Chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 67)

Mặc dù khó đưa ra một khái niệm chính xác nhưng không phải là các ngân hàng không có cách để xác định được chất lượng thẩm định tài chính dự án. Dưới đây là một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án.

Một là mức độ khách quan, khoa học, toàn diện của kết quả quá trình thẩm định tài chính của dự án và tầm quan trọng của những kết quả này trong quyết định cho vay của ngân hàng.

Hai là độ chính xác giữa kết quả thẩm định với thực tế thực hiện dự án. Bao gồm sự chính xác về số vốn bỏ ra dự tính cho từng giai đoạn của dự án với lượng vốn chi ra ở từng giai đoạn, doanh thu dự tính thu được với doanh thu thực tế thu được hàng năm, chính xác trong đánh giá hiệu quả và phân tích rủi ro so với thực tế phát sinh....

Ba là thời gian và chi phí bỏ ra để tiến hành thẩm định tài chính của dự án. Thời gian thẩm định nhanh, chi phí thấp nhưng kết quả thẩm định được sử dụng triệt để và là căn cứ chính cho quyết định cho vay thì quá trình thẩm định đó được coi có chất lượng tốt. Ngược lại chi phí thẩm định lớn, thời gian thẩm định dài nhưng kết quả thẩm định lại sử dụng không nhiều, trong quyết định cho vay thì quá trinh thẩm định đó chỉ có thể tạm coi là có chất lượng trung bình.

So với hai chỉ tiêu trên chỉ tiêu thứ ba này có tính định lượng hơn cả. Cả thời gian và chi phí để thẩm định dự án ngân hàng đều có thể tính được cụ thể. Bởi ở mỗi ngân hàng quá trình thẩm định đều được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định (có thể là 20, 30 hay 40 ngày). Còn chi phí thì tuỳ vào quy mô và tính chất phức tạp của từng dự án mà ngân hàng có thể xác định sau khi quá trình thẩm định hoàn thành. Mặc dù vậy chỉ tiêu này chỉ nói rõ được chất lượng thẩm định khi nó được sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu khác.

Thứ tư là căn cứ vào chỉ tiêu dư nợ cho vay trung và dài hạn, chỉ tiêu lãi thu từ cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ nợ quá hạn. Những con số này phần nào phản ánh

trực tiếp chất lượng thẩm định nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn là một con số thời điểm, nó cho biết số tiền trung dài hạn mà NHTM đã cấp cho khách hàng (đã giải ngân) nhưng chưa thu hồi do khoản vay đó chưa đến hạn hay khoản vay đang là nợ quá hạn. Thông qua việc so sánh con số này giữa các thời kỳ khác nhau ngân hàng đánh giá được tốc độ phát triển của hoạt động cho vay Trung và dài hạn. Nếu như dư nợ cho vay Trung và dài hạn của một ngân hàng tăng đều đặn và ổn định qua các thời kì chứng tỏ hoạt động cho vay Trung và dài hạn của ngân hàng đang phát triển tốt.

Số lãi thu từ cho vay Trung và dài hạn: chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ dư nợ của ngân hàng tăng trưởng tốt khách hàng trả lãi, gốc, và phí đúng hạn. Điều này thể hiện công tác thẩm định các khoản vay (nhất là thẩm định tài chính dự án) đã được làm rất tốt và có chất lượng cao, dự án thực tế đi vào hoạt động có hiệu quả đem lại nguồn thu nhập để doanh nghiệp chi trả lãi và gốc cho ngân hàng. Như vậy chỉ tiêu này thể hiện sự tỷ lệ thuận với chất lượng của thẩm định cho vay Trung và dài hạn nói chung.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Trung và dài hạn của ngân hàng: Ngoài những nguyên nhân như biến động môi trường pháp chính trị, môi trường kinh tế, ngân hàng không kiểm soát được thì việc xem xét không kĩ trước khi cho vay cũng là nguyên nhân đáng kể dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn cao trong NHTM. Trong cho vay trung và dài hạn theo dự án đây chính là do việc thẩm định tài chính dự án chất lượng chưa tốt. Công tác thẩm định được tiến hành cẩn thận đối với từng vấn đề cụ thể một cách khoa học, theo đúng qui trình thì việc phát sinh nợ quá hạn do nguyên nhân thẩm định là không thể có, nhưng nếu chỉ thực hiện qua loa thì khả năng phát sinh khách hàng không trả được gốc, lãi là rất cao, và dẫn đến nợ quá hạn là điều khó tránh khỏi. Như vậy chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn có sự tỷ lệ nghịch với chất lượng thẩm định tài chính dự án. Do đó mà NHTM

