3 Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 64)

1. 3 Kinh nghiệm về mở rộng cho vaydoanh nghiệp nhỏ và vừa của một số ngân hàng

2.1. 3 Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

2.1.3.1 - Tình hình huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là tiền đề cho các hoạt động khác của NHTM, quy mô nguồn vốn huy động là yếu tố đánh giá quy mô của NHTM. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là đẩy mạnh công tác huy động vốn. Với những thế mạnh của mình như uy tín, mạng lưới rộng, thái độ phục vụ tận tình, nhanh nhẹn, chính xác, hình thức huy động vốn đa dạng..., nên Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. Kết quả là nguồn vốn huy động của Chi nhánh luôn tăng trưởng ổn định, không những đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư tín dụng tại Chi nhánh mà còn bổ sung nguồn vốn về NHNo&PTNT Việt Nam để điều hoà vốn trong toàn hệ thống.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn

III/Theo kỳ hạn 7.275 100 6.463 100 7.072 100 7.726 100 1/Không kỳ hạn 1.982 27, 2 985 15 2.326 32,89 2.106 27, 3 2/Kỳ hạn dưới 12 tháng 291 4 1.350 20,89 656 9,28 1.407 18, 2 3/Kỳ hạn trên 12 tháng 5.002 868, 4.128 64,11 4,089 57,82 4.213 54, 5

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007- Quý II/2010)

Số liệu bảng 2.2 cho thấy nguồn vốn huy động qua các năm tăng trưởng khá ổn định. Tổng nguồn vốn huy động năm 2007 đạt 7.275 tỷ đồng, đạt 115,5% kế hoạch năm 2007. Năm 2008 và 2009 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh giảm so với năm 2007. Năm 2008, giảm 812 tỷ đồng tương đương với 88,84% và chỉ đạt 88,5% kế hoạch (kế hoạch tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2008 là 7.300 tỷ), năm 2009 giảm 203 tỷ đồng. Sự giảm sút này là do năm 2008 nền kinh tế trong nước có nhiều biến động bất lợi và không ổn định, lạm phát tăng cao, lãi suất cơ bản liên tục tăng, thị trường tài chính suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng, mặt bằng lãi suất thị trường liên tục tăng cao, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái tác động không nhỏ tới thị trường trong nước. Với mặt bằng lãi suất đầu vào tăng liên tục nên Chi nhánh đã quyết định trả nợ trước hạn những hợp đồng huy động vốn có lãi suất cao để đảm bảo khả năng tài chính của Chi nhánh. Với đặc thù của Chi nhánh Láng Hạ, dư nợ thường chỉ bằng 1/3 so với nguồn vốn huy động nên thường thừa nguồn vốn huy động. Mặt khác, năm 2008, hai Chi nhánh trực thuộc là Chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Đình và NHNo&PTNT Bách Khoa tách ra phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam nên phần nguồn vốn huy động của 02 Chi nhánh này cũng được tách theo. Vì những lý do trên nên việc giảm nguồn vốn huy động của Chi nhánh Láng Hạ cũng là điều dễ hiểu và với lượng vốn

huy động được thì có thể coi đây là thành tích không nhỏ của Chi nhánh.

Năm 2009, trong bối cảnh kinh doanh vô cùng khó khăn đối với các NHTM do nền kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, song kết quả

huy động vốn của Chi nhánh vẫn ổn định và tăng trưởng tốt. Đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn huy động đạt 7.656 tỷ đồng (trong đó huy động hộ NHNo&PTNT Việt Nam là 584 tỷ đồng, tăng 609 tỷ đồng và bằng 110% so với thời điểm 31/12/2008, đạt 100% kế hoạch năm 2009. Nổi bật là năm 2009 nguồn vốn không kỳ hạn tại Chi nhánh tăng đột biến, đạt 2.326 tỷ đồng, tăng 1,388 tỷ đồng và bằng 255% so với năm 2008 chiếm 30% tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn rẻ, có vai trò quyết định trong việc hạn chế và bù đắp chi phí huy động vốn, mang lại kết quả tài chính khả quan cho Chi nhánh.

