toán sử
dụng tại Công ty
> Về hệ thống tài khoản kế toán áp dụng
SSI hiện đang áp dụng hệ thống TK kế toán theo hướng dẫn tại Thông tư Thông tư 210/2014/TT-BTC ngày 30/12/2014. Tuy nhiên, do nhu cầu quản trị, TK được thiết kế gồm 6 mảng chính như sau: Branch - Cost_center - Team - Account -
Sub_Account - Production. Trong đó: Branch: Chi nhánh
Cost_Center: Phòng ban hoặc trung tâm kinh doanh Team: Nhóm nhỏ trong phòng ban
Account: Tài khoản
Sub_Account: Chi tiết hơn cho từng đối tượng TK cần theo dõi
Production: Mảng hoạt động hoặc sản phẩm, dịch vụ
VD: TK: 130.B50.01.511121.000000.100
- 130: Chi nhánh Hà Nội
- B50: Bộ phận Dịch vụ chứng khoán cá nhân
- 01: Team 01 - Nhóm 1 - Trưởng nhóm: Lê Công Hiệp - 511121: TK doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán - 100: Chứng khoán niêm yết là cổ phiếu
^ Nội dung TK: Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán niêm yết là cổ phiếu tại bộ phận Dịch vụ chứng khoán cá nhân team 01 - chi nhánh Hà Nội.
- Ngoài ra, về sổ kế toán và chứng từ kế toán sử dụng, SSI thực hiện theo đúng nội dung, kết cấu và hình thức tại Thông tu 334/2016/TT-BTC ngày 27/12/2016.
2.2.2. Thực trạng về phương pháp hạch toán doanh thu, chi phí, xác định
kết
quả kinh doanh tại Công ty dưới góc độ kế toán tài chính
> Kế toán tập hợp doanh thu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Quý4.2017
Qua khảo sát cơ bản tại SSI, về phuơng diện KTTC, Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn thực hiện phân loại doanh thu theo loại hình kinh doanh. Và về cơ bản, doanh thu tại SSI đuợc ghi nhận theo một quy trình chuẩn nhu sau:
Hình ảnh 2.3: Lưu đồ quy trình doanh thu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn
Nguồn: Phòng kế toán - CTCP Chứng khoán Sài Gòn a) Lãi từ các tài sản tài chính
Chứng từ đuợc SSI sử dụng để tập hợp các khoản lãi từ Tài sản tài chính bao gồm: Thông báo chi trả cổ tức, trái tức của tổ chức phát hành hoặc của TTLK CK
"2 Giao dịch khácViệt Nam (VSD) (Phụ lục 05); Hợp đồng mua bán trái phiếu đối với các khoản Đầu tu dài hạn có thỏa thuận cụ thể về thời gian nắm giữ và lãi suất để làm căn cứ dự thu lãi; Bảng tổng hợp nhập - xuất - Tồn của CP, TP; Bảng kê khớp lệnh của CK giao dịch trong ngày (Phụ lục 06) và tờ trình về mục đích nắm giữ CK; Hóa đơn GTGT nghiệp vụ bán CK tự doanh nếu xác định đuợc chính xác nguời mua; Phiếu hạch toán (Phụ lục 07)...
Sau khi tập hợp chứng từ, số liệu kế toán Quý 4 về các khoản lãi từ tài sản tài chính đuợc lập thành Bảng kê lãi bán các Tài sản tài chính FVTPL (Phụ lục 08); Kết quả chênh lệch đánh giá lại tài sản tài chính (Phụ lục 09) và Bảng tổng hợp cổ tức, tiền lãi phát sinh từ tài sản tài chính FVTPL, HTM, AFS và các khoản cho vay, phải thu (Phụ lục 10)
Khi đó, kế toán hạch toán bút toán lãi bán FVTPL nhu sau: Nợ: TK 112: 2.888.282.903.674
Có: TK 121 (Chi tiết đến từng mã CK): 2.802.398.771.648 Có: TK 5112: 86.505.447.026
Cuối kỳ, căn cứ vào giá đóng cửa của chứng khoán niêm yết trên thị truờng chứng khoán hoặc lập hội đồng thẩm định để tiến hành đánh giá lại các tài sản tài chính để sổ sách phản ánh đúng giá trị hợp lý của tài sản đó. Kế toán tự doanh hạch toán bút toán đánh giá lại tài sản vào phần mềm kế toán để kiểm soát duyệt:
Nợ: TK 121 (chi tiết đến từng mã CK): 99.939.392.825 Có: TK 5112: 99.939.392.825
Tại SSI, quý 4/2017 không có phát sinh lãi bán AFS. Ngoài ra, trong quý, lãi từ các tài sản tài chính còn bao gồm cổ tức, trái tức phát sinh.