cũng có thể sử dụng chỉ tiêu này để phần nào đánh giá chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án nói riêng và chất lượng thẩm định nói chung.

Việc sử dụng kết hợp những chỉ tiêu trên phần nào giúp ngân hàng có cái nhìn khái quát về chất lượng thẩm định tài chính dự án, để từ đó đưa ra những phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định của ngân hàng mình.

1.4. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

1.4.1. Kinh nghiệm thẩm định dự án của các chuyên gia Liên hợp quốc a) Chu trình dự án

Cần phải xây dựng một chu trình rõ ràng và dễ hiểu cho tất cả các dự án. Chu trình dự án có thể chia thành một số giai đoạn sau: xác định dự án, soạn thảo, thiết kế, thẩm định, lựa chọn, cấp vốn, thực hiện và đánh giá dự án.

Ở mỗi giai đoạn chu trình của dự án, việc thẩm định kinh tế cần phải đi kèm theo với các loại thẩm định khác như: kỹ thuật, tài chính, thể chế, xã hội, phân phối và môi trường. Để làm được việc đó sẽ cần đến một diện rộng các chuyên gia về tài nguyên môi trường, y tế, kiến trúc sư, giáo dục, thủy điện.. .để cung cấp tư liệu cho việc tính toán các chi phí và lợi ích của dự án.

Những thông tin cần có để thẩm định dự án gồm: các số liệu đầy đủ về các chi phí và lợi nhuận của dự án; số liệu về giá cả trên thị trường thế giới về đầu vào và đầu ra của dự án; số liệu các phương án sử dụng khác nhau của đầu vào gồm đất đai, lao động, và các nguồn khác của đầu ra; số liệu về số lượng và mức thu nhập của những người sẽ được hưởng lợi ích của dự án cũng như những người phải chịu chi phí; thông tin về ảnh hưởng của dự án đối với bên ngoài, kể cả ảnh hưởng đến môi trường; độ tin cậy của các số liệu sử dụng và chiều hướng thay đổi giá hoặc giá thành, cũng như tỷ lệ chiết khấu.

b) Thực hiện, kiểm tra và đánh giá dự án

Việc thực hiện các dự án đã được thỏa thuận và thông qua là trách nhiệm của các bộ, ngành, tỉnh liên quan kết hợp với tổ chức viện trợ và cơ quan thực hiện. Cơ quan phối hợp viện trợ cần kiểm tra việc thực hiện dự án để đảm bảo rằng các dự án tiến triển theo đúng thiết kế và thỏa thuận. Các cuộc hội kiến hàng năm cần phải bao gồm việc kiểm điểm tiến độ thực hiện của từng dự án cũng như toàn bộ chương trình.

Khi thiết kế chương trình và dự án cần phải tính toán đến khả năng điều hành của các cơ quan chính phủ, cần phải quy trách nhiệm thực hiện dự án một cách rõ ràng và tránh bố trí nhiều cơ quan thực hiện, đồng thời phải xác định một cách rõ ràng các phần của dự án để tạo điều kiện thuận lợi cho khâu thực hiện.

c) Một số tiêu chuẩn đánh giá dự án Về chi phí và lợi nhuận:

Các dự án có thể được thẩm định bằng cách ước tính xem lợi nhuận dự kiến có lớn hơn chi phí không.

Các chi phí và lợi nhuận mà có thể tính được bằng tiền bao gồm chi phí đầu tư (kể cả chi phí cho nhà xưởng, thiết bị và đất đai); chi phí vận hành trong toàn bộ thời gian dự án; chi phí, lợi nhuận khác ảnh hưởng đáng kể tới các bộ phận của khu vực nhà nước hoặc tư nhân, và lợi nhuận dưới dạng thu nhập, tiết kiệm chi phí hoặc các đầu ra khác.

