1 Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (Trang 79)

2. 3 Đánh giá thực trạng mở rộng cho vaydoanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh ngân

2.3. 1 Những kết quả đạt được

Đến 31/12/2009 nguồn vốn huy động của Chi nhánh chiếm 1,29%, dư nợ chiếm 1,36% thị phần của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội.

Đến 30/062010, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 8.311 tỷ đồng (trong đó huy động hộ NHNo&PTNT Việt Nam là 584 tỷ đồng), tăng 604 tỷ đồng và bằng 109% so với thời điểm 31/12/2009, đạt 123% kế hoạch Quý II năm 2010. Điểm nổi bật là nguồn vốn không kỳ hạn vẫn giữ ở mức khá ổn định, đạt 2.106 tỷ đồng và bằng 91% so với thời điểm 31/12/2009. Tổng dư nợ cho vay đạt 5.353 tỷ đồng tăng 310 tỷ đồng, đạt 86% kế hoạch quý II năm 2010 và bằng 115 % so với thời điểm 31/12/2009. Tỷ lệ nợ xấu thấp, chiếm 0,53% tổng dư nợ ( kế hoạch quý II năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là 1%). Tỷ lệ thu dịch vụ/tổng thu nhập ròng đạt 10,27% ( kế hoạch quý II năm 2010 là 15%), tổng số lượng thẻ Chi nhánh đã phát hành là trên 60 nghìn thẻ với số dư tiền gửi không kỳ hạn trên thẻ là 52,2 tỷ đồng, doanh số mua, bán ngoại tệ đạt 24% so với thời điểm 31/12/2009...

Nguồn vốn huy động của Chi nhánh ngoài việc sử dụng để cho vay đối với các thành phần kinh tế trong địa bàn theo kế hoạch do NHNo&PTNT Việt Nam giao thì một phần còn được sử dụng để điều hòa vốn trong hệ thống, góp phần cùng các cơ quan, đoàn thể, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội của thành phố trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trên địa bàn thủ đô.

Công tác cho vay DNNVV tại Chi nhánh đã đạt được những kết qủa khả quan đó là:

* Mở rộng được một lượng khá lớn khách hàng là DNNVV: Tính riêng 06 tháng đầu năm 2009, dư nợ DNNVV tăng lên 150% so với cuối năm 2008 do có gói hỗ trợ lãi suất 4%/năm của Chính phủ. Các DNNVV tích cực đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hơn nhờ vay được nguồn vốn rẻ. Tổng cộng Chi nhánh có thêm khoảng 16 DNNVV mới đến vay vốn. Nếu năm 2008, số DNNVV tại chi nhánh là 26 doanh nghiệp thì năm 2009 số DNNVV tăng lên là 43 doanh nghiệp. Năm 2009, dư nợ cho vay doanh nghiệp toàn Chi nhánh đạt 4.830 tỷ đồng, tăng 2.855 tỷ đồng so với năm 2008 trong đó dư nợ cho vay DNNVV là 421 tỷ đồng chiếm 8,7% dư nợ cho vay doanh nghiệp, chiếm 8,3% tổng dư nợ.

Đến hết quý II năm 2010 có 87 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh, trong đó DNNVV là 61 doanh nghiệp, chiếm 70,1% tổng số doanh nghiệp, dư nợ cho vay doanh nghiệp là 5.100 tỷ đồng, tăng 270 tỷ đồng so với năm 2009 trong đó dư nợ cho vay DNNVV là 207 tỷ đồng ( đạt 37,6% kế hoạch cho vay DNNVV năm 2010).

* Hồ sơ cho vay đầy đủ: Việc thẩm định đúng quy trình, đối tượng của

các cán bộ tín dụng trong thời gian qua tại Chi nhánh giúp cho các DNNVV được vay vốn kịp thời, thủ tục nhanh gọn, hồ sơ cho vay đầy đủ theo quy định. Tỷ lệ sai sót trong kiểm tra hồ sơ các DNNVV thấp so với hồ sơ cá nhân và các doanh nhiệp lớn.

* Hạn chế rủi ro khi phát mại tài sản: Tỷ lệ cho vay tối đa là 75% giá trị tài sản bảo đảm góp phần giảm rủi ro cho Chi nhánh trong trường hợp khách hàng không trả được nợ và phải phát mại tài sản. Thông thường giá trị tài sản bảo đảm được định giá bằng 70% giá trị thị trường, sau đó số tiền cho vay lại tối đa bằng 75% giá trị tài sản. Chính sách hạn mức theo tài sản bảo đảm đã góp phần làm cho khoản vay tại Chi nhánh an toàn hơn. Giá trị tài sản

bảo đảm cao hơn nhiều so với số tiền vay là một lý do khiến người vay có ý thức trả nợ hơn.

