Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân

Một phần của tài liệu (Trang 34)

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng là doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Do vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực tài chính cho ngân hàng. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT, đòi hỏi các NHTM phải nghiên cứu và xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT, từ đó đề ra những biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động. Nhìn chung, có hai nhân tố cơ bản là nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan

1.2.3.1. Các nhân tố khách quan

- Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới:

NHTM là một trung gian tài chính - là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới. Do vậy, hiệu quả hoạt động của ngân hàng bị chi phối bởi sự biến động kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước. Hoạt động ngân hàng trong một nền kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và phát triển sẽ an toàn và hiệu quả hơn do ngân hàng có thể tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng thị trường. Sự suy thoái kinh tế, các rủi ro chính trị như chiến tranh, cấm vận kinh tế,... ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại quốc tế, từ đó hạn chế hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, ảnh hưởng đến nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu và khả năng TTQT của các NHTM.

- Môi trường pháp lý:

Hoạt động TTQT của NHTM không những chịu sự chi phối bởi các cơ chế, chính sách, luật pháp trong nước và quốc tế mà còn phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực và thông lệ quốc tế của từng loại hình nghiệp vụ

phát sinh, đặc biêt là chính sách tỷ giá biểu hiện sự ổn định của đồng tiền thanh toán mà biểu hiện qua sự thay đổi tỷ giá cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các DN XNK. Hiện nay các bên đều chọn đồng USD làm đồng tiền thanh toán trong các giao dịch TMQT. Nếu đồng tiền thanh toán bị mất giá thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác XK. Ngược lại nếu đồng tiền thanh toán tăng giá thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hàng nhập khẩu của DN. Bởi bất cứ một hoạt động SXKD nào vượt ra ngoài biên giới một quốc gia đều phải chịu sự chi phối của luật pháp trong nước và luật pháp của nước sở tại. Do vậy mà vai trò của môi trường pháp lý đối với hoạt động TTQT rất quan trọng: Nó tạo cơ sở pháp lý để hạn chế rủi ro và giải quyết tranh chấp nếu xảy ra trong TTQT.

- Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ:

NHNN với vai trò quản lý vĩ mô trong việc điều hành chính sách tiền tệ có thể sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để khuyến khích XNK hay hạn chế NK mà những hoạt động này sẽ được thực hiện thanh toán qua NHTM. Ngoài ra chính sách quản lý ngoại hối được Nhà nước sử dụng để thực hiện mục tiêu của chính sách ngoại thương: bằng việc kiểm soát và hạn chế NK hàng hóa từ nước ngoài, qua đó sẽ làm giảm khả năng thanh toán hàng NK qua NH.

- Năng lực kinh doanh và trình độ hiểu biết về TMQT của khách hàng:

Nếu DN XNK có năng lực, năng động, có trình độ về TTQT, sự hiểu biết rộng về phong tục tập quán, luật pháp quốc tế, để am hiểu và quyết định nhanh nhạy, chớp thời cơ trong kinh doanh, không bị nước ngoài lừa đảo...thì sẽ góp phần đem lạ i hiệu quả TTQT cao đồng thờ i hạn chế các mất mát, rủi ro trong hoạt động XNK. Khi ngân hàng thu hút được các doanh nghiệp XNK có năng lực và hoạt động hiệ u quả sẽ hạn chế những rủi ro trong TTQT cho cả ngân hàng và khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT cho ngân hàng

1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan

- Mạng lưới ngân hàng đại lý được mở rộng

Để hoạt động TTQT có hiệu quả, tránh rủi ro và có thông tin về khách hàng đối tác một cách chính xác nhất, các ngân hàng phải có một hệ thống ngân hàng đại lý phát triển với số luợng lớn, rộng khắp, có mối quan hệ với nhiều quốc gia, châu lục trên thế giới

- Thương hiệu của ngân hàng

Thuong hiệu của ngân hàng ngày càng đuợc biết đến nhiều hơn sẽ giúp luợng khách hàng tăng lên một cách ổn định; tạo sự an tâm và hài lòng cho khách hàng

- Các quy định, quy trình, văn bản áp dụng

Các văn bản quy định các yêu cầu, hồ sơ, trình tự thực hiện giao dịch, sự phân công trách nhiệm và nghĩa vụ của từng nguời, từng bộ phận liên quan. Sự rõ ràng, cụ thể và khoa học của các quy trình bao gồm hết đuợc tất cả các nghiệp vụ TTQT mà ngân hàng cung cấp sẽ đảm bảo khả năng thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác, an toàn đồng thời kiểm soát đuợc các rủi ro, góp phần đảm bảo chất luợng TTQT tốt. Do đó, việc hoàn thiện các quy trình TTQT tạo điều kiện để chất luợng TTQT đuợc nâng cao, tăng tính cạnh tranh và đáp ứng đuợc nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

- Các chính sách và chiến lược kinh doanh của ngân hàng:

Chính sách đối ngoại, chính sách phát triển dịch vụ của NHTM, Chính sách khách hàng, Chính sách tỷ giá, chính sách Marketing ngân hàng ,... là những yếu tố ảnh huởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng. Các chính sách, định huớng, đuờng lối của ngân hàng đề ra phải đúng đắn, theo kịp xu thế, phù hợp thực tiễn,...thì các hoạt động mới tốt đuợc. Với sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng buộc các ngân hàng phải luôn chú ý nhiều hơn đến công tác marketing và các chính sách đề ra. Nếu ngân

hàng có một chính sách tỷ giá thích hợp, linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường và từng loại khách hàng, sẽ giữ được khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm khách hàng mới sử dụng sản phẩm dịch vụ.