Chi phí tối ưu là giá trị đem lại cho xã hội của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ khi sử dụng một cách tốt nhất (chứ không phải cho dự án đang được xem xét đó). Ở phía đầu vào, chi phí tối ưu là mức thiệt hại của giá trị sản lượng thực tế do việc chuyển các tài nguyên sang nguồn sử dụng khác. Ở phía đầu ra, giá trị chi phí tối ưu của sản phẩm mới là giá trị của các chi phí tiết kiệm được do phải tìm kiếm các nguồn cung cấp khác, hoặc giá trị thu thập thực tế có được nhờ việc bán ra nước ngoài những sản phẩm dôi ra, hoặc là giá trị mà người tiêu dùng trả cho số hàng dôi ra bán ở thị trường trong nước.

Về giá cả thanh toán:

Giá cả phản ánh các chi phí tối ưu được gọi là giá hạch toán (đôi khi còn được gọi là giá ảo). Chi phí tối ưu đôi khi có thể được tính theo giá quốc tế, đối với hầu hết các nước nghèo, thương mại quốc tế có tầm quan trọng rất lớn, vì thế nhiều dự án đầu tư chú trọng nhiều đến khía cạnh nhập và xuất khẩu, đặc biệt những mặt hàng thu hút được nguồn tài chính của các tổ chức viện trợ. Giá cả trong nước không phải là những thông số chính xác cho chi phí tối ưu do còn có thuế nhập khẩu, tỷ giá hối đoái quá cao, các loại thuế gián tiếp, giá cả độc quyền, và các hình thức can thiệp hành chính khác làm ảnh hưởng tới giá thị trường.

Ảnh hưởng của lạm phát đối với các phép tính toán thường được khắc phục bằng cách tính toán tất cả mọi giá trị theo các đơn vị có giá trị về giá tương đối thì có thể tiến hành việc phân tích như thể không có lạm phát và có thể sử dụng giá trị ở thời điểm gốc trong suốt quá trình tính toán.

Hàng được trao đổi sẽ được định giá trên cơ sở giá tối thiểu tại thị trường quốc tế, tính giá CIP (chi phí, bảo hiểm, vận chuyển) đối với hàng nhập khẩu và giá FOB (giao hàng lên tàu tại cảng bán) đối với hàng hóa xuất khẩu. Giá quá biên phai được điều chỉnh theo và chi phí này có thể tiết kiệm được hoặc phải chi thêm cho các khâu vận chuyển và phân phối trong nước. Việc định giá trao đổi không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hàng hóa hiếm khi đồng nhất và cần được điều chỉnh vì sự khác nhau về chất lượng. Hơn nữa khó có thể xác định được giá quốc tế duy nhất, do đó có thể phải đưa ra những ước tính giá cụ thể.

Cách tính giá trị lao động dùng trong dự án cũng quan trọng vì tiền lương thị trường thường không phản ánh được các chi phí tối ưu. Số người thất nghiệp hoặc không đủ việc làm rất lớn và tiền lương khu vực “ chính quy” của nền kinh tế có thể được định ra một cách máy móc và cao hơn chi phí tối ưu.

Về những ảnh hưởng không định lượng được hoặc ngoại vi:

Nhiều tác động của các dự án có thể không được tính thành số liệu mang hình thức ngoại vi kinh tế. Các tác động không được tính bằng số gồm những tác động được biết sẽ xảy ra nhưng không thể đo, đếm được về mặt vật chất và những tác

động này có thể ở bên trong hoặc ở bên ngoài dự án các báo cáo dự án phải đề cập đến chúng, mô tả và nêu rõ mức độ của chúng, mô tả và nêu rõ mức độ của chúng. Tuy không thể tính được nhưng chúng vẫn có thể được đưa vào trong bất cứ một báo cáo tổng kết toàn diện nào của dự án.