Kết quả huy động vốn 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy công tác huy động vốn tại Chi nhánh ngày càng hiệu quả và đã vượt kết quả huy động vốn của thời điểm cao nhất là năm 2007, trong khi tiền gửi dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng trưởng khá tốt thì nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng lại giảm mạnh, tiền gửi VNĐ có xu hướng tăng, tiền gửi ngoại tệ lại có xu hướng giảm do thời gian qua tỷ giá ngoại tệ tăng, đặc biệt là tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tự do tăng khá cao đã tác động đến tâm lý người gửi tiền, trong khi lợi nhuận từ gửi tiết kiệm ngoại tệ thường thấp hơn lợi nhuận thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá nên một lượng không nhỏ khách hàng có tâm lý giữ ngoại tệ để kinh doanh kiếm lời thay vì gửi tiết kiệm. Trong khi nguồn tiền gửi không kỳ hạn khá ổn định và không có biến động lớn thì việc huy động các khoản vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng trưởng mạnh hơn so với việc huy động các nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng và đã tăng trưởng gấp hai lần trong 6 tháng đầu năm 2010. Điều này cho thấy việc huy động các nguồn vốn có thời hạn dài ngày càng khó khăn, do người gửi tiền còn có tâm lý nghe ngóng diễn biến thị trường, mặt khác thị trường tiền tệ còn chưa thật sự ổn định nên chưa thuyết phục được người gửi tiền.

2.1.3.2 - Tình hình sử dụng vốn 2.1.3.2.1 - Kết quả cho vay

x∖χ Năm Chỉ tiêu x∖χ 2007 2008 2009 Quý II/2010 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % I/Theo TPKT 2.84 1 100" 2.17 2 100" 5,043 10 0" 5.352 100"

1/Kinh tế quốc doanh 1.51

9 54 1.40 1 64,5 3.842 76,18 3.91 4 73,1 2/Kinh tế NQD 1.16 7 41 574 26,4 988^^ 19,59 1.18 6 22,2

3/Cho vay tiêu dùng 15

5

5 197 9,1 213 4,22 252 47 II/Theo thời hạn cho

vay 2.84 1 100" 2.17 2 100" 5.043 10 0" 5.35 2 100" 1/Ngắn hạn 1.73 1 61 1.37 0 63 1.098 21,77 1.25 2 23,4 2/Trung dài hạn 1.11 0 39 80 2 37 3.945 78,22 4.100 76,6 III/Theo loại tiền 2.84

1 100" 2.17 2 100" 5.043 10 0" 5.352 100" 1/Dư nợ nội tệ 1.45 1 51 1.54 7 71,2 4.648 92,17 4.82 1 90,1 2/Dư nợ ngoại tệ 1.38 9 49 62 5 28,8 395 7,83 531 99

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ đạo của Chi nhánh NHNo &PTNT Láng Hạ. Bảng thống kê sau sẽ cho biết tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh:

Bảng 2.3: Kết quả cho vay

(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 - Quý II/2010)

Số liệu bảng 2.3 cho thấy trong 3 năm qua, tổng dư nợ tại Chi nhánh có sự biến động đáng kể. Năm 2008, do chịu sự tác động của môi trường bên ngoài, nền kinh tế có nhiều bất ổn, lãi suất thị trường tăng cao và chính sách hạn chế tín dụng nên tổng dư nợ của Chi nhánh giảm so với năm 2007 là 669 tỷ đồng. Năm 2009 tổng dư nợ đạt 5.043 tỷ đồng (trong đó dư nợ ngoài kế hoạch là 3.000 tỷ), dư nợ trong kế hoạch là 2.043 tỷ đồng, giảm 111 tỷ đồng so với năm 2008, dư nợ trong kế hoạch đạt 99% kế hoạch năm 2009, (kế hoạch giao là 2.057 tỷ đồng).

Điểm đáng chú ý là dư nợ cho vay năm 2008 và 2009 đối với thành

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Quý II/2010

nợ nhưng lại giảm so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ cho vay thành phần kinh

tế quốc doanh tăng cao là do trong năm Chi nhánh đã giải ngân 3.000 tỷ đồng dư

nợ ngoài kế hoạch cho tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel, dư nợ cho vay

tiêu dùng tăng, đây là hướng chuyển biến tích cực của Chi nhánh, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường hiện tại và trong tương lai.