Nhu vậy, ở quý 4/2017, Lãi từ các tài sản tài chính tập hợp đuợc là:
Lãi từ các TSTC = Lãi từ FVTPL + Chênh lệch tăng từ đánh giá lại FVTPL + Lãi từ HTM
+ Lãi từ các khoản cho vay + Lãi từ AFS
= 86.505.447.026 + 99.939.392.825 + 3.154.214.000
+ 134.360.549.127 + 150.854.162.367 + 123.508.592.816 = 598.322.358.161 (1)
b) Kế toán doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán
Tại SSI, phí môi giới được cập nhật theo từng giai đoạn cụ thể trên trang web của Công ty. Hiện tại, biểu phí này đang được duy trì theo thay đổi từ ngày 01/04/2014 với tỷ lệ như sau:
VNĐ
Tổng giá trị giao dịch từ 100 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ
0.3%
Tổng giá trị giao dịch từ 500 triệu VNĐ trở lên 0.25%
quỹ
b. Trái phiếu 0.2 đồng/trái phiếu/tháng
Bảng 2.1: Biểu phí dịch vụ giao dịch chứng khoán tại CTCP Chứng khoán Sài Gòn
Nguồn: http://www.ssi.com.vn/
Hàng ngày, khi phát sinh phí giao dịch (phí môi giới mua, môi giới bán), bộ phận lưu ký sẽ thống kê dữ liệu trên hệ thống tại mỗi TK GDCK và lập Bảng tổng hợp phí môi giới chứng khoán chi tiết đến từng chi nhánh, PGD (Phụ lục 11) cho kế toán để hạch toán. Căn cứ số liệu tập hợp được quý 4.2017, kế toán đã ghi nhận:
Nợ: TK 325: 311.414.085.237 (2) Có: TK 5111: 311.414.085.237
c) Kế toán doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán
Tại SSI, nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành chứng khoán không có phát sinh kể từ năm 2014 đến nay. Trong khi đó, phí dịch vụ đại lý phát hành được ghi nhận có một nghiệp vụ phát sinh trong quý 4.2017 như sau:
Ngày 14/04/2017, Khối dịch vụ Ngân hàng Đầu tư đã thay mặt SSI ký hợp đồng cung cấp dịch vụ đại lý phát hành số 12/2017/SSI-HN/NHĐT cho Công ty cổ phần tập đoàn PAN. Sau khi hoàn thành mọi nghĩa vụ đã thỏa thuận tại hợp đồng, ngày 11/10/2017, hai bên đã ký biên bản Thanh lý hợp đồng với điều khoản về phí dịch vụ tư vấn là 720 triệu đồng không chịu VAT và yêu cầu KH Thanh toán trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản Thanh lý. Theo đó, kế toán tiến hành định khoản:
Nợ: TK 131 - Chi tiết đến CTCP Tập đoàn PAN: 720.000.000 (3) Có: TK 5113: 720.000.000
d) Kế toán doanh thu nghiệp vụ tư vấn
Kế toán SSI đã ghi nhận doanh thu tư vấn đầu tư CK quý 4/2017 là 5.629.740.534 đồng và doanh thu nghiệp vụ tư vấn tài chính là 89.962.779.953 đồng. Bút toán hạch toán được tập hợp như sau:
Nợ: TK 112/ 131: 104.588.798.482
Có: TK 511410: 5.629.740.534 (4) Có: TK 511420: 89.962.779.953 (5)
Có: TK 333: 8.996.277.995
Trong đó, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có bản chất và phương pháp kế toán tương tự nhau và gần giống với Nghiệp vụ 1 (Phụ lục 12).
