tỷ lệ này cao có nghĩa là khả năng Quỹ dự phòng rủi ro bù đắp thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh và ngược lại.

1.3. QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.3.1. Khái niệm quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w