Một số hạn chế và nguyên

Một phần của tài liệu (Trang 70 - 79)

2.3.2.1.Một số hạn chế

Mặc dù Vietinbank chi nhánh Quang Trung đã đạt được mốt số thành tựu nhất định trọng việc mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, tuy nhiên mức độ mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân vẫn còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu của Hội sở đề ra. Có thể thấy một số hạn chế vẫn còn tồn tại như sau:

Thứ nhất, quy mô dư nợ KHCN tuy có tăng nhưng nhìn chung còn chậm (về số tuyệt đối) và chưa ổn định, hoạt động mở rộng cho vay KHCN chưa đạt hiệu quả tốt nhất.

+ Mặc dù Chi nhánh đã đầu tư nguồn lực đối với cho vay KHCN nhưng dư nợ cho vay KHCN còn chưa thực sự tương xứng với lợi thế và tiềm năng của NHCT và của Chi nhánh. Trong năm 2018, tuy có rất nhiều những yếu tố tích cực

tác động đến nhưng dư nợ tín dụng bán lẻ còn thấp (12.8%/Tổng dư nợ), so với các NHTM cổ phần khác tỷ lệ từ 25% - 30% thì tỷ lệ của Chi nhánh mới được một phần hai. Số lượng khách hàng lớn nhưng mức dư nợ trên một khách hàng là vẫn là thấp và các khách hàng này chỉ sử dụng sản phẩm tín dụng mà ít sử dụng thêm các sản phẩm dịch vụ khác của chi nhánh dẫn đến hạn chế nguồn thu khi lãi suất cho vay biến động, so với dân số trên địa bàn thì số lượng khách hàng này là rất nhỏ bé. Việc xây dựng sản phẩm không thực sự gắn với đặc điểm của khách hàng cá nhân và từng phân đoạn khách hàng nên hiệu quả sản phẩm đem lại không cao.

+ Thực tế cho thấy dư nợ KHCN đã có sự cải thiện qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Dẫn đến tình trạng hoạt động cho vay KHCN tốn nhiều chi phí quản lý món vay hơn là cho vay sản xuất kinh doanh. Đặc biệt khoản cho vay KHCN lại hàm chứa nhiều rủi ro hơn do phụ thuộc nhiều vào ý thức trả nợ của người vay, vào thu nhập của họ trong tương lai.

Thứ hai, sản phẩm cho vay KHCN mà Vietinbank đang triển khai chưa tạo được dấu ấn riêng, một số sản phẩm chưa thực sự tối ưu và đem lại tiện ích cho khách hàng so với các Ngân hàng khác dẫn đến khi đưa xuống các chi nhánh tương đối khó thực hiện.

+ Tuy đã từng bước cải tiến trong đầu tư nghiên cứu sản phẩm và hoàn thiện nhưng danh mục sản phẩm CVKHCN còn khá hạn hẹp, chưa tạo được sự khác biệt và tính cạnh tranh cao trên thị trường, cũng như chưa phát triển bao quát hết được nhu cầu thị trường. Cụ thể như sau:

i. Đối với sản phẩm cho vay mua, sửa chữa nhà: sản phẩm này phát triển rất hẹp, số lượng khách hàng ít và nhỏ lẻ. Hơn nữa thực tế triển khai sản phẩm cho vay KHCN tại chi nhánh còn thiếu sức cạnh tranh, điều này thể hiện:

S Thời gian cho vay tối đa ít hơn các Ngân hàng khác. Tại NHCT sản phẩm cho vay mua nhà chung cư, nhà đất, nhà dự án tối đa là 20 năm, trong khi đó, các Ngân hàng khác tối đa là 25 năm thậm chí có Ngân hàng lên tới 35 năm.

S Quy trình thủ tục giải ngân 3 bên còn nhiều phức tạp dẫn đến thời gian xử lý lâu.