e) Kế toán doanh thu nghiệp vụ lưu ký
năm 2017 được ghi nhận là 3.367.839.189 đồng. Khi đó, kế toán hạch toán trên Oracle như sau:
Nợ: TK 325: 3.367.839.189 (6) Có: TK 5115: 3.367.839.189
Quý 4/2017, ngoài các hoạt động kinh doanh nói trên, SSI còn ký các hợp đồng cho thuê Tài sản (xe ô tô 4 chỗ). Hợp đồng này đem lại một khoản doanh thu cho Công ty trị giá 178.435.399 đồng. Đồng thời, SSI cũng thu đuợc khoản lãi phạt trả chậm của đối tác với số tiền 3.230.302.911 đồng. Do đó, căn cứ chứng từ phát sinh, kế toán ghi nhận:
Nợ: TK 5118: 3.408.738.310 (7) Có: TK 112: 3.408.738.310
Nhu vậy, doanh thu hoạt động của SSI đuợc trình bày chi tiết tại phụ lục 14.
g) Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Có 3 loại hình doanh thu hoạt động tài chính thuờng gặp ở SSI: Chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái đã và chua thực hiện; Doanh thu, dự thu cổ tức, lãi tiền gửi không cố định; Lãi bán, Thanh lý các khoản đầu tu vào Công ty con, liên kết, liên doanh
Tại quý 4/2017, doanh thu hoạt động tài chính ghi nhận của SSI chỉ có khoản mục dự thu lãi tiền gửi với giá trị 6.002.761.142 đồng. Trong kỳ, kế toán hạch toán:
Nợ: TK 138: 6.002.761.142 (8) Có: TK 515: 6.002.761.142
h) Kế toán một số loại doanh thu và thu nhập khác
Doanh thu và thu nhập khác phát sinh tại SSI cũng rất đa dạng. Thông thuờng, các khoản doanh thu này có thể là phí dịch vụ quản lý cổ đông, phí thuởng cho công việc hoàn thành từ đối tác nuớc ngoài, lãi thanh lý TSCĐ không có nhu cầu sử dụng,... Tùy theo từng nghiệp vụ và bản chất của hoạt động thu chi mà kế toán hạch toán cho phù hợp.
Nợ: TK 112/ 131/ 138: 490.045.324 (9) Có: TK 711: 490.045.324
> Kế toán tập hợp chi phí tại Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Quý
4.2017
Để thống nhất giữa DT và CP, SSI cũng phân loại CP theo loại hình kinh doanh. Theo đó, chi phí tại SSI đuợc chia thành 4 loại chính là Chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác.
a) Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh
Căn cứ vào bảng kê lỗ bán tài sản tài chính (Phụ lục 15), kế toán ghi nhận bút toán sau:
Nợ: TK 6312: 105.325.172.116 (10) Có: TK 121: 105.325.172.116
Đồng thời, căn cứ số liệu từ đánh giá lại các tài sản tài chính cuối kỳ nhu dữ
liệu trong Bảng Kết quả Chênh lệch đánh giá lại Tài sản tài chính (Phụ lục 09), kế
toán ghi nhận chênh lệch giảm đánh giá lại các tài sản tài chính FVTPL: Nợ: TK 6312: 89.794.468.440 (11)
Có: TK 121: 89.794.468.440
Chi phí giao dịch mua các tài sản tài chính cũng đuợc ghi nhận: Nợ: TK 6312: 205.198.867 (12)
Có: TK 112/ 331: 205.198.867 Chi phí phát sinh từ hoạt động tự doanh:
Nợ: TK 6312: 24.363.047.569 (13) Có: TK 112/ 331: 24.363.047.569 - Chi phí hoạt động môi giới chứng khoán:
Chi phí hoạt động môi giới chứng khoán đuợc tập hợp trong Quý 4/2017 là 178.455.124.496 đồng. Kế toán ghi nhận bút toán:
Nợ: TK 6311: 178.455.124.496 (14) Có: TK 112/ 325: 178.455.124.496
- Chi phí hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán
