Nhóm giải pháp xử lý nợxấu đã phát sinh

Một phần của tài liệu (Trang 92)

a, Thực hiện thật tốt và quyết liệt để xử lý tối đa các khoản nợ xấu đã phát sinh

nợ xấu, tiếp tục tiến hành các biện pháp cần thiết để xử lý nợ xấu, chọn ra những cán bộ có khả năng phù hợp với việc xử lý nợ xấu của từng khoản nợ. Ban lãnh đạo cần chỉ đạo quyết liệt trong công tác thu hồi nợ xấu. Đối với những khoản nợ lớn nhu khoản nợ của Công ty CP gang thép Hàn Việt, cán bộ Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam cần xô sát hơn với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty để đạt hiệu quả thu nợ tốt hơn. Sở giao dịch cần có khuyến khích về vật chất đối với những thành tựu, nỗ lực cụ thể trong việc xử lý nợ xấu khi những nỗ lực đó đua lại kết quả trong thực tế.

b, Thực hiện hiệu quả hơn việc xử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu và công tác xoá nợ tại Sở giao dịch

Hiện tại, công tác sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu và công tác xoá nợ đối với những khoản nợ đủ điều kiện xoá nợ theo quy định còn rất chậm trễ. Nguyên nhân bắt nguồn từ nhiều lý do trong đó có lý do là sự phê duyệt chậm trễ của Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam và của Ngân hàng Nhà nuớc. Có những khoản nợ nội bảng đủ điều kiện dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý hoặc có những khoản nợ ngoại bảng đủ điều kiện xoá nợ nhung khi Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam trình lên Hội sở chính và Ngân hàng Nhà nuớc để trình xin xoá nợ hoặc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu thì công tác phê duyệt lại quá chậm trễ. Việc này ảnh huởng lớn đến tiến động xử lý nợ xấu của Sở giao dịch. Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam nên có kiến nghị với các cấp để đẩy mạnh công tác nêu trên.

c, Đẩy mạnh công tác bán nợ đối với những khoản nợ đã được xử lý Dự phòng rủi ro tín dụng

Bằng việc tham gia thị truờng mua bán nợ, Sở giao dịch có thể mua bán nợ kể cả các khoản nợ còn trong nội bảng với mục đích muốn thay đổi cơ cấu danh mục đầu tu cho phù hợp với tình hình thị truờng. Ngoài ra, việc bán những khoản nợ đã đuợc xử lý dự phòng rủi ro là một biện pháp hữu hiệu để Sở giao dịch có thể thực hiện thu hồi đuợc một phần của các khoản nợ vốn đã đuợc xử lý bằng quỹ dự phòng.

Tuy nhiên, giải pháp bán những khoản nợ nêu trên của Sở giao dịch hiện nay gặp phải khá nhiều khó khăn.

Thứ nhất là do thị truờng mua bán nợ ở Việt Nam còn chua phát triển, gần nhu mới ở giai đoạn sơ khai. Đối tuợng mua nợ còn rất ít. Hiện chỉ có một công ty mua bán nợ của Bộ tài chính là Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC), và Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) mới thành lập ngày 09/07/2013, còn lại rất ít đối tuơng tham gia mua bán nợ trên thị truờng. Chính vì sự độc quyền này nên khiến cho các Tổ chức tín dụng thuờng chịu nhiều thiệt thòi trong việc bán nợ cho Công ty DATC.

Thứ hai, nhiều khoản nợ đang hạch toán ngoại bảng của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam là những khoản nợ đã đuợc xử lý hết tài sản bảo đảm, những đối tuợng thu nợ còn giữ liên lạc với Ngân hàng còn rất ít, hầu hết là các khoản nợ đã đủ tiêu chuẩn trình xoá nợ hoặc các khoản nợ chua đủ tiêu chuẩn xoá nợ do không có tuyên bố phá sản, giải thể của các cấp có thẩm quyền nên khi đặt vấn đề bán nợ là khá khó khăn. Mặc dù việc bán nợ có nhiều khó khăn nhung không phải là không thực hiện đuợc. Vì vậy, bán nợ cũng là một trong những giải pháp tốt giúp Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam giải quyết các khoản nợ.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẢM QUYỀN

3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ

Để hoạt động của Ngân hàng thuơng mại đuợc hiệu quả hơn và các giải pháp nêu trên phát huy tác dụng, cần có sự hỗ trợ từ rất lớn từ Chính Phủ Việt Nam:

Thứ nhất, Chính phủ cần tạo lập đuợc môi truờng kinh tế vĩ mô ổn định, tạo

điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và Ngân hàng. Ngoài việc tạo hành lang pháp lý có tính thống nhất cao, Chính phủ cần có chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các Chính sách khác phù hợp cho hoạt động của doanh nghiệp và hệ thống Ngân hàng.

Thứ hai, cần có biện pháp hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nuớc,

doanh nghiệp để tìm ra các doanh nghiệp Nhà nước đang khó khăn trong hoạt động kinh doanh, từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời, các biện pháp đưa ra như sát nhập, cơ chế mua bán doanh nghiệp...