Đối với dư nợ phân theo loại tiền: năm 2008 và 2009 trong khi dư nợ nội tệ tăng trưởng tương đối ổn định thì dư nợ ngoại tệ lại giảm mạnh. Điều này cho thấy khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới các khách hàng của Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mặt khác, một trong những nguyên nhân khiến cho dư nợ ngoại tệ năm 2008 và 2009 giảm mạnh là do Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa và Chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Đình được tách ra về trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, khi tách ra đã mang theo cả dư nợ và khách hàng.

Bảng số liệu 2.3 cho thấy dư nợ theo thời gian chiếm phần lớn là ngắn hạn. Đây là chính sách tín dụng hợp lý trong tình hình thị trường tiền tệ không ổn định, lãi suất luôn biến động thất thường mà chủ yếu theo chiều tăng. Mặt khác, trong thời gian qua khả năng thanh khoản của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng có những khó khăn nhất định, đặc biệt là vào thời điểm năm 2008 và những tháng cuối năm 2009 do ảnh hưởng chung của diễn biến thị trường tiền tệ thế giới và trong nước nên việc duy trì tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao sẽ có ưu điểm là Chi nhánh sẽ quay vòng được vốn nhanh để phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng kinh doanh có hiệu quả trong khi vẫn đảm bảo việc tuân thủ chỉ đạo của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam về chính sách hạn chế tín dụng, tuân thủ kế hoạch tăng trưởng dư nợ. Năm 2009, dư nợ trung dài hạn tăng trưởng rất mạnh do trung hạn tăng 3.143 tỷ đồng so với năm 2008, đẩy dư nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng 78,22% tổng dư nợ.

Kết quả hoạt động tín dụng 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy dư nợ của Chi nhánh vẫn ổn định, có tăng trưởng và cơ cấu dư nợ có sự chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đã tăng lên, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng đời sống có xu hướng tăng trong khi tỷ lệ dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm, dư nợ nội và ngoại tệ đều tăng trưởng về số tuyệt đối.

2.1.3.2.2 - Chất lượng tín dụng * Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng của các NHTM, số liệu sau đây phản ánh chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.

Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu

Nợ xấu 21,6 41,9 251 28,5 Tỷ lệ nợ xấu 0,76% 1,9% 0.5% 053

(Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanh năm 2007- 6 tháng đâu năm 2010)

Từ năm 2005, Chi nhánh thực hiện công tác cơ cấu và phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 493. Nhìn chung, nợ xấu có xu hướng tăng. Năm 2007, tổng nợ xấu toàn Chi nhánh là 21,6 tỷ đồng, chiếm 0,76% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu nhóm 3 là 3,8 tỷ đồng, nợ xấu nhóm 4 là 12,3 tỷ đồng, nợ xấu nhóm 5 là 5,5 tỷ đồng chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh

STT Cơ cấu dư nợ Năm 2007 Nă m 200 Năm 200 9 Qúy II/2010 01 Dư nợ theo loại tiền

- Dư nợ nội tệ 1.45 2 1.547 4.68 4 4.82 1 - Dư nợ ngoại tệ 1.38 9 625^ 39 5" 531 02 Dư nợ theo thành phần kinh tế

- Doanh nghiệp Nhà nước 1.51 1.401 3.84 3.91

(DNNQD) và cho vay tiêu dùng đời sống. Năm 2008, mặc dù tổng dư nợ giảm 669 tỷ đồng so với năm 2007 nhưng nợ xấu lại tăng mạnh, tăng 20,3 tỷ đồng và chiếm 1,9% tổng dư nợ trong đó nợ xấu nhóm 3 chiếm 1,55%, nhóm 4 chiếm 0,005%, nhóm 5 chiếm 0,394 tổng dư nợ. Tuy nhiên, năm 2009 mặc dù vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do nền kinh tế thế giới chưa bước qua khỏi khủng hoảng song dư nợ tăng đột biến, tăng 2,3 lần so với năm 2008, chất lượng tín dụng được cải thiện rất rõ nét, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh so với năm 2008, với nợ xấu là 25,1 tỷ đồng, chiếm 0,5 % tổng dư nợ, đạt vượt mục tiêu phấn đấu theo kế hoạch (kế hoạch năm 2009 là phấn đấu tỷ lệ nợ xấu dưới 3% trên tổng dư nợ), tỷ lệ nợ xấu năm 2009 giảm là do Chi nhánh giải ngân 3.000 tỷ đồng dư nợ ngoài kế hoạch cho dự án án 3G của tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel nên tổng dư nợ tăng làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm.