Hiện nay, tại SSI chỉ phát sinh chi phí dịch vụ đại lý phát hành chứng khoán do thuê ngoài đơn vị khác hỗ trợ hoặc làm đại lý phát hành phụ. Kế toán hạch toán chi phí đại lý phát hành chứng khoán nhu sau:
Nợ: TK 6313: 337.959.712 (15) Có: TK 112/ 331: 337.959.712 - Chi phí hoạt động tư vấn:
Các khoản chi phí hoạt động tu vấn phát sinh trong quý 4.2017 đuợc tập hợp và ghi nhận nhu sau:
Nợ: TK 631410 - CP tu vấn đầu tu CK: 4.621.840.026 (16) Nợ: TK 631420 - CP tu vấn tài chính: 43.072.392.619
Để hiểu rõ hơn về nghiệp vụ này, luận văn đề cập đến Nghiệp vụ 2 (Phụ lục 16)
- Chi phí hoạt động lưu ký chứng khoán:
Theo các chứng từ bộ phận Kiểm soát nghiệp vụ gửi hàng ngày, số liệu về chi phí luu ký đuợc tổng hợp lại trên TK 6315 và tổng hợp Quý 4/2017 đuợc ghi nhận nhu sau:
Nợ: TK 6315: 5.010.052.609 (17) Có: TK 325: 5.010.052.609 - Chi phí trích lập dự phòng:
Căn cứ vào giá trị hợp lý của tài sản tài chính, kế toán trích lập dự phòng tổn thất:
Nợ: TK 6316: 16.350.053.429 (18) Có: TK 129: 16.350.053.429
Ngoài các khoản chi phí hoạt động kinh doanh nhu trên, SSI còn phát sinh các khoản chi phí khác nhu chi phí thuê tài sản, sử dụng thiết bị, sử dụng thông tin,... phục vụ mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, các khoản chi phí này vẫn đuợc ghi nhận trên TK 6318 và chi tiết cho từng tiểu khoản và đối tuợng để theo dõi.
Nợ: TK 6318: 12.271.318.750 (19)
Có: TK 112/ 331/ 338: 12.271.318.750
Nhu vậy, chi phí hoạt động của SSI quý 4.2017 đuợc tập hợp và trình bày nhu ở phụ lục 17.
b) Kế toán chi phí hoạt động tài chính
Để phù hợp với việc phân loại doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính tại SSI cũng đuợc phân loại thành 3 nhóm chính.
- Chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái đã và chua thực hiện - Chi phí lãi vay
- Lỗ bán, Thanh lý các khoản đầu tu vào Công ty con, liên kết, liên doanh Quý 4/2017, chi phí hoạt động tài chính đuợc ghi nhận nhu sau:
Nợ: TK 635: 105.443.879.914 (20)
Có: TK 112/335/338: 105.443.879.914
Do nghiệp vụ đặc thù của Công ty là kinh doanh chứng khoán nên SSI hầu như không phát sinh chi phí bán hàng trong suốt quá trình thành lập và phát triển. Chi phí quản lý doanh nghiệp tại SSI về cơ bản bao gồm các nội dung sau:
- Chi phí nhân viên:
Ke toán ghi nhận chi phí nhân viên quản lý: Nợ: TK 6421: 15.635.573.855 (21)
Có: TK 334: 15.635.573.855
CP này bao gồm các khoản lương, phúc lợi và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN cho nhân viên quản lý
- Chi phí khấu hao và phân bổ:
Chi phí văn phòng phẩm và công cụ đồ dùng trong Quý 4/2017 được tổng hợp như sau:
Nợ: TK 642310: 264.173.594 (22) Nợ: TK 642320: 419.085.714 (23)
Có: TK 112/331: 683.259.308 Chi phí khấu hao TSCĐ cũng được ghi nhận:
Nợ: TK 6424: 2.224.449.150 (24) Có: TK 214: 2.224.449.150 - Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Chi phí dịch vụ mua ngoài Quý 4/2017 tại SSI là: Nợ: TK 6427: 31.218.485.476 (25)