2.3.2 - Những tồn tại, hạn chế trong mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ

2.3.2.1 - Quan điểm, chiến lược cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa rõ ràng

Thời gian qua, công tác chỉ đạo, điều hành của Ban lãnh đạo Chi nhánh trong việc mở rộng cho vay DNNVV đã có chuyển biến tích cực song kết quả đạt được vẫn chưa như mong muốn. Việc phân công, bố trí cán bộ chuyên trách chưa rõ ràng, cụ thể, chưa xây dựng được kế hoạch từng thời kỳ thì tăng trưởng bao nhiêu về số lượng khách hàng, dư nợ, thu dịch vụ, tỷ lệ nợ xấu... chính sách khách hàng thế nào, từng loại hình doanh nghiệp khi cho vay cần có những loại hồ sơ, giấy tờ gì thì chưa được cụ thể hoá, vì thế hiện nay, tại Chi nhánh trong cho vay vẫn còn phổ biến tình trạng đánh đồng giữa các đối tượng khách hàng. Mặc dù Chi nhánh cũng đã có những hoạt động ban đầu như thành lập tổ thanh niên xung kích xuống các doanh nghiệp tiếp thị, trong các buổi giao ban và tổng kết hoạt động kinh doanh định kỳ, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã có sự chỉ đạo sát sao với quan điểm là ưu tiên và tập trung mở rộng cho vay đối tượng khách hàng này để đạt mục tiêu thay đổi cơ cấu dư nợ, từng bước giảm dần tỷ trọng dư nợ của các khách hàng lớn nhằm phân tán rủi ro và kết hợp để mở rộng hoạt động sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác, song số lượng khách hàng và dư nợ cho vay DNNVV tăng lên trong thời gian qua không cao.

Việc chuyên môn hóa trong cho vay tại Chi nhánh chưa được thực hiện. Tại phòng tín dụng, số lượng cán bộ tín dụng khá đông song chưa có sự bố trí và phân công bộ phận chuyên cho vay DNNVV mà vẫn duy trì mô hình tín dụng truyền thống, nghĩa là một cán bộ tín dụng giải quyết cho vay tất cả các đối tượng khách hàng, từ DNNN, DNNQD, hộ gia đình, cá nhân đến cho vay cầm cố giấy tờ có giá, do đó sự chuyên môn hoá trong thẩm định thông tin khách

hàng của cán bộ tín dụng không cao, cán bộ tín dụng rất khó để am hiểu hết các đối tượng khách hàng vì việc thẩm định các đối tượng khách hàng khác nhau cần phải có những kỹ năng khác nhau. Từ đó dẫn đến việc mở rộng cho vay với các DNNVV chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Chính sách cho vay còn chưa rõ ràng. Trong chính sách cho vay của Chi nhánh chưa có quy định hạn mức tín dụng cho từng ngành kinh doanh khác nhau. Điều này có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vì nếu tập trung cho vay quá nhiều cho cùng một lĩnh vực ngành, nghề thì nếu có rủi ro xẩy ra thì đó sẽ là rủi ro rất lớn. Chính sách cho vay của Chi nhánh Láng Hạ chưa có sự phân định rõ ràng và công bố công khai về danh mục cho vay, hay thị trường mục tiêu phù hợp với tình hình thực tế tại Chi nhánh, do đó với tỷ trọng dư nợ hiện nay chủ yếu tập trung vào một nhóm khách hàng lớn, điều này sẽ không thuận lợi cho tình hình tài chính của Chi nhánh khi các khách hàng đó không duy trì dư nợ tại Chi nhánh. Mặt khác, nếu xảy ra rủi ro với các khách hàng này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh.

Hiện tại, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ chưa thực hiện định giá tiền vay theo nguyên tắc thương mại và thị trường, nghĩa là những khoản vay có rủi ro cao hơn thì lãi suất cho vay cao hơn và ngược lại, mà vẫn cho vay với một mức lãi suất chung phân theo loại cho vay như: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho vay tiêu dùng...