cao so với nhu cầu của địa bàn, du nợ không cao, số luợng khách hàng không nhiều. Có truờng hợp, khách hàng đang có du nợ tại chi nhánh nhung lại vay mua ô tô trả góp tại NH khác. Điều này thể hiện khâu tiếp thị, bán sản phẩm trên đại bàn còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Thứ ba, đối tuợng cho vay KHCN của Chi nhánh còn hạn hẹp, chi nhánh mới chỉ tập trung cho vay đối với khách hàng cá nhân có thu nhập trung bình và các cán bộ công chức viên chức. Chi nhánh chua chú trọng phát triển cho vay đối tuợng khách hàng là các chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp đây là đối tuợng khách hàng có thu nhập cao, tình hình tài chính tốt, nhu cầu vay của đối tuợng khách hàng này cũng lớn hơn do đó tỷ lệ rủi ro phát sinh từ các khách hàng này cũng thấp hơn. Do đó cần tập trung phát triển khai thác phân khúc khách hàng uu tiên đây là phân khúc khách hàng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Thứ tư, về cơ bản Chi nhánh vẫn chua cung cấp đuợc nhiều lợi ích đi kèm sản phẩm cho vay đối với KHCN, chua chú trọng đến gia tăng ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại cho khách hàng.

Thứ năm, du nợ cho vay khách hàng cá nhân chua có tính bền vững cao, hay bị biến động lớn. Do quy mô du nợ của chi nhánh còn nhỏ, nên khi một vài khách hàng có du nợ lớn có nhu cầu trả nợ dẫn đến du nợ của các đơn vị kinh doanh có sự biến động mạnh và các phòng kinh doanh phải rất vất vả để phục hồi sự sụt giảm cũng nhu tiếp tục mở rộng tăng truởng. Do đó chi nhánh cần tăng truởng quy mô du nợ cho vay, số luợng KHCN lớn hơn nữa để phân tán du nợ cho nhiều khách hàng, giảm bớt sự phụ thuộc vào một hay một nhóm khách hàng.

2.3.2.2.Nguyên nhân

a. Các nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh tế

Trong những gần đây, tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá cả hàng hoá liên tục gia tăng, lãi suất huy động và cho vay cũng liên tục thay đổi,.... Nền kinh tế luôn duy trì tốc độ tăng truởng nhung chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tăng khối luợng các nguồn nhân lực, tăng vốn đầu tu chứ chua tập trung tăng cao năng suất

lao động, nâng cao hiệu quả lao động nên chất luợng tăng truởng thấp và chua thật vững chắc. Do có những biến động mặc dù Nhà nuớc Việt Nam đã cố gắng nhung đơn giá tiền luơng của các CBNV hiện nay tuơng đối thấp không đủ để tái sản xuất sức lao động. Nếu họ có nhu cầu vay vốn thì cán bộ tín dụng của Ngân hàng cũng e ngại do ý thức và khả năng trả nợ không cao, thu nhập lại không đuợc thanh toán qua tài khoản Ngân hàng do đó nếu họ không đến trả nợ, Ngân hàng sẽ khó khăn trong việc thu hồi nợ.

Tình hình biến động về lãi suất, giá vàng, giá ngoại tệ diễn ra theo từng giai đoạn của nền kinh tế ... đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các Ngân hàng. Phát triển tín dụng trong bối cảnh nhu thế này là một buớc đi mạo hiểm buộc các Ngân hàng phải có những chính sách phát triển linh hoạt, tăng truởng hay thắt chặt tín dụng, mở rộng cho vay theo từng đối tuợng khách hàng trong từng giai đoạn nhất định để đảm bảo an toàn.

Môi trường văn hoá- xã hội

Thói quen và tập quán trong tiêu dùng của nguời Việt Nam là tiết kiệm, tích luỹ đủ thì mới chi tiêu. Hầu hết các cá nhân cho rằng vay Ngân hàng là không tốt, họ không muốn ai biết mình phải đi vay Ngân hàng, thậm chí không muốn để lộ ra là mình đi vay. Bởi nguời Việt Nam có quan niệm rằng làm ăn không tốt mới đi vay. Ngay cả tầng lớp trí thức, có mức thu nhập cao cũng chua quen với việc chi tiêu truớc, trả tiền sau, đáp ứng ngay nhu cầu tiêu dùng hiện tại bằng các khoản thu nhập trong tuơng lai.

Hơn nữa, phần lớn các doanh nghiệp vẫn thực hiện trả luơng bằng tiền mặt. Số luợng các doanh nghiệp thực hiện trả luơng qua tài khoản không nhiều. Điều này làm hạn chế để phát triển sản phẩm cho vay KHCN sử dụng nguồn trả nợ là luơng.