Thứ ba, các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương cần nâng cao ý thức

hỗ trợ ngân hàng trong quá trình xử lý nợ xấu. Hiện nay, sự phối kết hợp giữa các ban ngành chưa chặt chẽ, nhiều nơi chính quyền địa phương chưa thực sự ủng hộ ngân hàng trong việc thu giữ và phát mại tài sản đảm bảo nợ vay. Sự công tác của cơ quan pháp luật đạt hiệu quả còn thấp.

Thứ tư, Chính Phủ nên rà soát để thay đổi chính sách phù hợp với tình hình

thực tiễn về vấn đề quy định tài sản thế chấp là bất động sản. Cụ thể là, theo quy định hiện tại thì đối với đất mà doanh nghiệp thuê của Nhà nước nhiều năm nhưng phương thức trả tiền hàng năm thì sẽ không được mang đất đó để thế chấp Ngân hàng vì không thể đăng ký giao dịch bảo đảm được. Tuy nhiên, trên thực tế thì đất thuê trả tiền một lần chỉ có ở cơ chế những năm trước đây. Những năm gần đây, các doanh nghiệp hầu hết chỉ được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm nên dẫn đến một thực tế là hầu hết các lô đất mà doanh nghiệp được thuê trong những năm gần đây để xây dựng nhà máy sản xuất không được thế chấp để vay vốn. Đây là một khó khăn đối với Ngân hàng trong việc yêu cầu tài sản bảo đảm từ doanh nghiệp.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể các quyết định, chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước cho các NHTM: Các văn bản của NHNN ban hành về các thông tin hướng dẫn cụ thể, các quyết định, chỉ đạo cho các NHTM phải bao quát được hết các tình huống có khả năng phát sinh trên thực tế, tránh sự nhầm lẫn trong việc thực thi. Khoảng thời gian từ lúc ban hành một quyết định, quy định đến khi có sự thay đổi chúng cần được kéo dài hơn. Việc thay đổi liên tục sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc đầu tư thời gian chỉ đạo, chi phí đào tạo, hướng dẫn cho cán bộ.

NHNN cần linh hoạt hơn trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như: Công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc, ...

để tạo lập một môi trường kinh tế phù hợp, thuận lợi cho sự phát triển của các NHTM cũng như doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế.

NHNN cần nâng cao hơn nữa năng lực quản lý và điều hành đối với các NHTM. Đánh giá đúng khả năng và tiềm lực của các ngân hàng, để chọn lựa được các ngân hàng tốt để cho phép mở rộng mạng lưới. Giao chỉ tiêu tăng trưởng vốn, tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng cần căn cứ vào tình hình tài chính, hoạt động, sự tuân thủ quy định của mỗi ngân hàng để có tỷ lệ tăng trưởng phù hợp với từng ngân hàng hay từng nhóm ngân hàng.

NHNN cần tăng cường thanh tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm quy định của NHNN để tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi trong hệ thống các NHTM.

NHNN nên tăng tính chủ động trong hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC): Hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC với mục đích để hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong việc đánh giá khách hàng và nắm bắt thông tin về tình trạng khoản nợ của khách hàng ở các Ngân hàng thương mại khác. Tuy nhiên, có một tồn tại là phương thức mà CIC lấy nguồn báo cáo tài chính để phân tích lại lấy từ chính NHTM trên cơ sở yêu cầu NHTM cung cấp miễn phí rồi phân tích bản báo cáo tài chính đó để lấy tin trả lời lại cho Ngân hàng. Như vậy, sẽ làm giảm tính khách quan trong vấn đề tìm hiểu về doanh nghiệp của NHTM. Trên thực tế, có nhiều nguồn mà CIC có thể khai thác thông tin về báo cáo tài chính của khách hàng như là cơ quan thuế. Bởi vì có như vậy, trên cơ sở các nguồn thông tin khác nhau sẽ đưa lại cái nhìn chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Trong công tác quản lý nợ xấu và xử lý nợ xấu

NHNN cần nghiên cứu, điều chỉnh lại các quy định cho phù hợp, như quy định lới lỏng hơn trong vấn đề xoá nợ, miễn giảm lãi đối với các khoản nợ đã được xử lý dự phòng rủi ro tín dụng và đang được hạch toán ngoại bảng tại các Ngân hàng thương mại. Hiện tại, quy định về điều kiện các Công ty được miễn giảm lãi và điều kiện xoá nợ quá chặt chẽ trong đó có điều kiện là khoản nợ đã được hạch toán ngoại bảng đủ 5 năm và đã có tuyên bố giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm

quyền. Trên thực tế, có những khoản nợ đã được hạch toán ngoại bảng trên 5 năm, ngân hàng thương mại đã nhiều lần có công văn hỏi các cơ quan chức năng để xác định Công ty còn tồn tại hay không nhưng không một cơ quan nào thấy có sự tồn tại của doanh nghiệp nên không trả lời nhưng theo quy định hiện hành thì không thể trình xoá nợ nên Ngân hàng thương mại cứ phải “đắp chiếu” để đấy, không có hướng giải quyết. Ngoài ra, có những khoản nợ đủ điều kiện xoá nợ, các Ngân hàng thương mại đã trình lên Ngân hàng Nhà nước quá lâu để xin xoá nợ nhưng kết quả là cứ phải chờ đợi mà chưa có phản hồi. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên ban hành thời gian và quy trình cụ thể trong việc giải quyết hồ sơ xoá nợ, tạo điều kiện cho hoạt động của Ngân hàng Thương mại.

