7 Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ,

Một phần của tài liệu (Trang 114 - 116)

3. 3 Các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vaydoanh nghiệp nhỏ và vừa

3.3. 7 Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ,

đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “việc thành bại là do cán bộ mà ra”, con người luôn là nhân tố quan trọng nhất trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng vậy. Đội ngũ nhân lực trình độ cao là một ưu thế cạnh tranh mạnh mẽ nhất của bất kỳ ngân hàng nào. Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của NHTM, từ xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, cấp tín dụng đúng đối tượng, quản lý vốn vay tốt, tư vấn cho khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro. Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng thể hiện ở ba mặt: Thứ nhất, chất lượng là phải có trình độ, tư duy, hiểu biết cao, rộng. Thứ hai, chất lượng là phải chuyên nghiệp, năng động, nhạy bén trong công việc. Thứ ba chất lượng là phải có đạo đức, tâm huyết với nghề. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ là nâng cao ba vấn đề trên.Vì vậy cần tiêu chuẩn hoá cán bộ, nhân viên Chi nhánh ở tất cả các bộ phận, đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo và cán bộ tín dụng.

Chi nhánh cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, tự đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ được học tập, nghiên cứu. Bố trí cán bộ tín dụng theo hướng chuyên môn hóa, thường xuyên nâng cao trình độ cho cán bộ thông qua các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Có thể đào tạo dưới nhiều hình thức như tự đào tạo hoặc thuê các chuyên gia về đào tạo. Bên cạnh đó cần cần xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên về phân tích tài chính doanh nghiệp, kỹ năng quản lý khách hàng, đây là đội ngũ tiếp cận sâu với những phương pháp quản lý tài chính tiên tiến, để từ đó có thể chủ động triển khai rộng trong Chi nhánh.

Một vấn đề vô cùng quan trọng đó là cần chú trọng tới đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên đặc biệt là đội ngũ cán bộ giao dịch trực tiếp với

khách hàng như cán bộ kế toán, thủ quỹ, cán bộ tín dụng, đây là những người trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho Chi nhánh, làm việc trong môi trường có nhiều cám dỗ, hình ảnh của họ cũng chính là hình ảnh của Chi nhánh trong con mắt khách hàng. Vì vậy Chi nhánh cần làm tốt công tác tư tưởng, nắm bắt kịp thời các thay đổi bất thường, các biểu hiện tiêu cực của mỗi cán bộ để có biện pháp ứng phó kịp thời nhằm tránh được những rủi ro không đáng có, đồng thời thời giúp cho cán bộ giữ vững được phẩm chất đạo đức, bản lĩnh, nêu cao ý thức trách nhiệm trong công việc.

Để hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, Chi nhánh cần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng và làm tốt công tác tổ chức cán bộ, hạn chế các rủi ro, tiêu cực xảy ra, thực hiện chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, kịp thời, có chế độ lương thưởng hợp lý và ưu đãi về học tập, thăng tiến trong công tác. Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, có năng lực và tinh thần trách nhiệm cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất và tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần kiên quyết áp dụng các hình thức kỷ luật thỏa đáng đối với các cán bộ vi phạm như các trường hợp cán bộ tín dụng để xẩy ra nợ quá hạn, nợ xấu lớn, kéo dài, khắc phục chậm, các cán bộ để mất khách hàng vì nguyên nhân chủ quan hoặc để khách hàng phải phàn nàn về tinh thần và thái độ phục vụ, những cán bộ này cần phải áp dụng các hình thức như kéo dài thời gian tăng lương, không đưa vào danh sách quy hoạch cán bộ, không bổ nhiệm khi còn đang trong thời gian chưa hoàn thành nhiệm vụ để kích thích lòng hăng say, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, tránh tình trạng cán bộ làm nhiều cũng như cán bộ làm ít, hơn nữa sẽ xảy ra tình trạng một số cán bộ “làm liều” vì tư lợi cá nhân. Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ cần khách quan để chọn được người có năng lực, tâm huyết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần xây dựng Chi nhánh ngày càng lớn mạnh.

Tăng cường khoán tài chính đến từng cán bộ trên cơ sở chất lượng tín dụng, hiệu quả mang lại. Công tác tổ chức, phân công công việc cần cụ thể, khoa học. Phân định quyền hạn rõ ràng cho từng cán bộ với từng vị trí. Ngoài ra, rất cần thiết phải phân loại cán bộ phê duyệt cho vay theo các cấp độ và chuẩn mực cụ thể. Việc phân loại cán bộ cần theo các tiêu chí như: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, phẩm chất đạo đức, các nghiệp vụ bổ trợ khác... để nhằm bố trí công việc cho phù hợp với năng lực và trình độ của mỗi cán bộ trong Chi nhánh. Cần thường xuyên kiểm tra, rà soát lại bộ máy nhân lực, cương quyết không để người thiếu năng lực ở vị trí không phù hợp.

Một phần của tài liệu (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w