Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay doanh nghiệp của ngân

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 47)

ngân hàng thương mại

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới việc mở rộng hoạt động

cho vay doanh nghiệp mà bản thân ngân hàng không thể kiểm soát được.

a) Địa bàn hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Địa bàn nơi ngân hàng hoạt động sẽ tác động đến sự phát triển tín dụng của ngân hàng đó thông qua tình hình trật tự xã hội khu vực đó, phân khúc khách hàng, mật độ các ngân hàng trong khu vực,...

Thông thường những khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp (như khu công

nghiệp, khu chế xuất,.) sẽ có điều kiện để phát triển về các sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho doanh nghiệp và nhu cầu vay vốn cao. Một địa bàn với nhiều doanh

nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực sẽ tạo nên màu sắc đa dạng cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn đó, đồng thời sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm, cơ hội đầu

tư phát triển của chính doanh nghiệp và của các ngân hàng hoạt động trên địa bàn

đó. Do đó các ngân hàng ở địa bàn này sẽ có điều kiện để cung cấp các dịch vụ sản phẩm, cho vay, phát hành bảo lãnh, huy động vốn...

Tuy nhiên địa bàn hoạt động càng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thì mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt. Bởi vì, khi nhìn nhận được tiềm năng và lợi thế phát triển của một khu vực nào đó, các ngân hàng sẽ tập trung mở rộng quy mô hoạt động, ưu tiên khai thác lợi thế tại địa bàn đó, tạo nên sự cạnh tranh trong hoạt động giữa ngân hàng, tác động đến mục tiêu phát triển tín dụng nói chung và mở rộng cho vay doanh nghiệp nói riêng của các ngân hàng.

b) Môi trường chính trị, xã hội

Sự ổn định của chính trị, xã hội giúp các doanh nghiệp yên tâm đưa ra quyết định đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó tăng nhu cầu về vốn.

Ngược lại, nếu môi trường chính trị, xã hội bất ổn sẽ làm các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, từ đó nhu cầu vốn sẽ giảm theo.

c) Môi trường kinh tế

Khi môi trường kinh tế ổn định về mọi mặt thì ngân hàng và doanh nghiệp

đều hoạt động tốt, hoạt động cho vay được mở rộng. Ngược lại, nền kinh tế suy

thoái và mất đi sự ổn định thì doanh nghiệp và ngân hàng đều bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nếu năng lực của các doanh nghiệp hạn chế, công tác quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh yếu kém, khả năng dự đoán xu hướng cung cầu của thị trường không tốt hay việc cung cấp thông tin không chính xác về phương án sản xuất kinh doanh, về nguồn gốc của tài sản bảo đảm, số liệu tài chính. thì khả năng hoạt động của doanh nghiệp không đảm bảo. Qua đó, gây tác động không tốt đến khả năng trả nợ cho ngân hàng, gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng theo chiều hướng tiêu cực. Ngược lại, năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp tốt, thông tin và số liệu của doanh nghiệp cung cấp trung thực, minh bạch, phản ánh đúng tình hình hoạt động thì nguồn vốn cho vay của ngân hàng sẽ càng phát huy hiệu quả cao.

d) Môi trường pháp lý

Hệ thống pháp lý nói chung và các quy định pháp luật về ngân hàng nói riêng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng và việc mở rộng cho vay.

Kinh doanh trong ngân hàng là một lĩnh vực chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng như Ngân hàng nhà nước. Công cụ chính sách của NHTW như: quy chế hoạt động tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, lãi suất tái chiết khấu... đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đồng thời, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp luôn được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

Khi hoạt động của ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật thì tính trật tự, ổn định đuợc đảm bảo, hoạt động cho vay doanh nghiệp có điều kiện diễn ra thông suốt, hạn chế những thiệt hại của các bên tham gia quan hệ tín dụng. Một môi truờng pháp lý lành mạnh, văn bản pháp luật rõ ràng không chồng chéo, thủ tục đơn giản... sẽ tạo điều kiện môi truờng tốt để phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu luật quy định về hoạt động ngân hàng nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng không rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn nhiều khe hở, hay quá ngặt nghèo sẽ gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, không có cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc làm cho nguời đi vay không đáp ứng điều kiện để đuợc ngân hàng cấp tín dụng dẫn đến ngân hàng bị hạn chế trong việc cho vay.

e) Chính sách vĩ mô về tín dụng

Chính sách vĩ mô về tín dụng của ngân hàng tạo điều kiện huy động vốn, chỉ ra môi truờng tín dụng, hình thức tín dụng cũng nhu những vấn đề cần uu tiên trong hoạt động tín dụng. Chính sách này thể hiện thông qua lãi suất, những biện pháp xử lý rủi ro tín dụng cùng với chính sách đào tạo, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân sự của ngân hàng.

f) Chính sách điều hành của Nhà nước trong hoạt động của ngân hàng

Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển tín dụng của các ngân hàng. Hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng chịu sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ mà trực tiếp là NHTW. Nhằm đạt đuợc các mục tiêu kinh tế, xã hội nhất định trong từng thời kỳ, chính phủ và NHTW có thể có các chính sách khác nhau nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng.