NHNN cần phối hợp với các cơ quan hữu quan hỗ trợ NHTM trong việc xử lý nợ xấu: Phối hợp với công ty mua bán nợ DATC và VAMC xúc tiến nhanh quá trình mua bán; Hướng dẫn xóa nợ bằng nguồn vốn dự phòng rủi ro và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp vay; Các khoản nợ xấu phát sinh do thực hiện cho vay theo chỉ đạo hoặc chủ trương, chính sách của Chính phủ mà không có khả năng thu hồi sẽ được Chính Phủ xóa nợ bằng nguồn vốn ngân sách; Đối với các khoản vay thế chấp bằng bất động sản, công trình hoàn thành nhưng chưa bán được, Chính phủ xem xét mua lại các bất động sản đó để phục vụ cho mục đích xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam

Để Sở giao dịch có thể hoàn thiện được các giải pháp trong công tác quản lý nợ xấu đã nêu ở phần trên, cần sự hỗ trợ rất lớn của Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Vì vậy, Sở Giao dịch có những kiến nghị đối với Hội sở chính như sau:

về cơ chế chính sách:

Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng áp dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng lại bộ chỉ tiêu chấm điểm ngành cho phù hợp với thực tế hoạt động doanh nghiệp.

Chú trọng hơn trong công tác xử lý hồ sơ thẩm định tín dụng cũng như các hồ sơ xin xoá nợ và xin xử dụng quỹ Dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu từ các Chi nhánh trình lên.

về giao kế hoạch, chỉ tiêu:

Việc giao kế hoạch kinh doanh cần cân nhắc tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương và khả năng thực hiện của chi nhánh, để tránh việc chi nhánh chạy đua chỉ tiêu mà nới lỏng quản lý chất lượng tín dụng.

về bộ máy nhân sự:

Bổ sung cán bộ: trong 03 năm từ 2012 đến 2015, dư nợ tín dụng tại Sở Giao

dịch đã tăng trưởng gần 25%, trong khi số lao động tại Sở Giao dịch không thay đổi, nên tạo áp lực rất lớn nên cán bộ tín dụng Sở Giao dịch. Đề nghị Hội sở chính tăng thêm định biên lao động, số lượng lãnh đạo cho Sở Giao dịch.

Điều chuyển cán bộ: Cùng với việc mở rộng quy mô cả hệ thống, Hội Sở

chính cũng mở rộng các phòng ban để tăng cường chức năng quản lý dẫn tới việc điều chuyển nhiều cán bộ có thâm niên, cứng cáp trong nghiệp vụ tại Sở Giao dịch lên Hội Sở Chính và đi các Chi nhánh mới, làm giảm năng lực nhân sự tại Sở Giao dịch. Vì vậy, đề nghị Hội sở chính cân nhắc số lượng điều chuyển cán bộ tại Sở Giao dịch, tăng thêm số lượng cán bộ từ các chi nhánh khác và chú trọng đạo tạo cán bộ mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Định hướng hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới là tăng cường công tác khách hàng, tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Nằm trong hệ thống NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, Sở Giao dịch phần đấu hoàn thành các chỉ tiêu được giao, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của cả hệ thống. Trong môi trường kinh tế còn nhiều bất ổn, cần có những định hướng cụ thể trong hoạt động tín dụng, nhằm năng cao chất lượng tín dụng và cải thiện tình hình nợ xấu của Sở Giao dịch.

Trên cơ sở những lý thuyết và thực tiễn về thực trạng nợ xấu tại Sở Giao dịch, trong chương 3, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu của Sở Giao dịch nói riêng và của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương nói chung.

KẾT LUẬN

Vấn đề quản lý nợ xấu nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của các Ngân hàng thuơng mại nói chung và Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng.

Trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn đã khái quát một cách chung nhất những hoạt động cơ bản của Ngân hàng thuơng mại, hoạt động tín dụng của Ngân hàng thuơng mại và khái niệm về nợ xấu cũng nhu vấn đề quản lý nợ xấu, nghiên cứu tổng thể về tình hình nợ xấu, những nguyên nhân gây ra nợ xấu và hậu quả mà nợ xấu ảnh huởng tới nền kinh tế nói chung cũng nhu hoạt động của Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở thực trạng tình hình nợ xấu của Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam, xuất phát từ vấn đề cấp bách hiện nay là tỷ lệ nợ xấu quá cao tại Sở Giao dịch, Luận văn đã đua ra đuợc hệ thống giải pháp để phòng ngừa nợ xấu và cách thức xử lý nợ xấu tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam, đồng thời Luận văn đối chiếu trực tiếp thông qua kinh nghiệm của các Ngân hàng thuơng mại trong nuớc và

Một phần của tài liệu (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w