2.3.2.2 - Tổ chức cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều bất cập

Hiện nay, tại Chi nhánh phân chia ra các phòng nghiệp vụ, tiêu thức phân định các phòng được thực hiện theo loại hình nghiệp vụ (trong khi ở các ngân hàng tiên tiến, các hoạt động tín dụng được phân theo tiêu thức đối tượng khách hàng - sản phẩm, nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, hạn chế rủi ro). Một số bất cập trong việc tổ chức cho vay DNNVV là:

Một là, phòng tín dụng là đầu mối trong việc tiếp nhận các thông tin và phát triển đối tượng khách hàng này, song hiện nay chưa có bộ phận chuyên trách về cho vay DNNVV, thể hiện qua việc phân công công việc cho cán bộ tín dụng từ việc tiếp thị tìm kiếm khách hàng đến việc phân công cán bộ phụ trách và theo dõi, thu thập các thông tin của doanh nghiệp, việc giao chỉ tiêu cho cán bộ tín dụng về tăng trưởng số lượng khách hàng, dư nợ và chất lượng tín dụng ...vẫn còn ở tình trạng chung chung, chưa cụ thể.

Hai là, do trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, cán bộ trẻ nhiều và thiếu kinh nghiệm thực tế, nhất là cán bộ tín dụng ở các phòng giao dịch rất ngại tiếp cận, thậm chí còn có tình trạng lảng tránh cho vay DNNVV. Việc thiết lập hồ sơ cho vay vẫn còn thiếu sót gây khó khăn trong việc quản lý khách hàng.

Ba là, việc tổ chức cho vay còn hạn chế do hiện tại một cán bộ tín dụng phải đảm nhiệm toàn bộ quy trình từ khi tiếp cận để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng cho đến khi hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, đăng ký giao dịch bảo đảm, giải ngân và thu hồi nợ dẫn tới không khách quan khiến cho thời gian chờ đợi của doanh nghiệp để được nhận tiền vay là khá dài. Trong khi đây chính là một trong các nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp bị nản khi đi vay vốn có khi phải bỏ cuộc do phải chờ đợi lâu dẫn tới bị mất cơ hội trong kinh doanh. Để tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay cũng như thu hút khách hàng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, ngoài chỉ đạo tại các buổi giao ban định kỳ, Giám đốc Chi nhánh cũng ban hành văn bản chỉ đạo phải tập trung rút ngắn thời gian hơn quy định để thẩm định và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ cho đến khi nhận tiền vay, tránh trường hợp để khách hàng phải đi lại nhiều lần song trong thực tế cũng chưa thực hiện được triệt để. Do không phân biệt và áp dụng chi tiết kênh tín dụng, nên quy trình tín dụng hiện tại chưa khai thác tính khác biệt của thị trường, khách hàng, ngành nghề... để bố trí cán bộ phù hợp. Hiện tại, cán bộ tín dụng có thể được thực hiện cho vay tất cả các đối tượng khách hàng, đối tượng đầu tư, tự thẩm định

Chỉ tiêu mNă 200 Nă m 200 Nă m 200 - Tổng dư nợ 2.841 2.172 5.043

- Dư nợ cho vay doanh nghiệp 2.685 1.975 4.830 - Dư nợ cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp 1.042 820 3.891

- Dư nợ cho vay DNNVV 881 95 421

+ Dư nợ ngắn hạn 57Γ 73 233

+ Dư nợ trung, dài hạn 310 22 188^

- Tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn DNNVV/tổng dư nợ (%) 10,9 1,01 3,72 - Tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn DNNVV/dư nợ DNNVV

(%)

35,1 23,1 44,6 - Tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn DNNVV/dư nợ cho vay

doanh nghiệp (%) 11,54 1,11 3,9

tài sản bảo đảm, thẩm định phương án cho vay đối với các đối tượng đầu tư... nhưng thiếu kiến thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực, dễ dẫn đến sai lệch trong thẩm định, đề xuất cho lãnh đạo trong quyết định đầu tư.

Thứ tư, việc giải ngân bằng tiền mặt còn phổ biến dễ dẫn tới rủi ro và gây khó khăn cho việc quản lý khoản vay của khách hàng.

2.3.2.3 - Tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thấp đặc biệt là dư nợ trung và dài hạn

Mặc dù mục tiêu phát triển tín dụng của Chi nhánh trong thời gian qua là hướng tới các DNNVV nhưng tỷ trọng dư nợ của đối tượng khách hàng này còn thấp.

