Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý Tổng công ty Sông Đà

Một phần của tài liệu Đề tài: “Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà” ppsx (Trang 38 - 46)

2- Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Sông Đà

2.2-Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý Tổng công ty Sông Đà

1) Hội đồng quản trị(HĐQT)

HĐQT là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước có quyền nhân danh TCT để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của TCTSĐ, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện. HĐQT chịu trách nhiệm trước người quyết định thành lập TCT, người bổ nhiệm và trước pháp luật.

HĐQT có năm thành viên gồm Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT trong đó có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách.

Chức năng của HĐQT :

- Nhận vốn( kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho TCT ;

p.Quản lý vật tư SXCN

p. Kế toán

Ban thanh tra

p. Tài chính Đơn vị hạch toán phụ thuộc Đơn vị hạch toán độc lập Các đại diện các văn phòng ĐD Công ty liên doanh của TCT Công ty cp. TCT chi phối và không c.phối Đơn vị sự nghiệp

- Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động trong TCT trong đó có việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn và nguồn lực được giao...

- Xem xét, phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc giao vốn cho các doanh nghiệp thành viên và phương án điều hoà vốn, có nguồn lực khác giữa các doanh nghiệp thành viên...

- Phê duyệt phương án huy động vốn( dưới mọi hình thức), bảo lãnh các khoản vay, phương án thanh lý tài sản các doanh nghệp thành viên để quyết định hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

- Các chức năng nhiệm vụ khác theo Quy chế hoạt động của HĐQT.

2) Ban kiểm soát

HĐQT thành lập Ban kiểm soát để giúp cho HĐQT kiểm tra, giám sát tính hợp pháp,chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ TCT, Nghị quyết, quyết định của HĐQT, quyết định của Chủ tịch HĐQT. Ban kiểm soát báo cáo và chịu trách nhiệm trước HĐQT. Ban kiểm soát có năm người gồm Trưởng ban là thành viên HĐQT và một số thành viên chuyên trách khác do HĐQT quyết định.

3) Tổng giám đốc

Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của TCT theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với Điều lệ TCT. Tổng giám đốc được bổ nhiệm với thời hạn tối đa là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc được thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng.

Chức năng của Tổng giám đốc:

- Cùng HĐQT ký nhận vốn( kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho TCT;

- Sử dụng bảo toàn và phát triển vốn theo phương án được HĐQT phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án đó. Thực hiện và chỉ đạo

việc huy động vốn, cho vay vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của TCT và các doanh nghiệp thành viên;

- Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của TCT, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của TCT, thực hiện các nhiệm vụ và các cân đối lớn do Nhà nước giao cho TCT;

- Các chức năng nhiệm vụ khác quy định trong Điều lệ tổ chức hoạt đọng của TCT đã được Bộ Xây dựng phê duyệt.

4) Các Phó tổng giám đốc

TCT có năm Phó tổng giám đốc chuyên trách về các vấn đề lớn của TCT. Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành TCT theo đúng chuyên môn, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền.

5) Văn phòng TCT

Văn phòng TCT là bộ phận tham mưu tổng hợp; là cơ quan đầu mối giải quyết các công việc tham mưu cho Tổng giám đốc điều hành chỉ đạo thống nhất các công tác như công tác tài chính, công tác tín dụng, công tác phát triển điều hành doanh nghiệp và công tác xây dựng, phổ biến chế độ tài chính, phổ biến hướng dẫn kịp thời các chế độ của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính tín dụng...

6) Phòng Kế toán

Phòng Kế toán có chức năng giúp việc cho HĐQT, Tổng giám đốc TCT trong lĩnh vực kế toán và hạch toán kinh doanh cùng các báo cáo tài chính trong toàn TCT; giúp HĐQT, Tổng giám đốc kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong TCT theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của TCT; kiểm soát hoạt động tài chính của các đơn vị thành viên.

7) Phòng Cơ khí cơ giới

Phòng cơ khí cơ giới có các chức năng giúp Tổng giám đốc trong các lĩnh vực như quản lý cơ giới, công tác cơ khí, nghiên cứu, đề xuất, tính năng tổ chức khả năng sử dụng các xe máy thiết bị mới hiện đại để TCT xem xét (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyết định đầu tư, cải tiến biện pháp quản lý phù hợp với từng thời kỳ về công tác quản lý cơ giới và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực cơ khí...

8) Phòng Đầu tư

Chức năng của phòng Đầu tư là tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực xây dựng và quản lý công tác kế hoạch; quản lý công tác đầu tư; thực hiện và quản lý công tác báo cáo kế hoạch, báo cáo thống kê; lập thẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư, dự án liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước...