- Năng lực tài chính và kinh doanh ngoại hối của ngân hàng

Nếu ngân hàng có vốn lớn thì sẽ có điều kiện trang bị những máy móc, công nghệ hiện đại nhất giúp quá trình thanh toán được thực hiện nhanh chóng, an toàn, hiệu quả hơn... đồng thời có điều kiện để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo niềm tin và sự hài lòng cho khách hàng, mở rộng mối quan hệ.

- Nền tảng công nghệ thông tin

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, yếu tố khoa học kỹ thuật tiên tiến luôn đóng vai trò huyết mạch của một nền kinh tế phát triển. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thì công nghệ thông tin chính là một trong số những yếu tố quyết định thắng lợi. Thanh toán quốc tế là nghiệp vụ đòi hỏi tốc độ xử lý phải nhanh chóng, chính xác và an toàn. Nếu công nghệ ngân hàng càng hiện đại thì càng giúp ngân hàng thu thập được nhiều thông tin chính xác, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giúp ngân hàng ra quyết định kịp thời, đúng đắn, quản lý tập trung và sử dụng có hiệu quả đồng vốn kinh doanh.

- Nhân tố con người: Trình độ, năng lực, thái độ, đạo đức của đội ngũ cán bộ TTQT mang tính chất quyết định đến chất lượng TTQT của NHTM. Vì điều này quyết định đến sự nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả của TTQT. Nếu các cán bộ TTQT nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, kiến thức, am hiểu sâu sắc về vận tải, hải quan,chính sách XNK, giỏi ngoại ngữ thì sẽ có khả năng tư vấn tốt, tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng, đảm bảo được độ chính xác của giao dịch và hạn chế rủi ro phát sinh. Tuy nhiên năng lực, trình độ chuyên môn tốt thôi chưa đủ, bên cạnh đó, thanh toán viên còn phải có thái độ phục vụ tận tâm, nhiệt tình, có trách nhiệm với công

việc mới tạo ra sự hài lòng và tin tưởng ở khách hàng, mới khiến khách hàng muốn gắn bó với chi nhánh, hoạt động TTQT mới được duy trì và phát triển. 1.3 KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI MB

1.3.1. Kinh nghiệm của ngân hàng Citibank

Citibank được thành lập vào năm 1812 tại Mỹ, hiện có khoảng 16.000 văn phòng tại 160 nước trên thế giới với trên 200 triệu tài khoản khách hàng. Tại châu Á, với 115 năm từ ngày đầu tiên hoạt động đến nay, Citibank đã phát triển rộng nhất trong khu vực châu Á ở lĩnh vực tài chính với hơn 200 chi nhánh tại 21 nước. Năm 2016, Euromoney đánh giá cao Citi vì “những nỗ lực không ngừng nghỉ về ý tưởng và sáng tạo”: Cứ trung bình hai tuần một lần Citi công bố một giải pháp sáng tạo hoặc một đối tác kỹ thuật số mới. Ngoài ra, Euromoney còn bình chọn Citibank là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán tốt nhất tại châu Á, ngân hàng tốt nhất trong việc cung cấp các dịch vụ ngoại hối” và đồng thời là “Ngân hàng Đầu tư xuất sắc nhất” tại Singapore và Ân Độ. Tạp chí chuyên ngành hàng đầu này còn dành những lời ca ngợi Trung tâm phát triển các giải pháp quản lý dòng tiền và thanh toán quốc tế của Citi đặt trụ sở tại Singapore trong việc “phát triển ý tưởng đột phá đáp ứng nhu cầu của thị trường”. Sức mạnh của Citi nằm ở sự cân bằng, không một quốc gia nào trong khu vực chiếm quá 12% doanh thu của Citi toàn khu vực. Sự phân bố này giúp ngân hàng có thể ưu tiên những dòng chảy tài chính liên quốc gia ở châu Á, cũng như giúp các công ty tại đây mở rộng sang những lục địa khác. Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố Citibank đặt lên hàng đầu, vì vậy ngân hàng này luôn thu hút được nhân tài nhờ tuyển dụng từ nhiều lĩnh vực khác nhau với chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Bên cạnh đó, Citi còn thường xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ TTQT, cập nhật kiến

thức mới cho nhân viên, trao giải thưởng TTQT tốt nhất cho hơn 20 ngân hàng Việt Nam đạt thành tích trong việc không ngừng nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế trong những năm qua.

