3.2.1.1. Tổ chức đào tạo chuyên gia, chuyên viên thẩm định dự án đầu tư
Nâng cao trình độ của cán bộ thẩm định dự án đầu tư là để bảo vệ lợi ích của chủ đầu tư, các nhà đầu tư tài chính (trong đó có ngân hàng) và của cả cộng đồng. Trong công tác thẩm định thì yếu tố con người vẫn là yếu tố trung tâm và chất lượng công tác đào tạo phần lớn phụ thuộc bởi các yếu tố con người. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư thì chúng ta phải tổ chức đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia, chuyên viên thẩm định dự án đầu tư giỏi. Qua các khóa đào tạo này, các cán bộ thẩm định dự án đầu tư sẽ tiếp thu được kỹ thuật, quy trình và kinh nghiệm thẩm định của các dự án đầu tư.
Các kỹ thuật CBA và CEA kết hợp với công cụ phần mềm thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư và mạng dữ liệu ngành có thể đưa vào áp dụng thực tế nếu các cán bộ thẩm định dự án được học và thực hành kỹ thuật đó. Dó đó, vấn đề đặt ra cho các khóa đào tạo là làm thế nào để các cán bộ thẩm định có thể tiếp nhận những kiến thức về kỹ thuật hiện đại và có thể vận dụng ngay vào thực tiễn.
Các khóa đào tạo cần đưa các tình huống thực tế để học viên học cách tiếp cận hệ thống, lựa chọn phương pháp phù hợp và đặc biệt là thực hành quy trình thẩm định dự án đầu tư phù hợp nhất, từ đó cải tiến quy trình cho phù hợp với từng loại dự án trong từng ngành, địa phương, lĩnh vực cụ thể. Các học viên cần được thực hành trên các dự án có thực, các dự án thất bại, các dự án thành công, các dự án kém hiệu quả và có hiệu quả cao...
Cần tiến hành đánh giá những thành công và thất bại của các khóa đào tạo về thẩm định hiệu quả dự án đầu tư đã từng tiến hành, từ đó rút kinh nghiệm cho các khóa học sau. Các khóa học trước đây mang nhiều tính lý luận và ít thực tiễn (không gắn với thực hành) nên hiệu quả đạt được không cao, khó hiểu, khó nhớ, khó làm theo.
Để đảm bảo thành công cho các khóa đào tạo, cần thận trọng lựa chọn giáo viên giảng dạy trong các khóa đào tạo đó, có thể là các chuyên gia thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư nhiều kinh nghiệm của ngành, hoặc là các chuyên gia giỏi và có kinh nghiệm từ bên ngoài của các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu quốc tế, các công ty tư vấn thẩm định, các công ty kiểm toán hoặc kết hợp các chuyên gia trong ngành với các chuyên gia giỏi ngoài ngành cùng tham gia giảng dạy.
Những chuyên gia được mời giảng dạy trong các khóa đào tạo phải nắm vững chủ đề liên quan của khóa đào tạo, có khả năng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành cho người học. Tất nhiên phải cân nhắc thận trọng chi phí và lợi ích của mỗi khóa học.
Để các khóa học có chất lượng cao và chi phí hợp lý thì cần phải xây dựng các chương trình đào tạo cụ thể, phù hợp với từng đối tượng như cán bộ mới vào nghề hay nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác thẩm định dự ấn đầu tư của các chi nhánh...
Các khóa đào tạo thực hành cho cán bộ thẩm định dự án đầu tư đang trong quá trình công tác cần tổ chức ngắn hạn và chuyên sâu, nhằm khắc phục tình trạng thiếu thời gian và thiếu tập trung của người học. Một số cán bộ chủ chốt có thể được nghỉ làm việc vẫn được hưởng nguyên lương và tham gia các khóa đào tạo dài hạn.
Tuy nhiên khi tổ chức đào tạo cán bộ thẩm định dự án cần phải chú ý tới một số vấn đề sau:
Một là, rà soát lại trình độ cán bộ có tính đến xu hướng phát triển dài hạn của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trường tài chính để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoàn thiện kiến thức chuyên môn. Đối với cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng, trước hết phải có một kiến thức chuyên môn vững chắc: sâu trong lĩnh vực ngân hàng và rộng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội có liên quan. Do đó, căn cứ vào kết quả rà soát, ngân hàng kiên quyết và có cơ chế hỗ trợ yêu cầu các nhân viên chưa đạt chuẩn theo các chương trình đào tạo lại. Bên cạnh đó, do sự biến đổi nhanh của môi trường kinh doanh, ngay cả các cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm cũng cần được đào tạo lại định kỳ.