9) Phòng Kinh tế

Phòng Kinh tế là phòng mới được tách ra từ phòng Kế hoạch. Phòng Kinh tế đảm đương các nhiệm vụ như lưu toàn bộ các văn bản Nhà nước, TCT ban hành liên quan tới các công trình, tham gia tính toán mức, đơn giá của các dự án; theo dõi toàn bộ công việc có liên quan tới các dự án, công trình TCT thực hiện, giá trị thanh toán, giá trị dự toán được duyệt; dự thảo hợp đồng, đàm phán hợp đồng với các đối tác; theo dõi việc thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng ...

Các phòng ban khác có các chức năng nhiệm vụ tương đương được ghi trong Điều lệ của TCT. Các phòng ban trong TCT có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo ra bộ máy quản lý hiệu quả, có tính sáng tạo cao.

3-Tình hình hoạt động kinh doanh

Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ Xây dựng và sự giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương, chính quyền nhân dân các địa phương trong cả nước; đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực, tiềm năng sẵn có và chủ động giải quyết trong mọi công việc. Trong các năm qua, TCT liên tục hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đề ra; tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững của TCT liên tục tăng; công nghệ kỹ thuật mới, trình độ thi công, trang thiết bị xe máy và nguồn lực con người của TCT liên tục được

nâng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh; hoàn thành mục tiêu, tiến độ các dự án lớn của đất nước, chất lượng các công trình ngày càng nâng cao, được sự chứng nhận của các tổ chức trong và ngoài nước, được Chính phủ tin tưởng giao làm tổng thầu các công trình thuỷ điện trọng điểm của quốc gia; đời sống CBCNV được nâng cao. Cụ thể:

( Đơn vị: tỷ đồng) Năm ND 2000 2001 2002 2003 2004 Giá trị Tỷ trọn g % Giá trị Tỷ trọn g % Giá trị Tỷ trọn g % Giá trị Tỷ trọn g % Giá trị Tỷ trọn g % Xây lắp 778 53 994 47 136 7 45 2145 49 2772 45 Kinh doanh VTVT 176. 5 12 233 11 313 10 347.6 8 475 7.7 Sản xuất CN 195.5 13.4 275 13 513 18 933.7 23 1655 27 Giá trị khác 310 21.6 613 29 725 27 813. 3 20 124 8 20.3

Tổng giá trị SXKD 1460 100 211 5 100 2919 100 4300 100 6150 100 So với năm trước 102 121 138 145 143 Doanh thu 1365 1867 2647 4535 5833 Lợi nhuận thực hiện 13 21 39 146 231.8

( Báo cáo tài chính Tổng công ty Sông Đà) Theo số liệu trên bảng ta thấy tổng giá trị sản xuất kinh doanh tăng từ 1460 tỷ đồng năm 2000 đến 6150 tỷ đồng năm 2004, đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh, tỷ trọng lĩnh vực xây lắp vẫn ổn định trong khoảng 47%- 48% qua các năm, giá trị xây lắp của TCT liên tục tăng dù con số tương đối có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao, chứng tỏ xây lắp vẫn là ngành chính không thể thiếu của TCT. Tiếp theo sau là sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng ổn định qua các năm: năm 2001 so với năm 2000 tăng 41%; năm 2002 tăng 87% so với năm 2001; năm 2003 so với năm 2002 tăng 94% và năm 2004 tăng 66.5% so với năm 2003. Các lĩnh vực khác cũng tăng trưởng liên tục trong đó ngành tiêu biểu như kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh nhà và hạ tầng, đầu tư xây dựng là những ngành mới nhưng đóng góp không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất kinh doanh của TCT. Điều này nói lên xu hướng phát triển của TCT trong hiện tại cũng như trong tương lai là “ đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm”.

Tổng doanh thu liên tục tăng qua năm 2000- 2003 với tỷ lệ trung bình là 56.5%. Đến năm 2004 doanh thu của TCT đạt 5833 tỷ đồng so với năm 2003( 4535 tỷ đồng) tăng 29%. Doanh thu này đã đem lại cho TCT số lợi nhuận thực hiện rất lớn( mức tăng lợi nhuận trung bình đạt 55.6% đặc biệt năm 2004 lợi nhuận thực hiện của TCT là 241.8 tỷ đồng). Đây là thành tích không nhỏ có được do sự nỗ lực không mệt mỏi, sự đoàn kết trong nội bộ của

toàn thể ban lãnh đạo và CBCNV của TCT. Điều này ngày càng góp phần tăng thế và lực cho TCT trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Để chuẩn bị cho những mục tiêu mới, TCT đã và đang tạo ra các nguồn lực quan trọng. Trong đó:

Xét về nguồn nhân lực, TCT luôn luôn chú trọng tới việc bổ sung lực lượng lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn vững vàng. Số CBCNV của TCT tăng liên tục cả về chất lượng và số lượng. Nếu năm 2000, TCT có 16.200 CBCNV( với số cán bộ kỹ thuật là 2.430 người và công nhân bậc cao là 4.860 người) thì sau 5 năm, năm 2004 số CBCNV của TCT là 28.000 người( số cán bộ kỹ thuật là 5.600 người, số công nhân bậc cao là 7.000 người) tăng trung bình 35% với bậc thợ bình quân là 3.57/7. Đội ngũ CBCNV này đã trưởng thành qua hàng loạt công trình gắn liền với tên tuổi Tổng công ty Sông Đà, tay nghề chuyên môn đã ngày càng được nâng lên, có khả năng vận hành và sử dụng thành thạo các thiết bị máy móc công nghệ hiện đại của các nước. Để đáp ứng nhu cầu cán bộ và lực lượng công nhân kỹ thuật trong thời kỳ mới TCT đã hợp tác với các trường Đại học Bách Khoa, Xây dựng, Mỏ- Địa chất, Ngoại ngữ, trường công nhân kỹ thuật Việt Xô để tổ chức các khoá đào tạo và đào tạo lại cho CBCNV, hàng năm bổ sung cho các đơn vị hàng trăm cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn cao.

Nhân lực của TCTSĐ giai đoạn 2000-2004 và dự kiến đến năm 2010:

CHỈTIÊU TIÊU NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 Tổng số CBCN V bình quân 16.20 0 17.202 21.727 26.453 28000 036.60 38.100 39.200 40.600 41.300 42.200

Cán bộ lãnh đạo quản lý 972 1.032 1.119 1.306 1.352 1.387 1.422 1.439 1.480 1.515 1.595 Cán bộ kỹ thuật 2.430 3.902 5.290 6.046 5600 7.320 7.620 7.840 8.120 8.260 8.440 Công nhân bậc cao 4.860 5.161 6.516 7.935 7000 9.150 9.525 9.800 10.15 0 10.325 10.550

Về nguồn vốn: Để có thể thực hiện các dự án lớn hoàn thành đúng chỉ tiêu, tiến độ, vốn cũng là một trong những nguồn lực được TCT vô cùng quan tâm. Vốn của TCT được huy động từ các nguồn vốn: từ quỹ hỗ trợ phát triển, vốn ưu đãi đầu tư, nguồn vốn tự có, và vốn tín dụng thương mại trong đó nguồn vốn tín dụng thương mại chiếm đại đa số, bên cạnh đó nguồn vốn tự có cũng liên tục được bổ sung(nguồn vốn chủ sở hữu năm 2001 hơn 270 tỷ đồng; năm 2002 là 326 tỷ đồng, năm 2003 xấp xỉ 785 tỷ đồng và đến năm 2004 con số này là 805 tỷ đồng). Năm 2004, để tăng nguồn vốn, TCT đã hoàn thành ký kết hợp đồng tín dụng với các tổ chức tín dụng giá trị 5.126 tỷ đồng, đồng thời ký hợp đồng hạn mức bảo lãnh với ngân hàng NN&PTNT Việt Nam và ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1.100 tỷ đồng, đáp ứng cơ bản nhu cầu bảo lãnh cho các công trình trọng điểm của TCT.

Về máy móc thiết bị: Nếu trước đây máy móc thiết bị cho việc thi công lắp đặt các công trình của TCT chủ yếu là thiết bị của Liên Xô và các nước XHCN thì bắt đầu từ năm 1995, TCT đã chú trọng đầu tư nâng cấp các thiết bị máy móc, công nghệ từ các nước như máy khoan hầm BOOMER và máy khoan néo an kế hoạch BOLTEC của hãng ATLAS- COPCO( Thuỵ Điển), TAMROCK( Phần Lan), máy phun vảy bê tông ALIVA( Thuỵ Sĩ), máy khoan ngược( Mỹ), máy kinh vĩ điện tử ĐT- 6( Nhật Bản)... nhằm nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu đòi hỏi các công trình lớn. Đặc biệt năm 2004, TCT đã đầu tư 528 tỷ đồng xe máy, thiết bị thi công với công nghệ tiên tiến hiện đại, bao gồm các dây chuyền xúc chuyển công suất lớn( ô tô tự đổ

42 tấn, máy xúc 3.5 m3/ gầu), 3 dây chuyền trạm trộn- cần trục- băng tải đổ bê tông lạnh, bê tông đầm lăn( công suất từ 125- 250 m3/h).

Xuất phát từ các nguồn lực đặc biệt là 3 nguồn lực trên, TCTSĐ hoàn toàn có khả năng đảm đương thực hiện các công trình lớn của đất nước, có đủ năng lực tham gia dự thầu với các dự án quan trọng của Chính phủ. Chính vì vậy TCT đã được Chính phủ tin tưởng giao làm tổng thầu, thầu chính cho một loạt các công trình trọng điểm của quốc gia.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà” ppsx (Trang 38 - 46)