1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Oversea-Chinese-Banking Corporation

Ngân hàng OCBC (Oversea-Chinese-Banking Corporation) của Singapore nhiều năm giữ vị trí dẫn đầu danh sách 10 ngân hàng mạnh nhất thế giới. Một trong những lý do mang đến thành công cho ngân hàng này, đó là bên cạnh việc xây dựng một hệ thống phòng ngừa nợ xấu thông qua các cơ chế chính sách cho vay, OCBC quy định những người ký kết các khoản tín dụng phải chịu trách nhiệm trước tiên trong việc thực hiện phân loại tín dụng chính xác, dựa trên những đánh giá về tình hình tổng thể (khả năng thanh toán từ các nguồn thu nhập thông thường, người bảo lãnh, tài sản ký quỹ, dòng tiền, các điều kiện về tài chính, triển vọng phát triển...) và có thể thay đổi kết quả phân loại trong quá trình phê chuẩn thông thường hay vào bất kỳ thời điểm nào khác. Để phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong quá trình tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế, Ngân hàng OCBC của Singapore đã xây dựng “danh sách theo dõi” để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề ổn định về tín dụng. “Danh sách theo dõi” không phải là một danh mục phân loại mà là danh sách những khách hàng đang tồn tại những vấn đề tín dụng tiềm ẩn cần quan tâm. Trên cơ sở này Ngân hàng OCBC sẽ có những chính sách thích hợp đối với từng khách hàng.

1.3.3. Kinh nghiệm từ ngân hàng HSBC

Ngày 1 tháng 1 năm 2009, HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên thành lập ngân hàng con tại Việt Nam: ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam. Với 150 năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Việt Nam, HSBC cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng bao gồm: dịch vụ Tài chính Cá nhân và Quản lý Tài sản, Dịch vụ Ngân hàng Doanh Nghiệp,

dịch vụ Ngoại hối, dịch vụ Thanh toán Quốc tế và Tài trợ thương mại, và Dịch vụ Chứng Khoán. Hiện nay, HSBC đang là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, là ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất tại Việt Nam trong bảy năm liên tiếp từ 2010 đến 2016 do Euromoney Poll bình chọn. Ngoài ra, HSBC đã đầu tư vào các kênh ngân hàng trực tuyến để mang lại cho khách hàng những giải pháp ngân hàng hiệu quả nhất có thể, một bước tiến phù hợp với định hướng của chính phủ Việt Nam về ngân hàng điện tử. Hiện tại, thanh toán điện tử tại HSBC Việt Nam đang đáp ứng 92% khối lượng thanh toán cho khối khách hàng doanh nghiệp. HSBC cũng là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên triển khai nền móng cho dịch vụ thu thuế điện tử sau khi kí hợp đồng hợp tác với Tổng cục thuế vào tháng 8/2015

1.3.4. Kinh nghiệm từ ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Tại Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng chiếm uy tín lớn trong lĩnh vực thanh toán đối ngoại. Tháng 4/1963, VCB chính thức khai trương, hoạt động như một ngân hàng đối ngoại độc quyền. Trong những năm qua VCB luôn duy trì vị trí số 1 vững chắc trong thị phần thanh toán XNK và bảo lãnh của cả nước với doanh số thanh toán XNK không ngừng tăng. Với quan hệ đại lý hơn 1.300 ngân hàng tại gần 90 quốc gia trên khắp các châu lục, thương hiệu Vietcombank đã gắn liền với các sản phẩm TTQT & TTTM, các sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank đều được thiết kế nhằm mục đích đem lại những sự tiện ích vượt trội cho khách hàng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế toàn cầu. Năm 2016, Vietcombank là ngân hàng duy nhất đại diện cho Việt Nam được mời tham dự và nhận giải thưởng ngân hàng có bảng cân đối tài chính mạnh nhất Việt Nam tại buổi lễ vinh danh do Tạp chí The Asian Banker (TAB) tổ chức.

quan trọng khác như: “Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam”; "Ngân hàng cung cấp sản phẩm thẻ tín dụng tốt nhất Việt Nam"; được Tạp chí Euromoney trao giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Vietcombank cũng luôn dẫn đầu trên nhiều bảng xếp hạng quan trọng do các tổ chức uy tín quốc tế công bố

1.3.5. Bài học kinh nghiệm đối với MB - chi nhánh Điện Biên Phủ

- Xây dựng, đào tạo đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro hoạt động TTQT,

tăng cường quản lý rủi ro đạo đức, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ trực tiếp làm công tác TTQT

- Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc

tế như quản trị rủi ro, tài sản nợ, có, quan trị vốn, kiểm tra, kiểm soát nội bộ. . - Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ việc phân tích, đánh giá đo lương rủi ro hoạt động TTQT. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng giúp tiết kiệm thời gian lao động, phục vụ việc quản trị, điều hành, tác nghiệp nhanh chóng, thuận tiện hơn.

- Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu. Tăng cường thu hút các nghiệp vụ ngoại tệ trong ngoài nước nhằm phục vụ tốt hơn các hoạt động TTQT

- Phải luôn không ngừng tìm tòi, tư duy, đổi mới và sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm dịch vụ ưu việt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và theo kịp điều kiện phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w