Môi trường pháp lý chưa đồng bộ

Hoạt động CVKHCN trên thế giới phát triển là do các nuớc này đã xây dựng đuợc một hệ thống Luật pháp đồng bộ và rõ ràng. Ở Việt Nam môi truờng pháp luật

còn chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh gây rủi ro đối cho Ngân hàng. Ví dụ như:

Trong việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định hiện nay: Thời gian đăng ký trong giao dịch bảo đảm là 3 ngày làm việc (với mốt Văn phòng đăng ký đất đai còn lên tới 5 ngày làm việc) đối với các đăng ký giao dịch đảm bảo liên quan đến nhà đất. Trong nhiều trường hợp khách hàng có nhu cầu giải ngân sớm, với thời hạn, thủ tục đăng ký trên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quan hệ tín dụng của Ngân hàng với khách hàng, làm mất đi cơ hội kinh doanh cho Ngân hàng.

Việc phát mại tài sản thế đòi hỏi khá nhiều thủ tục, thời gian và chi phí mà Ngân hàng phải chịu rủi ro rất nhiều.

Thêm vào đó vấn đề tố tụng trước toà hiện nay còn kéo dài và qua nhiều giai đoạn, dễ dàng tạo điều kiện cho con nợ có ý đồ, đồng thời gây thiệt hại cho Ngân hàng. Thời gian tố tụng kể từ khi khởi kiện cho đến khi quyết định của toà án có hiệu lực thi hành rồi cho đến khi phát mại được tài sản thu hồi nợ thường kéo dài gần một năm, chưa kể trường hợp có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo điều 38 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án. Tình trạng này đã làm cho Ngân hàng chịu đọng vốn trong lúc Ngân hàng phải chịu lãi suất huy động cho người gửi. Đây là thiệt hại lớn cho Ngân hàng chưa kể chi phí phát sinh trong thủ tục tố tụng.

Sức cạnh tranh từ các NHTM khác

Nhận thấy tiềm năng to lớn của thị trường cho vay khách hàng cá nhân tại Việt Nam, các NHTM nhà nước, cổ phần, chi nhánh các Ngân hàng nước ngoài đều hướng vào mục tiêu đó, sự canh tranh diễn ra rất gay gắt.

Đầu tiên là sự cạnh tranh của các Ngân hàng nước ngoài. Ngày càng có nhiều Ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Lợi thế của họ là vốn lớn, có tiềm lực tài chính và quản lý. HSBC đã được NHNN chính thức cho phép thành lập Ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, trở thành Ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một Ngân hàng trong nước sau khi nâng cổ phần sở hữu tai Techcombank từ 14.4% lên 20%. Điều này cho phép HSBC mở

rộng sức ảnh hưởng và gia tăng tầm hoạt động của mình. Đặc biệt, tầng lớp có thu nhập cao, làm việc tại các tổ chức nước ngoài sẽ có xu hướng chuyển sang vay vốn và sử dụng dịch vụ Ngân hàng nước ngoài. Các Ngân hàng nước ngoài như HSBC, Shinhan bank. cũng đang lên kế hoạch phục vụ khách hàng cá nhân tại Việt Nam làm sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng với các Ngân hàng nội. Những Ngân hàng nước ngoài này hơn hẳn các NHTM trong nước về vốn, trình độ quản lý, nền tảng công nghệ và đã thực sự trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Họ có thể chấp nhận chi phí hoạt động cao để tạo ra những điều khoản ưu đãi, thu hút các khách hàng mới thiết lập quan hệ với Ngân hàng mình. Kết quả của sự xuất hiện thêm nhiều Ngân hàng nước ngoài làm cho thị phần cho vay cá nhân của Ngân hàng trong nước bị chia sẻ.

Ngoài ra, sự cạnh tranh với Ngân hàng trong nước cũng ngày một khắc nghiệt: với xu thế phát triển Ngân hàng bán lẻ, hàng loạt các NHTM cổ phần hoạt động rất năng động luôn đưa ra được những sản phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường như: TPBank, Techcombank, MBBank, VP bank. đều đưa ra những danh mục sản phẩm rất đa dạng nhằm lôi kéo khách hàng tăng thị phần.”

b. Các nhân tố chủ quan

Thứ nhất, về quan điểm nhận thức:

Nhận thức, quan điểm đối với hoạt động Ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng chưa thực sự được quán triệt đầy đủ và tập trung cao độ ở hầu hết các cấp điều hành trong hệ thống NHCT nói chung và tại các Chi nhánh, trong đó có Chi nhánh Quang Trung. Mặc dù thực tế phát triển của các Ngân hàng cho thấy hoạt động Ngân hàng bán lẻ là cơ sở để tạo lập một nền khách hàng vững chắc và mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng và phù hợp với xu hướng phát triển chung của các Ngân hàng hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại quan điểm chỉ coi trọng cho vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp, tài trợ dự án,. mà xem nhẹ việc cho vay đối với khách hàng cá nhân. Lý do được đưa ra đó là việc cùng một khách hàng, cùng giải quyết một bộ hồ sơ, với thời gian tương đương nhau thì cho vay doanh nghiệp thông thường chuyên nghiệp hơn cá nhân, tài

trợ một dự án có thể lên tới vài trăm tỷ đồng trong khi đó cho vay một cá nhân chỉ có vài trăm triệu, mặt khác việc quản lý nhiều cá nhân làm cho cán bộ tốn nhiều thời gian hơn. Cán bộ QHKH khi xử lý hồ sơ cho vay KHDN sẽ sử dụng đuợc nhiều kiến thức và học hỏi đuợc kinh nghiệm và cũng không thể phủ nhận rằng quản lý khoản vay của các doanh nghiệp đuợc thực hiện bài bản hơn. Do vậy cán bộ thuờng ngại khi phải cho cá nhân vay vốn do đó là yếu tố làm hạn chế việc mở rộng hoạt động cho vay KHCN.

Thứ hai, Chính sách phát triển cho vay KHCN tại chi nhánh chua cụ thể và hiệu quả, mức độ đầu tu cho việc mở rộng hoạt động cho vay KHCN còn hạn chế.

Định huớng phát triển Ngân hàng bán lẻ hiện đại cũng nhu phát triển các dịch vụ đa dạng nhiều tiện ích nói chung và việc phát triển các sản phẩm cho vay KHCN nói riêng cần có kế hoạch, chiến luợc cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, hiện tại Chi nhánh vẫn chua đề ra đuợc kế hoạch hiệu quả, chiến luợc cụ thể để phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân và cũng chua có các giải pháp sát sao để triển khai thực hiện các mục tiêu mở rộng cho vay KHCN trong ngắn hạn. Việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và tín dụng bán lẻ đang đuợc thực hiện một cách tự phát tại các Phòng giao dịch, Phòng bán lẻ,... với mục tiêu tăng truởng du nợ mà chua có kế hoạch khai thác thị truờng trong tuơng lai.

Cũng có thể nhận thấy do chi nhánh đang còn gặp khó khăn trong khâu xử lý nợ, cơ sở vật chất còn yếu, quy mô hoạt động nhỏ, đội ngũ cán bộ còn non trẻ chua có kinh nghiệm triển khai các dịch vụ bán lẻ, chua thích nghi đuợc với cơ chế thị truờng, khả năng phân tích thị truờng và tổng hợp còn hạn chế. Về một khía cạnh cụ thể, Chi nhánh đang thiếu chiến luợc kinh doanh dài hạn bền vững cũng nhu chua quan tâm thích đáng đến đối tuợng khách hàng này. Hơn nữa chi nhánh cũng chua có phuơng pháp thực thi chiến luợc cho KHCN thông qua việc phối hợp giữa các hoạt động Marketing, quản lý bán hàng, sắp xếp nhân sự.

Thứ ba, sản phẩm dịch vụ cung cấp cho KHCN chua có tính hấp dẫn so với các sản phẩm tuơng tự khác của Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

NHCT nói chung và Chi nhánh nói riêng là tương đối đầy đủ nhưng chưa có tính hấp dẫn hơn do các điều kiện vẫn tương đối chặt chẽ so với các NHTM khác như: tỷ lệ cho vay theo TSBĐ, thời gian vay vốn. Ngoài ra việc ban hành công văn chính sách sản phẩm còn chậm chưa đáp ứng được hoạt động kinh doanh của Chi nhánh (tại một số dự án của Vingroup, sản phẩm cho vay thường ra sau các NHTM khác khiến việc phát triển cho vay bị nhiều hạn chế)

Thứ tư, nguồn nhân lực chuyên phục vụ KHCN còn hạn chế

Hiện nay, tại chi nhánh cán bộ kinh doanh có trình độ nghiệp vụ cơ bản tương đối tốt. Do đội ngũ cán bộ QHKHCN phần lớn còn trẻ nên chưa có kinh nghiệm trong xử lý các tình huống giao dich với khách hàng. Trong khi đó đối với KHCN,

Một phần của tài liệu (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w