Thẩm định là khâu đầu tiên để quyết định cho vay, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc lựa chọn được những dự án đầu tư có hiệu quả, chủ đầu tư có năng lực tổ chức thực hiện dự án đưa vào hoạt động phát huy hiệu quả. Đóng góp của công tác thẩm định vào hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của nhà nước rất lớn. Bên cạnh những thành công, còn nhiều tồn tại hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án tại Sở Giao dịch I. Cụ thể là:
2.3.2.1 Hạn chế
Một là, thời gian thẩm định còn dài:
Theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng cũng như quy chế cho vay do NHPT ban hành, thời gian thẩm định dự án nhóm A không quá 40 ngày; dự án nhóm B không quá 30 ngày; dự án nhóm C không quá 20 ngày. Mặc dù đã có quy chế phân cấp thẩm định dự án nhưng một dự án sau khi đã qua rất nhiều khâu thẩm định tại Sở Giao dịch I (từ cán bộ thẩm định, đến Lãnh đạo Phòng, đến Lãnh đạo Sở), công việc này thường chiếm rất nhiều thời gian (có thể kéo dài từ 20-30 ngày). Sau khi Lãnh đạo Sở đã quyết định cho vay Sở Giao dịch I vẫn chưa được ra thông báo cho vay đến CĐT mà trước hết phải gửi hồ sơ lên Hội sở chính để tiến hành cảnh báo, để có thể đưa ra được kết quả cảnh báo, Hội sở chính gần như phải thẩm định lại dự án thêm 1 lần nữa nên tốn mất khá nhiều thời gian. Như vậy đã làm cho thời gian thẩm định một dự án khá dài (Với dự án minh họa nêu trên, thời gian tính từ khi chủ đầu tư gửi văn bản xin vay vốn đến khi ký được hợp đồng tín dụng là hơn 4 tháng) Từ đó có thể làm mất cơ hội đầu tư của CĐT và đôi khi làm cho Sở Giao dịch I mất khách hàng.
Hai là, về độ tin cậy của các số liệu tính toán chưa cao: chủ yếu căn cứ số liệu của chủ đầu tư cung cấp và chủ yếu là tính toán các chỉ tiêu hiệu quả dự án. Công tác thẩm định chưa đi sâu phân tích các yếu tố đầu vào đầu ra của dự án. - Khả năng hiểu biết, chuyên sâu về các lĩnh vực kỹ thuật, các ngành nghề còn hạn chế dẫn đến việc xác định các thông số, các điệu kiện tính toán hiệu ích dự án bị hạn chế, chưa sát với thực tế thực hiện;
Khả năng thẩm định tổng mức đầu tư dự án còn yếu dẫn đến một số dự án có tổng mức đầu tư không hợp lý. Việc phân tích tính khả thi của vùng nguyên liệu và thị trường đầu ra còn bị động, dựa vào các số liệu trong báo cáo nghiên cứu khả thi mà chủ đầu tư gửi đến, chưa so sánh phân tích với các dự án cùng loại đã hoàn thành đưa vào hoạt động hoặc đang đầu tư để tìm ra những điểm còn mâu thuẫn. Việc phân tích đánh giá về việc lựa chọn địa điểm đầu tư chưa được coi trọng. Cán bộ thẩm định chủ yếu tiến hành thẩm định trên hồ sơ do chủ đầu tư gửi đến nên so với thực tiễn còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, dự án được lập ra có thể phản ánh
chưa chính xác hiệu quả có thể bắt nguồn từ sự cố ý của CĐT (chẳng hạn như khai tăng giá bán, khai giảm chi phí.) hoặc có thể CĐT có những sai sót trong quá trình lập dự án mà không phát hiện được vì vậy độ tin cậy thấp, dẫn đến chất lượng thẩm định tài chính dự án còn hạn chế.