Về tỷ lệ chiết khấu:

Việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu sẽ làm cho chi phí và lợi nhuận trong tương lai được tính theo giá trị hiện tại. Tỷ lệ chiết khấu càng cao thì giá trị hiện tại của các chi phí và lợi ích tương lai càng thấp.

Tỷ lệ chiết khấu được áp dụng là tỷ lệ hạch toán lãi suất (ARI) và đây chính là chi phí tối ưu của vốn trong khu vực Nhà nước. ARI áp dụng cho các dự án đầu tư cấp nhà nước thường từ 8-12%/ Các mức lãi suất phổ biến trên thị trường vốn trong nước cần phải được điều chỉnh đáng kể trước khi tỷ lệ hạch toán lãi suất này có thể được áp dụng.

về dụng phân tích chi phí - lợi ích như một chỉ dẫn cho quyết định

Thẩm định kinh tế không thôi cũng chưa đủ để có thể đưa ra các quyết định về dự án mà phải áp dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để lựa chọn được một phương án hợp lý hơn. Việc kiểm tra xem xét dự án có thể chấp nhận được không trong quá trình thẩm định kinh tế phụ thuộc vào việc so sánh các chi phí và lợi ích, một dự án có thể chấp nhận được khi giá trị hiện tại của lợi nhuận lớn hơn giá trị hiện tại của chi phí. Nói cách khác là phải có giá trị thực tế hiện tại dương.

Xử lý đối với các trường hợp không chắc chắn

Phân tích cảm tính không thể tránh được những điểm thiếu chắc chắn trong khâu lập kế hoạch (như một tình huống trong đó hàng loạt các ước tính về giá trị có thể được đưa ra những loại không kèm những luận chứng hợp lý). Phân tích cảm tính xử lý vấn đề này bằng cách xem xét tác động đối với giá trị thực tế hiện tại của các biến thể trong một số giả thiết đưa ra khi phân tích.

Những biến thể chủ yếu mà sự biến đổi của nó cần được xem xét trong khi phân tích cảm tính là:

+ Giá cả đầu ra chính, giá cả đầu vào chính, khối lượng nhu cầu.

+ Mức sử dụng công suất trong cả giai đoạn xây dựng và hoạt động lâu dài. + Chi phí đầu tư, thời gian của giai đoạn đầu tư, tỷ lệ chiết khấu.

Phân tích cảm tính là bước đầu tiên trong việc đánh giá rui ro của một dự án và việc sử dụng cách phân tích này cần phải trở thành một tiêu chuẩn trong việc phân tích dự án.

1.4.2. Những bài học rút ra cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Qua những kinh nghiệm thẩm định dự án đầu tư nêu trên chúng ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm về thẩm định dự án đầu tư đối với ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

Một là, về khái niệm thẩm định dự án đầu tư cần thống nhất cách hiểu: thẩm định dự án là kiểm tra tính toàn diện tất cả các vấn đề của dự án, là một trong những giai đoạn chủ yếu của chu trình dự án và thẩm định được kết hợp thực hiện ngay từ giai đoạn xác định dự án.

Hai là, về mục đích về đối tượng thẩm định:

- Mục đích thẩm định không chỉ phục vụ cho việc ra quyết định mà còn phục vụ cho việc thực hiện, giám sát và đánh giá dự án. Với việc xác định rõ mục đích thẩm định và yêu cầu đặt ra đối với dự án, quy trình thẩm định còn có tính hướng đích rõ rệt và trở nên dễ hiểu, dễ sử dụng đốivới những người thẩm định. Quy trình không chỉ bao gồm những chỉ dẫn về những điều cần thực hiện mà còn bao gồm những chỉ dẫn làm sâu sắc thêm nhận thức của người thẩm định và dành cho họ những cơ hội để đưa ra những sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng dự án.

- Đối tượng thẩm định không chỉ bao gồm bản thân dự án và từng cấu phần của dự án mà còn bao gồm năng lực cơ quan điều phối, thực hiện dự án. Các đoàn thẩm định thường quan tâm đến việc nâng cao năng lực của cơ quan điều phối, thực hiện dự án bằng những biện pháp đào tạo, hoàn thiện thể chế...

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w