Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự ánđầu tư

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 39)

1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan

Con người là nhân tố quan trọng nhất cần phải xem xét đến trước tiên. Đó là vì trong thẩm định DAĐT tại các NHTM, cán bộ thẩm định là người trực tiếp xem xét dự án và đưa ra các kết luận thẩm định. Vì vậy, chất lượng thẩm định có tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của mỗi cán bộ thẩm định. Người cán bộ không có trình độ, không có kiến thức, không nắm rõ chủ trương chính sách của Nhà nước sẽ không thể phân tích một cách toàn diện, chính xác dự án. Đồng thời, mỗi dự án lại liên quan đến nhiều nghành nghề, lĩnh vực khác nhau mà đôi khi chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm và trực giác mới có thể giúp cán bộ thẩm định biết được như thế nào là hợp lý, khả thi. Mặt khác, có trình độ và kinh nghiệm thôi chưa đủ, nếu không có đạo đức nghề nghiệp tốt, người cán bộ sẽ không thể đưa ra các kết luận khách quan và khoa học.

Thông tin trong thẩm định cũng là một nhân tố quan trọng. Bởi thẩm định dự án thực chất là quá trình thu thập, phân tích và xử lý thông tin nhằm

đưa ra các kết luận chính xác. Thông tin có thể thu thập được từ nhiều nguồn, nhưng chỉ các thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ, có tính pháp lý và tính kinh tế mới có thể giúp cán bộ thẩm định đưa ra những ý kiến đúng. Do đó, việc ngân hàng tạo điều kiện đến đâu để cán bộ thẩm định có được những thông tin chất lượng cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Ngoài ra, hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng vững mạnh cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho cán bộ thẩm định, đó có thể là thông tin về mối quan hệ giữa kh ách hàng với ngân hàng trong những lần vay trước, hay trong mối quan hệ về tiền gửi, về thanh toán...

Quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định cũng có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án. Quy trình thẩm định có khoa học, có hợp lý mới tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định làm việc hiệu quả, tạo điều kiện cho các cấp lãnh đạo ngân hàng ra quyết định đúng. Cũng cần quan tâm đến tính khoa học, đầy đủ của các quy định về từng nội dung thẩm định, bởi các quy định này nếu không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cả quá trình thẩm định. Bên cạnh đó, mỗi dự án lại có những đặc điểm riêng và thật khó để áp dụng được mọi phương pháp vào tất cả các dự án, do đó phương pháp thẩm định cần linh hoạt, để cán bộ thẩm định căn cứ vào từng dự án cụ thể và vào tình hình thực tế để ra quyết định.

Thẩm định dự án là tập hợp nhiều hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau, nên việc tổ chức điều hành là rất cần thiết để các bước được thực hiện một cách hợp lý. Phương thức điều hành hợp lý của ban lãnh đạo ngân hàng sẽ là cơ sở để phát huy năng lực và tinh thần hăng say làm việc của của mỗi cán bộ. Đây cũng là cơ sở quan trọng để phát huy tinh thần tập thể. Đồng thời, việc phân định quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân sẽ giúp việc thẩm định được chính xác, dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và tránh việc đùn đẩy trách nhiệm khi xảy ra sai sót.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và các ứng dụng của nó đã kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Với hệ thống máy tính hiện đại, cán bộ thẩm định có thể dễ dàng lưu trữ và quản lý thông tin trên máy tính,ngân hàng có thể thu thập được kho cơ sở dữ liệu về khách hàng cũng như về các dự án đã thưc hiện trước đó để rút ra bài học kinh nghiệm. Đồng thời, việc tính toán các chỉ tiêu thẩm định được thực hiện trên các phần mềm chuyên dụng, vừa giúp giảm gánh nặng tính toán cho cán bộ thẩm định, vừa tránh được những sai sót trong tính toán. Hệ thống mạng cũng giúp cán bộ thẩm định trong việc thu thập và đối chiếu thông tin. Như vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án.

Trên đây là những nhân tố chủ quan, xuất phát từ nội bộ của ngân hàng, mà các ngân hàng có thể chủ động cải thiện để góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án.

1.2.3.2. Các nhân tố khách quan

Dù trình độ của cán bộ thẩm định có tốt đến đâu cũng khó có thể đi sâu nắm vững được tình hình nội bộ của doanh nghiệp, vì vậy sự hợp tác và trình độ lập dự án của khách hàng cũng có ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Nếu tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tốt, dự án không tốt, doanh nghiệp cố tình chỉnh sửa, “làm đẹp” các số liệu, cán bộ thẩm định vì vậy có thể đánh giá sai tình hình, dẫn đến các kết luận đưa ra thiếu chính xác. Mặt khác nếu trình độ lập dự án của doanh nghiệp chưa tốt, cán bộ thẩm định sẽ phải làm việc nhiều hơn mà hiệu quả chưa chắc đã cao.

Sự thay đổi của chủ trương chính sách của Nhà nước và địa phương, các quy định về lãi suất, về cho vay,... của Ngân hàng Nhà nước cũng có ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Đó là vì các DAĐT thường có tuổi thọ khá dài, sử dụng vốn lớn, do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các quy định này. Mặt

khác, những sự thay đổi trong các nhân tố trên thường kéo theo một loạt những sự thay đổi khác trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp mà cán bộ thẩm định rất khó để lường hết. Do đó các chủ trương chính sách ổn định, điều kiện kinh tế chính trị ổn định sẽ là điều kiện tốt cho các dự án.

Ngoài ra, cũng giống như các khi cho vay ngắn hạn, khi cho vay theo dự án, ngân hàng cũng có thể gặp phải các rủi ro bất khả kháng như thiên tai, mất mùa,... Khi gặp phải những rủi ro này thì khó khăn cho các ngân hàng và chủ dự án là rất lớn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy, có thể thấy thẩm định dự án là công việc phức tạp nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tài trợ vốn trung, dài hạn của ngân hàng. Việc nghiên cứu vai trò của thẩm định dự án, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định cũng nhằm mục đích giúp cho việc tài trợ vốn của ngân hàng được hiệu quả và an toàn. Đây là những lý thuyết cơ bản làm cơ sở để tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng thẩm định DAĐT tại BIDV Ba Đình là nơi tác giả đang công tác. Qua việc nghiên cứu đó, có thể rút ra những mặt được và chưa được trong công tác thẩm định dự án tại Chi nhánh, tìm hiểu nguyên nhân của những mặt chưa được để có thể đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định dự án.

Lãnh đạo Ban Giám đốc CHƯƠNG 203

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH Dự ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w