Ba là, chưa chú trọng thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp: chủ yếu căn cứ trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp để tính toán các chỉ tiêu đánh giá khả năng của doanh nghiệp: khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán vốn lưu động,. chưa nghiên cứu gắn dự án đầu tư với năng lực tài chính của doanh nghiệp để đưa ra quyết định cho vay. Chưa phân tích sâu về quy mô hoạt động, tình hình công nợ, hàng tồn kho của doanh nghiệp, ít phối hợp với các tổ chức tài chính đánh giá tín nhiệm của chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng, chưa đi sâu phân tích kinh nghiệm và khả năng tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư. Những tồn tại này dẫn đến việc lựa chọn chủ đầu tư chưa đạt yêu cầu, thiếu năng lực tài chính và khả năng thực hiện dự án, gây nên tình trạng nợ quá hạn.
Bốn là, trong phân tích phương án tài chính: chưa đề cập đến yếu tố trượt giá do lạm phát, những ảnh hưởng tác động của cơ chế, chính sách. Do đó, việc so sánh các chỉ tiêu giữa các năm bị giảm ý nghĩa, việc dự tính trong tương lai sẽ có độ tin cậy thấp. Đây là nguyên nhân làm tăng độ sai lệch giữa kết quả tính toán khi thực hiện thẩm định với kết quả thu được khi đưa dự án đi vào khai thác sử dụng.
Năm là, việc thẩm định dự án chưa xem xét một cách toàn diện, phân tích kỹ thuật và phân tích thị trường còn yếu kém:
về phân tích kỹ thuật, Cán bộ thẩm định không đánh giá chính xác được mức độ tiên tiến của máy móc, máy móc có phù hợp với công suất của nhà máy, có đảm bảo tính đồng bộ với thiết bị hiện có. nên thường chấp nhận những luận chứng kinh tế kỹ thuật mà CĐT đưa ra.
về phân tích thị trường: việc chú ý phân tích thị trường của sản phẩm chưa được coi trọng. Đôi khi đánh giá sai khả năng thâm nhập thị trường, khả năng cạnh
tranh của sản phẩm đối với sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế, đánh giá sai về chu kỳ sống của sản phẩm...
Tất cả các hạn chế trên đã góp phần dẫn đến tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ở các dự án và số dự án hoạt động kém hiệu quả còn cao
2.3.2.2 Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan:
- Thủ tục, hồ sơ vay vốn còn rườm rà, phức tạp
+ Việc triển khai hướng dẫn thực hiện nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính Phủ còn chậm, việc ban hành các quy chế về nghiệp vụ chưa kịp thời do đó còn lúng túng trong việc triển khai và hướng dẫn khách hàng hoàn thành các thủ tục vay vốn theo quy chế mới.
+ Một số dự án mới có đặc thù riêng như đầu tư ra nước ngoài, vệ tinh viễn thông. có một số nội dung liên quan đến quản lý dự án chưa có trong quy chế, quy trình, Sở Giao dịch I phải nghiên cứu đề xuất báo cáo Hội sở chính trước khi thực hiện.
Bên cạnh đó Hồ sơ vay vốn có một số quy định chung chung, không cụ thể, nên khi triển khai áp dụng cho các đơn vị gặp nhiều vướng mắc, gây cảm giác phiền hà đối với khách hàng. Ví dụ như theo quy định của quy chế cho vay đầu tư phát triển thì chủ đầu tư cần cung cấp:
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng: trên thực tế thì những văn bản mà cơ quan cho vay quan tâm nhất là những văn bản liên đến việc quy hoạch, đất đai, môi trường, cấp phép xây dựng và phê duyệt thiết kế cơ sở, phòng chống cháy nổ.
+ Các văn bản khác do chủ đầu tư gửi kèm liên quan đến việc đầu tư dự án: thực tế là các quyết định, nghị quyết của hội đồng quản trị, đại hội cổ đông về chủ trương đầu tư dự án, về tiến độ góp vốn, về phân công trách nhiệm tổ chức thực
hiện dự án của chủ đầu tư trong đó văn bản về chủ trương đầu tư dự án là quan trọng nhất.
Do đó, việc yêu cầu chủ đầu tư bổ sung các văn bản đã kéo theo thời gian thẩm định thực tế dài hơn rất nhiều so với quy định.