Các chính sách này không những có tác động mạnh mẽ đến việc tăng truởng tín dụng trong nền kinh tế mà còn tác động đến định huớng phát triển tín dụng, sẽ uu tiên thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế nào thông qua

việc tạo nên các cơ chế khuyến khích tăng trưởng tín dụng hoặc hạn chế tăng trưởng tín dụng hoặc khuyến khích tăng trưởng tín dụng trong một số lĩnh vực ưu tiên, hạn chế việc cho vay đối với một số lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Các cơ chế khuyến khích hay hạn chế này được nhà nước tạo ra từ nhiều công cụ khác nhau, có các công cụ mang tính chất trực tiếp như: giới hạn quy mô tăng trưởng tín dụng, ban hành các chính sách hạn chế hoặc không cho vay đối với một số ngành nghề, lĩnh vực,... và các công cụ mang tính chất gián tiếp như: tăng, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mở rộng hay hạn chế việc cung tiền thông qua các nghiệp vụ thị trường mở,. để tác động đến sự mở rộng hay thu hẹp dư nợ của các ngân hàng.

g) Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là một trong

những yếu tố tác động đến hoạt động của các ngân hàng, trong đó có hoạt

động tín

dụng, đặc biệt là cho vay. Một sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và công bằng

sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển hiệu quả. Trái lại sự

cạnh tranh thiếu lành mạnh, sẽ gây tổn thất đến hoạt động các ngân hàng.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

a) Khẩu vị rủi ro của Ngân hàng

Khẩu vị rủi ro là mức độ rủi ro mà Ban lãnh đạo Ngân hàng chấp nhận được. Nếu ngân hàng không chấp nhận rủi ro thì dường như ngân hàng không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Nhưng nếu chấp nhận nhiều rủi ro cao thì hoạt động kinh doanh sẽ khá mạo hiểm.

Khẩu vị rủi ro là khái niệm khá trừu tượng, nó không có thước đo cụ thể về mức độ chấp nhận rủi ro của một Ngân hàng, mà nó là sự xác định một cách định tính về việc chấp nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tùy thuộc vào đặc thù của mỗi ngân hàng, định hướng phát triển, định hướng hoạt động mà khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau.

b) Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu của các NHTM. Tuy nhiên, vấn đề mà các NHTM đang phải đối mặt là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, có thể dẫn đến phá sản.

Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần đuợc đua ra phù

hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng thông qua hoạt động

quản trị rủi ro tín dụng. Quy trình quản trị rủi ro tại các NHTM bao gồm: nhận biết rủi ro, đo luờng rủi ro, ứng phó rủi ro, kiểm soát và xử lý rủi ro.

Việc quản trị rủi ro đóng vai trò quan trọng đối với công tác quản lý của ban lãnh đạo NHTM, nó giúp cho NHTM nhận định kịp thời các rủi ro, đua ra đuợc các giải pháp phòng tránh hay giảm thiểu mức độ thiệt hại, qua đó góp phần phát triển chất luợng tín dụng của Ngân hàng.

c) Uy tín của ngân hàng

Uy tín của ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới

sự lựa chọn của doanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Một ngân hàng có

uy tín, có thuơng hiệu trên thị truờng sẽ dễ dàng thu hút khách hàng, từ đó sẽ có

điều kiện để phát triển các hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô cho vay.

d) Quy mô và cơ cấu nguồn vốn

Hoạt động tín dụng ngân hàng chịu ảnh huởng quan trọng từ khả năng huy động vốn. Vốn huy động ngắn hạn là nguồn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung dài hạn là nguồn chủ yếu để cho vay trung, dài hạn. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh huởng tỷ lệ thuận tới năng lực đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng nói chung và khách hàng doanh nghiệp nói riêng về cả số luợng và kỳ hạn. Nếu không có sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay thì các ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản.