Hai là, phân công cán bộ phụ trách và theo dõi từng mảng công việc sâu theo từng lĩnh vực để tạo ra sự chuyên môn hóa. Mặt khác, xây dựng cơ chế luân chuyển để tránh sự trì trệ và đề phòng phát sinh các mối quan hệ không lành mạnh với khách hàng. Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý kế cận để có kế hoạch theo dõi, bồi dưỡng nhằm tạo nguồn cán bộ, đảm bảo sự liên tục và kế thừa. Cơ cấu cán bộ phải đảm bảo sự hợp lý về độ tuổi, kết hợp sự năng động và nhạy cảm của cán bộ trẻ với kinh nghiệm của cán bộ cũ.
Ba là, có cơ chế gắn liền thu nhập và tự chịu trách nhiệm của cán bộ với hiệu quả công việc. Kiên quyết xử lý tình trạng cán bộ ngân hàng lợi dụng quyền hạn để
mưu cầu những toan tính cá nhân, gây thiệt hại về vật chất và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng
Thiết lập mạng lưới chuyên gia và tổ chức tư vấn
Hiện nay có rất ít các chuyên gia tư vấn, các tổ chức tư vấn trong và ngoài ngành chuyên về thẩm định dự án đầu tư mặc dù cơ chế cho phép khi thẩm định dự án đầu tư được mời hoặc thuê chuyên gia tư vấn thẩm định một phần hoặc toàn bộ dự án. Hơn nữa các cán bộ thẩm định, các đơn vị thẩm định dự án đầu tư hiện nay có rất ít mối liên hệ với các chuyên gia, tổ chức tư vấn ngoài ngành. Do đó, khi gặp khó khăn trong thẩm định các yếu tố liên quan đến thị trường, sản phẩm mới, họ gặp nhiều trở ngại trong việc tìm kiếm các chuyên gia, tổ chức tư vần phù hợp để hỗ trợ quá trình thẩm định.
Với những dự án đầu tư với quy mô lớn và phức tạp, khi thẩm định cần hợp tác với các tổ chức nghiên cứu chuyên ngành độc lập hoặc thuê tư vấn có uy tín ngoài ngành. Sự hợp tác giữa tư vấn bên ngoài ngành để thẩm định dự án đầu tư cũng là một giải pháp nhằm giúp các cán bộ thẩm định và ngân hàng học tập kinh nghiệm và nâng cao năng lực chuyên môn.
Để thúc đẩy hoạt động tư vấn mang tính chuyên nghiệp, các ngân hàng cần xây dựng mạng lưới các chuyên chuyên gia tư vấn độc lập trong và ngoài ngành về thẩm định dự án đầu tư, thẩm định giá (đặc biệt lưu ý các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành kể cả ở các đơn vị thành viên, hoặc đã nghỉ chế độ...) Đồng thời mời các doanh nhân, các giáo sư, tiến sĩ trong các trường đại học, viện nghiên cứu tham gia thẩm định và phản biện thẩm định dự án khi cần. Thường xuyên và định kỳ cần duy trì liên lạc với các chuyên gia, các nhà tư vấn.
Xây dựng cơ chế phối hợp và quy chế hoạt động độc lập giữa ngân hàng (hoặc đơn vị thẩm định) với các chuyên gia tổ chức tư vấn. Thông qua hợp đồng tư vấn, cần nêu rõ trách nhiệm của bên tham gia tư vấn thẩm định để đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả công tác thẩm định.
Cơ sở dữ liệu và thông tin về các nhà tư vấn (đặc biệt là các thông tin về năng lực, kinh nghiệm và sở trường) cần được lưu giữ tập trung và thường xuyên cập nhật. Các nhà tư vấn cần được phân loại theo các lĩnh vực (loại sản phẩm, vùng, địa phương) hoặc các khâu của chu trình dự án. Cơ sở dữ liệu này sẽ giúp đơn vị thẩm định dự án đầu tư khi cần hỗ trợ của các nhà tư vấn sẽ liên hệ, gặp gỡ được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tăng cường sự hợp tác giúp đỡ và học tập kinh nghiệm của các tổ chức tín dụng trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư.