Kết quả hoạt động tín dụng 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy dư nợ của Chi nhánh tăng 309 tỷ, tương đương tăng 6,1%, song nợ xấu phát sinh tăng so với năm 2009 là 0,03%, đây là nợ xấu nhóm 3 của khách hàng cá nhân, chủ yếu là vay tiêu dùng đời sống, kết quả này cho thấy nợ xấu của Chi nhánh thấp và trong tầm kiểm soát.

Như vậy, những năm gần đây dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng mạnh nhưng chủ yếu là theo chiều sâu, kèm theo năm 2008 và 2009 nền kinh tế thế giới nói chung rơi vào tình trạng suy thoái khiến các doanh nghiệp trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ nên tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, qua đó đòi hỏi Chi nhánh cần phải có các biện pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình hiện tại.

46

2.1.3.2.3 - Tồn tại nguyên nhân

Hiện nay, tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ tín dụng vẫn là hoạt động chủ đạo và mang lại nguồn thu nhập lớn nhất; Tuy vậy, bên cạnh những thành quả đã đạt được thì hoạt động cho vay tại Chi nhánh vẫn còn những mặt tồn tại:

Thứ nhất: Cơ cấu dư nợ chưa hợp lý

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ

-Dư nợ vay tiêu dùng, cầm cố

chứng chỉ có giá 155 197 213 253

03 Dư nợ theo thời gian

- Dư nợ ngắn hạn 1.73 1 1.370 1.08 9 1.25 2

- Dư nợ trung, dài hạn 1.110 802" 3.94

5 4100 04 Tổng dư nợ 2.84 1 2.172 5.04 3 5.35 2

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2007- Quý II/2010)

Cơ cấu dư nợ của một ngân hàng thể hiện mức độ hợp lý về tỷ lệ phân bổ dư nợ trong danh mục đầu tư của ngân hàng, cơ cấu dư nợ hợp lý sẽ góp phần giúp hoạt động tín dụng hiệu quả, giảm thiểu được rủi ro. Số liệu bảng 2.5 cho thấy: nếu xét dư nợ theo loại tiền qua các năm thì dư nợ nội tệ có chiều hướng

tăng theo thời gian trong khi dư nợ ngoại tệ lại có chiều hướng giảm sâu, sở dĩ như vậy là do trong số 66 doanh nghiệp hiện có quan hệ tín dụng với Chi nhánh nhưng số lượng doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu có nhu cầu nhận nợ ngoại tệ là rất ít, trong khi tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam là khách hàng lớn và truyền thống của Chi nhánh thường có nhu cầu nhận nợ ngoại tệ rất lớn song thời gian qua do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên doanh số hoạt động cũng giảm, mặt khác có những thời điểm Chi nhánh rất khó khăn trong huy động ngoại tệ nên ảnh hưởng tới cân đối ngoại tệ cho khách hàng cũng khiến cho dư nợ ngoại tệ tăng trưởng chậm.

Xét dư nợ theo thành phần kinh tế thì dư nợ của các doanh nhiệp lớn thuộc sở hữu của Nhà nước vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối và có xu hướng tăng cao, trong khi dư nợ của DNNQD mà chủ yếu là các DNNVV tăng trưởng chậm, không ổn định và có xu hướng giảm trong những khoảng thời gian nhất định. Nguyên nhân là ngay từ ngày đầu đi vào hoạt động, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đã thiết lập và duy trì được mối quan hệ tín dụng với một số khách hàng lớn là các tổng Công ty, Xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước và hiện đang giữ vai trò chủ lực trong nền kinh tế như tổng công ty Điện lực Việt Nam, tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam, tổng công ty Lắp Máy Việt Nam, tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel, tổng công ty Sông Đà..., có

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w