Kinh nghiệm quản lý nợxấu của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 40)

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢXẤU CỦA MỘT SỐ NGÂNHÀNG

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nợxấu của một số nước trên thế giới

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Hệ thống tài chính - ngân hàng Thái Lan chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề, với nợ xấu liên tục gia tăng và đạt mức cao kỷ lục 46% trên tổng dư nợ tín dụng vào cuối năm 1997. Nhằm củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính, Chính phủ Thái Lan thực hiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi toàn bộ. Chính phủ Thái Lan đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp cải cách lĩnh vực tài chính:

Tái cấu trúc và hợp nhất các tổ chức tài chính: Chính phủ thành lập Cơ quan tái cấu trúc khu vực tài chính (FRA), yêu cầu các tổ chức tài chính không đủ vốn phải tái cơ cấu hoặc hợp nhất với các tổ chức tài chính khác; cung cấp bảo lãnh đối với tiền gửi và các khoản tín dụng; đầu tư vào các tổ chức tài chính để ổn định hệ thống thanh toán; thanh lý tài sản của các tổ chức tài chính gặp khó khăn thông qua đấu thầu.

Thành lập ủy ban tư vấn tái cấu trúc nợ doanh nghiệp: Chính phủ thành lập Ủy ban Tư vấn tái cấu trúc nợ doanh nghiệp (CDRAC) với nhiệm vụ giám sát tiến độ của quá trình tái cấu trúc nợ doanh nghiệp; xem xét và thiết lập các chính sách tái cấu trúc nợ. CDRAC đóng vai trò là tổ chức trung gian khách quan đứng ra đàm phán nợ giữa khu vực tư nhân và các tổ chức tài chính để thúc đẩy tái cấu trúc nợ nhanh hơn và hiệu quả.

Thành lập các công ty mua bán nợ xấu AMC nhà nước và tư nhân: Các AMC được nhà nước thành lập, sở hữu, được phân quyền quản lý và được FIDF hỗ trợ nguồn lực. Tổng số có 4 AMC do nhà nước nắm giữ là BAM , PAM, SAM và Radhanasin có nhiệm vụ xử lý nợ xấu của 5 ngân hàng lớn thuộc chính phủ. Cùng với các AMC do nhà nước thành lập, các ngân hàng tư nhân cũng hình thành các AMC riêng để chuyển nợ xấu của mình sang các AMC này. Tổng số có 12 AMC tư nhân được thành lập trong giai đoạn này, gồm 10 AMC với nhiệm vụ mua nợ xấu từ các tổ chức tài chính mẹ và 2 AMC mua nợ xấu từ các tổ chức tài chính thuộc loại hình khác.

Các giải pháp Thái Lan sử dụng trong xử lý nợ xấu đều đạt đuợc những kết quả nhất định. Tỷ lệ nợ xấu của Thái Lan đạt mức cao kỷ lục 46% trên tổng du nợ tín dụng cuối năm 1997 đã giảm xuống gần 13% năm 2003, 10% năm 2004 và không quá 4% trong Quý 4/2014.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong khoảng 10 năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nhà nuớc Trung Quốc luôn cao hơn mức cho phép. Nếu nhu trong năm 1995, tỷ lệ nợ xấu là 21,4% thì đến cuối năm 2000 tỷ lệ này đã lên đến 29%. Năm 2002, mặc dù các NHTM Trung Quốc đã có nhiều cố gắng nhằm giảm bớt sự gia tăng nợ xấu nhung tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức 25,4% - cao hơn nhiều so với mức cho phép của quốc tế. Vào cuối năm 2003, tổng du nợ của hệ thống ngân hàng Trung Quốc lên đến 1.963 tỷ USD, bằng 120% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đến năm 2009, trong báo cáo hàng tháng, Ủy ban Pháp chế Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) cảnh báo các NHTM trong nuớc đang chịu sức ép nợ xấu gia tăng, do các ngân hàng này đã phải cung cấp các khoản cho vay khổng lồ cho các cơ quan đầu tu của Chính phủ, ngành bất động sản và các ngành khác. Nhằm tăng cuờng hoạt động quản lý nợ xấu, Trung Quốc đã áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ nhu:

Thứ nhất: Hoàn thiện quy trình quản lý tín dụng tại các NHTM. Theo quy định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC), bộ phận tín dụng của NHTM cần phải có các buớc kiểm tra truớc, trong và sau khi cho vay. Cụ thể, các NHTM cần thu thập thông tin để phân tích, đảm bảo tính chân thực, tính chuẩn xác, tính hoàn chỉnh của các dữ liệu. Đồng thời tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn, đề xuất tiêu chí và lý do phân loại; định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng; căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng.

Thứ hai: Thực hiện phân loại các nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Xử lý nợ khó đòi của các Ngân hàng thuơng mại thông qua việc cải cách quản lý nợ và phân loại thành 5 cấp dựa trên mức độ rủi ro.

khó đòi theo hướng chuyển nợ thành cổ phần. Các AMC lập ra nhằm tiếp nhận, quản lý, xử lý nợ khó đòi do Ngân hàng chuyển giao, các Công ty này coi việc giảm

thua lỗ cho các doanh nghiệp Nhà nước là mục tiêu kinh doanh chủ yếu của mình

1.4.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Trong giai đoạn từ 1980 - đầu những năm 1990, Hàn Quốc đã đạt được tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng. Từ 1985 - 1995, GDP tăng trưởng bình quân mỗi năm là 9%. Tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc các doanh nghiệp tiến hành đầu tư quá mức. Trong giai đoạn từ 1988 - 1996, mức đầu tư trung bình đạt 13,6%, cao hơn so với mức 10,4% ở Singapore và 8,3% ở Hồng Kông. Điều đó dẫn đến nhiều rủi ro mới xuất hiện trong lĩnh vực ngân hàng tại Hàn Quốc. Quá trình tự do hoá cho phép hệ thống tài chính có nhiều tự do hơn trong khi chưa có khung pháp lý hoàn thiện. Các ngân hàng nước ngoài ở Hàn Quốc vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để tài trợ cho các khoản vay dài hạn bằng nội tệ, một phần là tài trợ cho các khoản vay mới. Chính sự bất cân xứng về thời hạn và loại tiền tệ đã làm suy yếu hệ thống ngân hàng. Do đó, khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á xảy ra ngay lập tức đã tác động đến nền kinh tế Hàn Quốc. Năm 1997, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 7,4%, tăng lên 8,3% năm 1998. Tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở 30 tập đoàn lớn nhất vượt con số 500% vào năm 1997. Lãi suất cao, đồng nội tệ suy yếu đã đẩy phần lớn các ngân hàng và rất nhiều doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.

Trước tình hình đó, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành các hoạt động can thiệp một cách nhanh chóng và toàn diện để ổn định thị trường:

Thứ nhất, hình thành quỹ công chúng và công ty quản lý tài sản Hàn Quốc - Korean Asset Management Corporation (KAMCO).

Thứ hai, thành lập các cơ quan luật pháp khác để tạo điều kiện cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp và ngành tài chính theo nguyên tắc thị trường như công ty tái cơ cấu doanh nghiệp.

Thứ ba, thực hiện các biện pháp hỗ trợ.

Để các chính sách và kế hoạch được thực hiện hiệu quả, chính phủ Hàn Quốc đưa ra chính sách ưu đãi thuế quan trọng với những chủ thể trên thị trường nợ xấu.

Đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ và rõ ràng. Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải lập dự phòng mất vốn nhiều hơn cho các khoản nợ xấu bằng việc áp dụng các nguyên tắc phân loại tài sản chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w