Tăng cường tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức tín dụng có kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư có vai trò quan trong trong việc cải tiền kỹ thuật, quy trình thẩm định và vận hành quy trình mới. Xây dựng các dự án hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo về phân tích, thẩm định dự án đầu tư.
Hiện nay, các tổ chức quốc tế như WB, ADB...đã cây dựng được cơ sở dữ liệu khá phong phú phục vụ công tác phân tích, thẩm định, đánh giá dự án gồm tài liệu, sổ tay hướng dẫn...Tận dụng những lợi thế và tranh thủ sự giúp đỡ để tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng mình
3.2.1.2. Tổ chức và điều hành công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả đề ra.
Việc tổ chức và phân công hợp lý và khoa học trong quy trình thẩm định dự án sẽ hạn chế được rất nhiều những công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo và trùng lặp và phát huy mặt tích cực của từng cá nhân và cả tập thể, giảm thiểu những chi phí hoạt động và tiết kiệm về mặt thời gian. Vì vậy, để xây dựng một cơ chế tổ chức, điều hành tốt, Ngân hàng cần làm một số việc sau:
♦ Hoạt động của phòng thẩm định phải thực sự đi vào quy trình nề nếp đối với tất cả các nghiệp vụ tín dụng và có tính tín dụng, đảm bảo tính nguyên tắc trong mọi nghiệp vụ thẩm định.
Chỉ tiêu hiệu
quả tài chính _____(trong nhiều phương án)____Lựa chọn phương án tốt nhất?
Phương án lựa chọn được ________chấp nhận?_______
Tf___________ Tf nhỏ nhất____________________ Tf =< Tf tiêu chuẩn_________ fNPVn F giá trị hiện tại thuần lớn nhất____ F giá trị hiện tại thuan>=0 f IRR________ F IRR lớn nhất_________________ F IRR>=f IRR tiêu chuẩn____
♦ Phân công cán bộ thẩm định phụ trách khách hàng theo từng lĩnh vực kinh doanh nhất định vì các dự án đầu tư rất đa dạng thuộc mọi ngành nghề khác nhau với nhiều vấn đề phát sinh không giống nhau. Một cán bộ tín dụng không thể am hiểu tất cả các dự án thuộc mọi ngành nghề kinh doanh khác nhau nên chỉ phân công một cán bộ tín dụng phụ trách một hoặc một số ngành nghề nhất định để từ đó CBTĐ sẽ có điều kiện đi sâu tìm hiểu các vấn đề có liên quan thuộc lĩnh vực mình đảm nhiệm. Do đó khi dự án thuộc lĩnh vực mình phụ trách, CBTĐ sẽ dễ dàng thu thập thông tin và thẩm định có chất lượng hơn từ đó đưa ra nhứng quyết định đúng đắn nhất. Tuy nhiên, cần có sự trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong ngân hàng.
♦ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giám sát cán bộ thẩm định trong việc chấp hành các văn bản pháp luật của nhà nước cũng như quy trình thẩm định dự án tránh nhưng sai sót đáng tiếc.
3.2.1.3. Cải tiến quy trình thẩm định dự án đầu tư
Để cải tiến quy trình thẩm định dự án đầu tư, trước hết xây dựng mô hình thẩm định dự án đầu tư, trước hết xây dựng mô hình thẩm định dự án đầu tư. Mô hình thẩm định được xây dựng trong quá trình cải tiến kỹ thuật, kết hợp kỹ thuật phân tích tài chính (FA) và tổ chức quy trình thẩm định. Việc thực hiện theo quy trình hợp lý sẽ nâng cao chất lượng thẩm định, tiết kiệm chi phí và thời gian thẩm định. Tác giả đề xuất quy trình thẩm định được thực hiện bởi cán bộ thẩm định (hoặc tổ thẩm định) như sau:
Bước 1: xác định các hạng mục và tính toán khối lượng đầu vào ( chi phí) và các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các biến số này (phí, lệ phí, lãi vay, chi phí bảo vệ môi trường, bồi thường, bồi thường giải phóng mặt bằng...). Xác định căn cứ pháp lý và các giả định của dự án.