Bên cạnh đó, quy mô vốn tự có của ngân hàng còn thể hiện tiềm lực, sức

mạnh của ngân hàng. Vốn tự có càng cao chứng tỏ ngân hàng có sức mạnh để phát triển hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực mà ít bị hạn chế. Hiện nay ở

Việt Nam cũng nhu nhiều nước trên thế giới các ngân hàng chỉ được phép cho vay

tối đa đối với một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng không được vượt quá

tỷ lệ nào đó của vốn tự có, tỷ lệ này tùy thuộc vào quy định của mỗi nước. Do vậy,

để phát triển tín dụng, đặc biệt là cho vay, các ngân hàng cần phải gia tăng vốn tự

có để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng và đa dạng của các doanh nghiệp.

e) Chính sách tín dụng ngân hàng

Chính sách tín dụng ngân hàng là những chủ trương, định hướng của ngân hàng để hoạt động tín dụng tuân theo đúng quỹ đạo phát triển. Chính sách tín dụng bao gồm các vấn đề về: Chính sách khách hàng, quy mô tín dụng, giới hạn tín dụng, kỳ hạn các khoản vay, lãi suất cho vay và phí dịch vụ được áp dụng... Chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau: tình hình nền kinh tế, chính sách quản lý của NHTW, khả năng cung ứng vốn của ngân hàng và nhu cầu vốn của thị trường...

Chính sách tín dụng đúng đắn sẽ đảm bảo khả năng sinh lời tín dụng trên

cơ sở hạn chế rủi ro, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. Việc xây dựng chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàng và những biến

đổi của thị trường sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển ổn định, bền

vững; ngược lại sẽ kìm hãm sự tăng trưởng, phát triển tín dụng.

f) Quy trình tín dụng nội bộ

Quy trình tín dụng nội bộ là tập hợp những nội dung quy định các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn cho ngân hàng. Quy trình tín dụng thể hiện các bước bắt đầu từ hoạt động chuẩn bị cho vay, phát vay, kiểm tra sau cho vay cho đến khi thu hồi được toàn bộ nợ, cụ thể:

- Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay là khâu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong đó, bao gồm ba giai đoạn chính: (1) Tìm kiếm, khai thác thông tin khách hàng; (2) Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo đúng quy định của ngân hàng và (3) Phân tích thẩm định khách hàng, phương án vay vốn. Trong các bước này, chất lượng công tác thẩm định khách hàng mang tính quyết định, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Kiểm tra sau cho vay là hoạt động giúp ngân hàng nắm được mục đích của việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, qua đó, phát hiện những dấu hiệu bất lợi nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Việc sử dụng đa dạng, linh hoạt các hình thức kiểm tra sau cho vay giúp ngân hàng chủ động trong việc quản lý khoản vay cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần mở rộng cho vay doanh nghiệp.

- Xử lý và thu hồi nợ là bước quyết định cuối cùng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Khả năng nhạy bén đối với từng khoản vay giúp ngân hàng kịp thời phát hiện những bất lợi ảnh hưởng đến nguồn vốn tín dụng, qua đó, tìm ra những giải pháp xử lý và thu hồi nợ hiệu quả.

g) Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng có tác động quan trọng đến tốc độ và tính chính xác của việc thẩm định hồ sơ tín dụng. Thông tin tín dụng càng nhanh nhạy, chính xác và toàn diện sẽ góp phần nâng cao khả năng phòng chống rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng và ngược lại.

Thông tin tín dụng có thể được thu thập từ nhiều nguồn như: CIC, báo chí, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, từ các TCTD khác, internet...

h) Trình độ của cán bộ tín dụng

Phẩm chất, năng lực của cán bộ tín dụng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển tín dụng của các ngân hàng. Tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề

nghiệp của cán bộ tín dụng ảnh hưởng trước hết đến tính khách quan của công tác thẩm định hồ sơ tín dụng. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế của cán bộ tín dụng quyết định đến khả năng đánh giá tính chính xác của hồ sơ vay vốn, tính khả thi và hiệu quả trong phương án vay vốn của khách hàng. Qua đó, tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong việc đánh giá năng lực của khách hàng về tài chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh.

i) Hệ thống tổ chức và cơ cấu vận hành của bộ máy ngân hàng

Hệ thống tổ chức và cơ cấu vận hành của bộ máy ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hệ thống các chi nhánh, các phòng giao dịch được thành lập một cách hợp lý theo mật độ dân cư là điều kiện tiên quyết tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận được các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Khách hàng sẽ rất khó tiếp cận nếu ngân hàng ở quá xa khu vực sản xuất, kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể mở rộng một chi nhánh hay phòng giao dịch ngân hàng phải bỏ ra rất nhiều chi phí. Do vậy Ngân hàng đánh giá, cân đối giữa chi phí và lợi ích khi quyết định thành lập, mở rộng thêm chi nhánh, phòng giao dịch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của Luận văn đã đề cập một cách khái quát những lý luận cơ

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w