Có: TK 112/331: 31.218.485.476 Và chi phí quản lý khác:
Nợ: TK 6428: 3.370.927.865 (26) Có: TK 112/331: 3.370.927.865 - Kế toán một số loại chi phí khác
Chi phí khác phát sinh tại SSI chủ yếu bao gồm chi phí từ thanh lý tài sản, công cụ đồ dùng, chi từ phạt vi phạm hợp đồng,... Trong quý 4/2017, tại SSI chỉ phát sinh khoản lỗ từ nhượng bán, Thanh lý TSCĐ là 10 chiếc máy vi tính cũ với tổng giá trị 58.374.746 đồng ngày 22/12/2018. Khi đó, kế toán ghi nhận khoản phát sinh này như sau:
Nợ: TK 811: 58.374.746 (27) Có: TK 112: 58.374.746
> Kế toán xác định KQKD tai Công ty
Vào ngày 31/12/2017, sau khi rà soát sơ bộ các phát sinh trong quý 4, phó phòng kế toán thực hiện việc chạy kết chuyển để xác định KQKD. Ket thúc quá trình tự động hóa, các bút toán đuợc trình bày nhu sau:
- Kết chuyển doanh thu:
Kết chuyển các khoản mục từ (1) đến (9) Nợ: TK5112: 598.322.358.161 Nợ: TK5111: 311.414.085.237 Nợ: TK 5113: 720.000.000 Nợ: TK511410: 5.629.740.534 Nợ: TK511420: 89.962.779.953 Nợ: TK 5115: 3.367.839.189 Nợ: TK 5118: 3.408.738.310 Nợ: TK 515: 6.002.761.142 Nợ: TK 711: 490.045.324 Có: TK911: 1.019.318.347.850
- Kết chuyển chi phí: Kết chuyển các khoản mục từ (10) đến (27)
Nợ: TK 911: 638.441.578.947 Có: TK 6312: 219.687.886.992 Có: TK 6311: 178.455.124.496 Có: TK 6313: 337.959.712 Có: TK 631410: 4.621.840.026 Có: TK 631420: 43.072.392.619 Có: TK 6315: 5.010.052.609 Có: TK 6316: 16.350.053.429 Có: TK 6318: 12.271.318.750 Có: TK 635: 105.443.879.914 Có: TK 6421: 15.635.573.855 Có: TK 642310: 264.173.594
Có: TK 642320: 419.085.714 Có: TK 6424: 2.224.449.150 Có: TK 6427: 31.218.485.476 Có: TK 6428: 3.370.927.865 Có: TK 811: 58.374.746
Khi đó, KQKD trước thuế TNDN = 1.019.318.347.850- 638.441.578.947
= 380.876.768.903 đồng
Sau khi xem xét các vấn đề về Thuế, kế toán xác định, Thu nhập chịu thuế là 386.787.029.950 đồng. Khi đó,
Chi phí Thuế TNDN hiện hành = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế
TNDN
= 386.787.029.950 x 20% = 77.357.405.990
Qua tính toán, Chi phí Thuế TNDN hoãn lại = (4.159.746.283)
Như vậy, chi phí thuế TNDN = 77.357.405.990 + (-4.159.746.283) =
73.197.659.707
Nợ: TK 821: 73.197.659.707
Có: TK 3334: 73.197.659.707 Nợ: TK 911: 73.197.659.707
Có: TK 821: 73.197.659.707
Do đó KQKD sau thuế Q4/2017 = KQKD trước thuế - Chi phí thuế TNDN = 380.876.768.903 - 73.197.659.707
= 307.679.109.196 đồng
Nợ: TK 911: 307.679.109.196
Có: TK 4212: 307.679.109.196
2.2.3. Thực trạng về phương pháp hạch toán doanh thu, chi phí, xác định
kết
quả kinh doanh tại Công ty dưới góc độ kế toán quản trị
> Kế toán quản trị doanh thu tại Công ty
Để phục vụ mục đích quản trị, DT cũng được phân loại theo từng loại hình kinh doanh nhưng chi tiết đến từng chi nhánh/ PGD. Bằng cách phân loại này, nhà quản trị có thể thấy rõ mức độ đóng góp của từng trung tâm kinh doanh đối với sự phát triển của Công ty.
Hiện nay, SSI thực hiện quản trị doanh thu nhu sau:
- Tiến hành thu thập thông tin về doanh thu phát sinh theo tháng. Các nguồn