Giới thiệu chung về Ngân hàng Liên doanh Việ t Nga Chi nhánh Sở

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 50)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT - NGA - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga - Chi nhánhSở Giao dịch Sở Giao dịch

2.1.1.1. Khái quát chung về Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga

Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB) là liên doanh giữa hai Ngân hàng hàng đầu của hai nước là NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng VTB (trước là Ngân hàng Ngoại thương Nga Vneshtorgbank) với mức góp vốn điều lệ ngang nhau. Ngày 19/11/2006, VRB chính thức tổ chức lễ khai trương và đi vào hoạt động. VRB ra đời là kết quả của sự hợp tác về mặt kinh tế giữa Chính Phủ và Ngân hàng Trung ương của hai nước, mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nền kinh tế, hai hệ thống tài chính.

Trải qua hơn 13 năm hoạt động, VRB hướng đến mục tiêu:

- Là NHTM kinh doanh đa năng theo mô hình ngân hàng hiện đại với nguyên tắc phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả và hội nhập. Đáp ứng đầy đủ các chỉ số an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế.

- Là ngân hàng hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, tài trợ vốn và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Liên Bang Nga.

- Đem lại sự tiện lợi để khách hàng tiếp cận với nguồn vốn, sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng; luôn hướng tới mục tiêu gia tăng giá trị, hiệu quả kinh doanh cho KH và ngân hàng.

STT Tên PGD Địa chỉ

36

khối các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam. Hiện nay, VRB có 6 Chi nhánh và 14 PGD ở các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nang, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở chính của VRB hiện đang được đặt tại Tòa nhà số 75 Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bên cạnh nhiệm vụ phục vụ các dự án hợp tác kinh tế liên chính phủ, VRB

còn cung cấp dịch vụ thanh toán, tín dụng cho các doanh nghiệp, thực hiện chương

trình hợp tác toàn diện về đầu tư, thương mại Việt - Nga thông qua nhiều hoạt động như: Thiết lập kênh thanh toán RUB/VND với thị trường Nga; hỗ trợ các doanh nghiệp Nga xúc tiến hoạt động tại Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam

xuất khẩu sang thị trường Nga và các nước SNG; chủ động phối hợp triển khai và

tích cực tham gia các chương trình hỗ trợ xuất khẩu và đầu tư song phương. Với nhiệm vụ làm cầu nối tài chính - ngân hàng, giải quyết những khó khăn vướng mắc về thanh toán, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước, VRB xứng đáng trở thành biểu tượng hợp tác mới trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

2.1.1.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga - Chi nhánh Sở Giao dịch

Ngân hàng liên doanh Việt - Nga - Chi nhánh Sở giao dịch (VRB - CN SGD) được thành lập theo Quyết định số 032/QĐ - HĐTV ngày 19/11/2006 của VRB, có trụ sở tại Tầng 1+2 tòa nhà 319 Tower, số 63 Lê Văn Lương, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trong suốt quá trình kể từ khi thành lập đến nay, VRB - CN SGD thực hiện những nhiệm vụ hoạt động theo như định hướng phát triển của Hội sở chính, đóng góp một phần quan trọng vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của cả hệ thống.

Hiện tại VRB - CN SGD có 05 Phòng giao dịch trực thuộc tại các quận trung tâm của thành phố Hà Nội, cụ thể:

2 PGD Tây Sơn 106 Phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội 3 PGD Hoàn Kiếm 23 Hàng Vôi, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

4 PGD Yết Kiêu

Tòa nhà số 75 Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

5 PGD Cầu Giấy

Khu đô thị Nghĩa Đô Dịch Vọng, Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội

Chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 20/11/2006, VRB - CN SGD là một trong những chi nhánh được thành lập đầu tiên của hệ thống VRB. Trải qua hơn 13 năm hoạt động, VRB - CN SGD đã có sự phát triển vượt bậc, là một chi nhánh dẫn đầu của toàn hệ thống VRB. Để đạt được thành quả này, VRB - CN SGD thực hiện sự đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt nghiệp vụ tạo ra sự phát triển vững chắc và chủ động hội nhập. Cơ cấu nguồn vốn đã được cải thiện một cách cơ bản phù hợp với sử dụng vốn, tỷ trọng các nguồn vốn đã được chuyển dịch hợp lý. Cơ cấu tín dụng theo hướng an toàn - hiệu quả - phát triển bền vững. Thu từ dịch vụ ngày càng tăng dựa trên các hoạt động dịch vụ truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại, chất lượng các dịch vụ ngày càng được nâng cao. Qua đó, góp phần nâng cao uy tín, vị thế, thương hiệu của VRB trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w