Hợpđồng trong đấu thầu xây lắp

Một phần của tài liệu Đề tài: “Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà” ppsx (Trang 32 - 34)

Hợp đồng trong đấu thầu xây lắp được xác lập cho việc thi công, xây lắp công trình giữa Bên mời thầu và nhà trúng thầu.

5.1- Các loại hợp đồng trong đấu thầu xây lắp

5.1.1-Phân loại theo phương thức giao nhận thầu thì hợp đồng trong đấu thầu xây lắp gồm ba loại sau:

Hợp đồng về tổng thầu xây lắp: đây là hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và Nhà thầu đã trúng thầu trong đó Nhà thầu nhận thầu về toàn bộ các công việc của một, một số bước hoặc tất cả các bước trong quá trình xây lắp.

Hợp đồng về giao thầu chính: hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và Nhà thầu chính nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư để thực hiện chính một giai đoạn trong quá trình thi công xây lắp. Phương thức này áp dụng cho những công trình mang tính phức tạp.

Hợp đồng giao thầu phụ: hợp đồng mà tổng thầu hoặc Nhà thầu chính ký với Nhà thầu phụ trong đó Nhà thầu phụ thực hiện một phần công việc của Nhà thầu chính hoặc tổng thầu.

5.1.2- Căn cứ thời hạn và tính chất của gói thầu được quy định trong kế hoạch dự thầu, hợp đồng được thực hiện theo các loại sau:

Hợp đồng trọn gói: là hợp đồng theo giá khoán gọn, được áp dụng cho những gói thầu được xác định rõ về số lượng. Yêu cầu về chất lượng và thời gian. Trường hợp có những phát sinh ngoài hợp đồng nhưng không do Nhà thầu gây ra thì sẽ được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Hợp đồng chìa khoá trao tay: là hợp đồng bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp của một gói thầu được thực hiện thông qua một Nhà thầu( viết tắt tiếng Anh là EPC).

Hợp đồng có điều chỉnh giá: là hợp đồng áp dụng cho những gói thầu mà tại thời điểm ký kết hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng và khối lượng hoặc có biến động lớn về giá cả do chính sách của Nhà nước thay đổi và hợp đồng có thời gian thực hiện trên 12 tháng. Việc thực hiện hợp đồng có điều chỉnh giá phải tuân theo quy định tại Quy chế pháp luật.

Xét về bản chất pháp lý của hợp đồng thì theo pháp luật hiện hành đó là hợp đồng kinh tế( chủ yếu) và hợp đồng dân sự.

5.2- Chủ thể ký kết hợp đồng

Chủ thể ký kết hợp đồng trong đấu thầu xây lắp là hai bên: bên mời thầu và bên nhận thầu. Trong đó

Bên mời thầu có thể là: Chủ đầu tư( chủ sở hữu về vốn đầu tư của dự án- nếu vốn từ ngân sách nhà nước hoặc vốn vay do Nhà nước bảo lãnh thì chủ đầu tư là cấp được chỉ định được ghi trong quyết định đầu tư). Đối với dự án lớn, thời gian thực hiện dài cần thành lập ban quản lý dự án thì ban quản lý dự án là người ký hợp đồng. Mặt khác bên giao thầu có thể là Nhà thầu chính hoặc tổng thầu.

Bên nhận thầu: Đó là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp, khi đó các doanh nghiệp này chỉ được ký hợp đồng phù hợp với lĩnh vực đăng ký trong giấy đăng ký kinh doanh, phù hợp với năng lực của mình.

5.3- Nội dung và hình thức của hợp đồng xây lắp

Hợp đồng trong đấu thầu xây lắp được xác lập bằng văn bản phù hợp với quy định của Luật xây dựng và các quy định pháp luật có liên quan.Tùy theo quy mô, tính chất của công trình, loại hình xây lắp, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng trong đấu thầu xây lắp có các nội dung khác nhau, nhưng nội dung chủ yếu của hợp đồng bao gồm:

Nội dung công việc phải thực hiện;

- Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc; - Thời gian và tiến độ thực hiện;

- Điều kiện nghiệm thu, bàn giao; - Giá cả, phương thức thanh toán; - Thời hạn bảo hành;

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

- Các thoả thuận khác theo từng loại hợp đồng; - Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà” ppsx (Trang 32 - 34)