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính sử dụng trong việc lựa chọn phương án tốt nhất.
Trong đó: Tf là thời gian thu hồi vốn tài chính; f NPV là giá trị hiện tại thuần tài chính; f IRR là tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ tài chính; f BCR là tỷ lệ lợi ích - chi phí tài chính.
Bước 2: Xác định các nguồn vốn (vốn chủ sở hữu, tín dụng thương mại, tín dụng ưu đãi, ODA, huy động khác...) sẽ được sử dụng để triển khai đầu tư dự án. Phân tích điều kiện huy động vốn, mức độ sẵn sàng, xem xét các phương án thay thế và các phương án bổ sung. Phân tích rủi ro và chi phí khi phải thay đổi phương án vốn trong quá trình triển khai dự án.
Bước 3: Xác định các chị phí cho xây lắp, máy móc thiết bị và các chi phí đầu vào của sản phẩm như chi phí vận hành, chi phí vốn, đào tạo, sửa chữa.. .Phân tích điều kiện cung cấp, giá cả, điều kiện giao hàng, khả năng thay thế các đầu vào bằng nguồn vốn trong nước hay ngoài nước. Xây dựng bảng tổng hợp chi phí (bao gồm chi phí lập, thẩm định, phê duyệt và kết thúc dự án) với các loại tiền tệ (nội tệ và ngoại tệ). Xác định tỷ giá chính thức được sử dụng trong tính toán.
Bước 4: Xác định doanh thu của dự án, cơ sở xác đinh doanh số, giá cả đầu ra và đầu vào các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu. Phân tích độ co giãn giá cả đầu vào, tác động của hàng thay thế, hàng bổ sung, mức thu nhập và thị hiếu ảnh hưởng đến giá cả và doanh số. Từ đó xây dựng dòng tiền tài chính (cash - flow) theo thời gian phát sinh doanh thu/chi phi để đưa vào tính toán.
Bước 5: Xác định tỷ xuất chiết khấu các hạng mục chi phí, doanh thu trên dòng tiền, Tỷ suất chiết khấu có thể được lựa chọn bằng nhiều cách: (1) lãi suất của
nguồn vốn lớn nhất, (2) bình quân quyền lãi suất của các nguồn vốn, (3) tỷ suất chiết khấu đã được áp dụng trong dự án tương tự, (4) theo yêu cầu hoặc đề xuất của đơn vị tài trợ chính (ví dụ: theo khuyến nghị của ABB, nên sử dụng tỷ suất chiết khấu 10-12%).
Bước 6: Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (thời gian hoàn vốn tài chính, NPV, IRR, BCR...) dựa trên giá cả thị trường của các yếu tố đầu ra, đầu vào. So sánh các phương án, đánh giá hiệu quả tài chính dựa trên các tiêu chuẩn. Lập bảng so sánh kết quả tính toán các chỉ tiêu cho các phương án khác nhau và các dự án tương tự đã thực hiện.
Bước 7: Phân tích rủi ro và độ nhảy cảm của các chỉ tiêu tài chính của dự án. Đưa ra một số giả định mới để tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Đánh giá tính bền vững tài chính của các chỉ tiêu hiệu quả.
Bước 8: Lập báo cáo tổng hợp phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính. Cần xây dựng báo cáo trên các bảng tính (như Micorosoft Excel) hoặc các phần mềm đánh giá chuyên dụng. Báo cáo cần đưa ra các căn cứ xác lập các yếu tố, các thông số tính toán. Báo cáo cần đưa ra các phương án thay thế, các ngưỡng và điều kiện tới hạn để dự án có tính khả thi và tính hiệu quả.
3.2.1.4. Cải tiến nội dung thẩm định dự án đầu tư
Trong nội dụng thẩm định khách hàng vay vốn:
Ngân hàng căn cứ vào báo cáo tài chính và doanh nghiệp gửi cho ngân hàng để thẩm định năng lực tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để công tác thẩm đinh khách hàng có ý nghĩa, trước hết các thông tin mà khách hàng cung