+ Thời gian Hội sở chính trả lời cảnh báo các dự án do Sở giao dịch I còn dài. - Nguồn nhân lực thực hiện hoạt động thẩm định còn thiếu, chất lượng chưa đồng đều
Theo đánh giá chung của các tổ chức trong và ngoài nước thì nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây nên những hạn chế trong mọi lĩnh vực công tác đó là hạn chế về mặt nhân lực. Những tồn tại về nguồn nhân lực dẫn đến kết quả của công tác thẩm định dự án bị hạn chế, chất lượng của các công việc trong quá trình triển khai nhiệm vụ giảm sút, tình trạng nợ quá hạn dâng cao.
+ Tính đến 31/12/2011 tổng số cán bộ viên chức của Sở Giao dịch I là 218 người trong đó có 206 cán bộ trong biên chế và 12 nhân viên khoán gọn, tuy nhiên số cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện công tác tín dụng thẩm định là 10 người chiếm tỷ lệ 4,9 % tổng số cán bộ trong biên chế. Số cán bộ làm công tác thẩm định chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khi đó ngoài nghiệp vụ thẩm định cho vay dự án cán bộ thẩm định còn phải làm thêm các nhiệm vụ khác như: kiểm tra giá trị quyết toán, xác định giá trị tài sản đảm bảo, tham gia cùng Tổ thu nợ, tham gia công tác giải phóng mặt bằng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nên cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng của công tác thẩm định cho vay đầu tư phát triển.
+ Đặc thù cho vay đầu tư phát triển là cho vay vào các dự án với nhiều chuyên ngành khác nhau, có đặc điểm kinh doanh khác nhau do vậy việc hiểu các chuyên ngành giúp ích rất nhiều trong công tác quản lý tín dụng. Tuy nhiên, Sở Giao dịch I chưa hình thành được đội ngũ cán bộ chuyên sâu để thực hiện việc thẩm định theo từng chuyên ngành cụ thể và các cán bộ hiện tại chưa am hiểu được những đặc điểm của lĩnh vực mình quản lý, hầu hết chỉ tự nghiên cứu các tài liệu thẩm định nên
trình độ còn nhiều hạn chế, dẫn đến những sai lệch trong việc thẩm định dự án đầu tư dẫn đến chất lượng chất lượng thẩm định dự án chưa cao.
+ Do đội ngũ cán bộ thẩm định còn mới, kinh nghiệm ít nên công tác thẩm định mới chỉ tập trung thực hiện ở một số cán bộ đã có kinh nghiệm Trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định đã có những chuyển biến tích cực nhưng năng lực thẩm định vẫn chưa đồng đều; việc cập nhật kiến thức, thu thập thông tin nhằm bắt kịp với từng dự án khác nhau ít nhiều còn hạn chế. Bên cạnh đó hầu hết là loại hình dự án mới, đặc thù lần đầu tiên thẩm định nên cần có thời gian học tập, nghiên cứu, tìm kiếm thông tin.
+ Cán bộ làm công tác thẩm định trong những năm vừa qua thường xuyên thay đổi mà một cán bộ mới được thay thế thì phải mất thời gian tiếp cận dự án nên đôi khi bị động trong công việc (Từ đầu năm 2011 đến hết tháng 12/2011, Phòng có 08 cán bộ. Từ 01/8/2011 phòng được bổ sung 02 cán bộ từ các Phòng nghiệp vụ tín dụng), 01 Phó trưởng Phòng được điều động thực hiện công việc khác tại Phòng Tín dụng 3, 01 cán bộ từ Phòng Tín dụng 3 được điều chuyển làm Phó trưởng Phòng Thẩm định, 01 cán bộ chuyển công tác ra ngoài hệ thống. Từ 01/11/2011 Phòng được bổ sung thêm 01 cán bộ từ Công ty cổ phần đầu tư Tràng An).
+ Phần lớn các cán bộ chưa được cập nhật, đào tạo một cách bài bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động của mình, trang bị kiến thức pháp lý còn hạn chế; giáo dục về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp chưa thường xuyên. Kiến thức về quản lý và nghiệp vụ của không ít cán bộ còn yếu, chưa chủ động phát huy tính sáng tạo trong công việc, đặc biệt là việc tìm hiểu các nghiệp vụ khác có liên quan đến nghiệp vụ thẩm định như tín dụng.