Bảng 2.16: Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn DNNVV năm 2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dư nợ DNNVV 881 95 425 Nợ quá hạn 23 9 I 5,5 Nợ xấu 95 228“ 23, 3 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 076“ 1,9 2" 0,5 Tỷ lệ nợ xấu khối doanh nghiệp (%) 056“ 1,2

9^ 0,4 6 Tỷ lệ nợ xấu DNNVV (%) 0,334 1,2 9^ 0,4 6 Tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ DNNVV (%) 2,6 95 V Tỷ lệ nợ xấu DNNVV/dư nợ DNNVV(%) ĩõỡ" 29, 2 5,5 3“

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2007- 2009)

Số liệu bảng 2.16 cho thấy, Chi nhánh chưa đạt được mục tiêu tăng trưởng dư nợ đối với DNNVV. Năm 2007 tổng số doanh nghiệp toàn Chi nhánh là 128 doanh nghiệp, trong đó DNNVV là 103 doanh nghiệp, dư nợ cho vay DNNVV đạt 881 tỷ đồng chiếm 31% tổng dư nợ và chiếm 33% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Năm 2008, sau khi tách 2 Chi nhánh trực thuộc thì tổng số doanh nghiệp còn dư nợ tại Chi nhánh là 47 doanh nghiệp, trong đó DNNVV là 26 doanh nghiệp, dư nợ cho vay DNNVV giảm mạnh và chỉ đạt 95 tỷ đồng chiếm 4,37% tổng dư nợ. Năm 2009, tổng số doanh nghiệp toàn Chi nhánh là 66 doanh nghiệp, trong đó DNNVV là 43 doanh nghiệp, dư nợ cho vay DNNVV đạt 421 tỷ đồng, tăng 326 tỷ đồng so với năm 2008, chiếm 8,3% tổng dư nợ.

Mặc dù thời gian qua được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Chi nhánh song số lượng khách hàng và dư nợ cho vay DNNVV tăng trưởng không cao, đặc biệt là tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn với

DNNVV còn hạn chế. Năm 2009, tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp toàn Chi nhánh đạt 4.830 triệu đồng chiếm 95,8% tổng dư nợ, trong đó dư nợ cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp là 3.891 tỷ đồng, trong đó dư nợ trung và dài hạn của DNNVV là 188 tỷ đồng, chiếm 4,8% dư nợ trung dài hạn cho vay doanh

nghiệp và chiếm 3,7% tổng dư nợ. Đây là con số rất khiêm tốn. Dư nợ trung, dài hạn của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào một số ít khách hàng lớn, riêng tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viêttel dư nợ trung hạn là 3.000 tỷ đồng, chiếm 77,1% tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn cho vay doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy chiến lược giảm tỷ trọng dư nợ đối với các doanh nghiệp lớn để tăng tỷ trọng dư nợ các DNNVV nhằm thay đổi cơ cấu dư nợ và phân tán rủi ro chưa đạt được mục tiêu. Tỷ trọng dư nợ mất cân đối như trên sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn vì các khách hàng lớn của Chi nhánh chủ yếu áp dụng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

2.3.2.4 - Trong cho vay đã xuất hiện những dấu hiệu không an toàn, nợ quá hạn, nợ xấu còn cao và chậm được khắc phục

Một trong những hạn chế của hoạt động mở rộng cho vay DNNVV tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là tỷ lệ nợ xấu còn cao và chậm khắc phục, có những thời điểm nợ xấu trong cho vay DNNVV chiếm 100% nợ xấu của khối doanh nghiệp.

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2007 - 2009)

Bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu phát sinh đối với DNNVV luôn chiếm hơn một nửa tỷ lệ nợ xấu phát sinh tại Chi nhánh. Các doanh nghiệp lớn vay vốn tại Chi nhánh đã lâu, chủ yếu là DNNN hoặc doanh nghiệp

chuyển đổi dưới hình thức cổ phần, có tình hình tài chính tương đối tốt, do vậy không phát sinh nợ xấu. Trong khi đó, các DNNVV phát sinh nợ xấu hầu hết là mới vay vốn tại Chi nhánh. Kết quả trên cho thấy chất lượng tín dụng bị giảm sút đáng kể. Từ năm 2007, đánh dấu sự chuyển động của Chi nhánh khi mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng là DNVVN, đồng thời duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống. Đây có thể coi là hướng đi đúng

Một phần của tài liệu (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w