Sự cần thiết phải mở rộng cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Trang 29 - 31)

1.2.2.1. Đối với doanh nghiệp

Hiệu quả từ việc nhận vốn cho vay từ các NHTM thể hiện ở việc đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của các doanh nghiệp với lãi suất phù hợp và các thủ tục vay đơn giản, tận dụng được cơ hội của doanh nghiệp, cách thức thanh toán phù hợp với doanh nghiệp và luật pháp hiện hành. Qua đó tạo cho doanh nghiệp khả năng duy trì, mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Trong quá trình quan hệ, doanh nghiệp còn được ngân hàng tư vấn các vấn đề về tài chính, các thông tin liên quan đến chế độ chính sách ưu đãi của

Nhà nước, về thị trường, về phương án, dự án kinh doanh giúp doanh nghiệp hạn chế được nhiều rủi ro trong kinh doanh.

Bên cạnh việc tiếp cận nguồn vốn vay, các doanh nghiệp còn tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng như: dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, các dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như các kênh đầu tư hấp dẫn khác mà các ngân hàng hiện đang cung cấp,... từ đó giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong giao dịch kinh doanh.

1.2.2.2. Đối với Ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng và thúc đẩy các hoạt động khác của Ngân hàng. Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động lớn của Ngân hàng, doanh thu từ hoạt động này thường chiếm gần 80% doanh thu. Mở rộng cho vay mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng (bao gồm cả lợi ích kinh tế, lợi ích từ mối quan hệ, lợi ích về thương hiệu...), đồng thời tạo được sự phát triển bền vững cho ngân hàng. Trong đó cho vay KHDN chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng trên 70% dư nợ cho vay.

Việc mở rộng đối tượng khách hàng doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng có thể bán chéo các sản phẩm khác như sản phẩm tiền gửi thanh toán, tài trợ thương mại, bảo hiểm, các dịch vụ ngân hàng điện tử góp phần gia tăng thu nhập cho ngân hàng, đặc biệt là nguồn thu dịch vụ - nguồn thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của các NHTM hiện nay.

1.2.2.3. Đối với nền kinh tế

Khi tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của các NHTM với chi phí hợp lý, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện để phát triển ổn định, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu không những thị trường trong nước mà còn cả thị trường quốc tế, gia tăng xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào GDP của đất nước, góp phần chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế theo định hướng của Chính phủ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều lao động, vì vậy khi các doanh nghiệp phát triển sẽ góp phần tạo ra cơ hội việc làm cho các cá nhân trong nền kinh tế, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và các tệ nạn xã hội phát sinh do nạn thất nghiệp gây ra.

Các NHTM với nguồn cung tín dụng khá dồi dào sẽ thay thế cho nguồn ngân sách hàng năm dành để hỗ trợ các doanh nghiệp. Từ đó Chính phủ sẽ có thêm nguồn ngân sách để thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế,.. .điều này cũng hỗ trợ các doanh nghiệp có điều kiện để phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương.

Một phần của tài liệu (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w