+ Việc tuyển dụng, bố trí sắp xếp cán bộ còn chưa theo yêu cầu của công việc, chưa theo trình độ năng lực chuyên môn được đào tạo nên cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng công việc. Công tác đào tạo cán bộ chưa có chiến lược, định hướng lớn và chưa gắn liền với việc bố trí, sắp xếp cán bộ một cách phù hợp.
+ Chưa có cơ chế khen thưởng phù hợp để khuyến khích cán bộ thẩm định yên tâm công tác, tích cực làm việc, chưa có biện pháp bảo vệ quyền lợi cho các cán bộ thẩm định trước các cơ quan pháp luật của Nhà nước khi xảy ra rủi ro, thiệt hại vì lý do khách quan trong hoạt động thẩm định...
- Trang bị phương tiện, thiết bị phục vụ thẩm định chưa đầy đủ: Hiện nay Sở giao dịch mới chỉ trang bị hệ thống máy tính nối mạng để khai thác thông tin và hỗ trợ tính toán, song đây chỉ là trang bị cơ sở tối thiểu ban đầu, các phần mềm hỗ trợ thẩm định nhất là trong việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính kinh tế phức tạp chưa được quan tâm đầy đủ, điều này đã làm hạn chế rất nhiều đến khả năng tính toán và thời gian thẩm định
- Tổ chức thẩm định chưa thật sự hợp lý: trong các bước của quy trình thẩm định có quy định rõ ngày trả lời thông báo cho chủ đầu tư về hồ sơ đầy đủ, hợp lệ hay không song không quy định rõ thời gian thẩm định tối đa tại các phòng nghiệp vụ và chưa quy định rõ trách nhiệm của từng phòng, từng cán bộ tham gia thẩm định dẫn đến tính thần trách nhiệm của người tham gia thẩm định không cao.
- Nguồn thông tin thẩm định còn thiết hụt và chưa đủ tin cậy: đây là nguyên nhân chính dẫn đến độ tin cậy của số liệu tính toán chưa cao:
Ngoài thông tin trên hồ sơ khách hàng và các văn bản chính sách chế độ của Nhà nước và các bộ ngành liên quan, CBTĐ chủ yếu tự tìm hiều và khai thác thông tin để thẩm định. Sở Giao dịch I chưa có hệ thống thông tin lưu trữ phục vụ cho thẩm định.
Nguồn thông tin từ phía khách hàng thường chưa đủ tin cậy, do mục đích của doanh nghiệp là vay được vốn nên thường cung cấp thông tin có lợi cho họ, che dấu yếu kém của doanh nghiệp do đó không đảm bảo tính chính xác khách quan, và cán bộ thẩm định nhiều khi chưa đủ trình độ để phát hiện ra.
- Phương pháp thẩm định còn chưa đổi mới:
Hiện nay, Sở Giao dịch I áp dụng phương pháp thẩm định tuần tự và so sánh, tuy là cần thiết song chưa đủ bởi lẽ nếu chỉ có so sánh đánh giá xác định việc đủ hay
chưa đủ, đúng hay sai không thôi thì chưa dáp ứng được yêu cầu thẩm định tài chính dự án; yêu cầu của thẩm định tài chính dự án không chỉ đơn thuần là trả lời câu hỏi đúng hay không đúng, đủ hay thiếu mà phải phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan tác động đến hiệu quả tài chính dự án để đưa ra quyết định đúng đắn nhất, muốn vậy quá trình thẩm định cần phải kết hợp thêm các phương pháp thẩm định dựa trên phân tích tình huống và dự báo.
* Nguyên nhân khách quan:
Những nguyên nhân từ khách hàng vay vốn là một trong những nguyên nhân gây nên trình trạng nợ quá hạn tăng cao và kéo dài trong hoạt động cho vay đầu tư của Sở Giao dịch I, cụ thể là:
- Năng lực tổ chức quản lý vận hành dự án chưa tốt, việc khảo sát lựa chọn địa điểm đầu tư, điều kiện phát triển kinh tế xã hội chưa kỹ lưỡng dẫn đến dự án không phát huy hiệu quả.
- CĐT chưa chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ các thủ tục về đầu tư liên quan đến việc thực hiện dự án, thường xuyên có những thay đổi so với quyết định ban đầu. Bên cạnh đó, các CĐT thường chưa thông thạo các quy định về thủ tục đầu tư như