Mô tả các đoạn thị trường:

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: "Một số giải pháp khai thác, phát triển tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Quảng Nam & Đà Nẵng" pdf (Trang 35 - 37)

Thị trường khách quốc tế:

Khách du lịch Châu Âu: Đến từ những nước xa xôi, hấp thụ nên

văn hóa có tính duy lý, sự tò mò muốn hiểu nhiều hơn về văn hóa phương Đông là sự quan tâm và là động cơ du lịch chính của phần lớn khách đến

từ Châu Âu. Đến với tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" tại

Quảng Nam và Đà Nẵng , hộ mong muốn tìm hiểu và khám phá tính đa

dạng của nên văn hóa trên mảnh đất Quảng Nam và Đà Nẵng : Sa Huỳnh,

Champa, Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản và Châu Âu, bao gồm cả di sản văn hóa vật thể lẫn di sản văn hóa phi vật thể.

Khách du lịch Bắc Mỹ, Châu Đại Dương: Đến với xứ Quảng

thông qua tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" tại Quảng Nam và Đà Nẵng là những người Mỹ cựu chiến binh mong muốn thăm lại

quá khứ, chiến trường xưa, con cái họ và những người Mỹ trẻ tuổi khác

muốn đến Việt Nam, một đất nước nhỏ bé nhưng được nói nhiều ở Mỹ

trong cả quá khứ và hiện tại. Khách du lịch đến từ Canada, Australia đến

Việt Nam với mục đích nghiên cứu, tham quan, nghỉ ngơi, công vụ. Nhìn chung, họ có nhu cầu du lịch văn hoá nhưng đòi hỏi chất lượng phục vụ cao và thông tin đầy đủ về điểm đến.

Nói chung khách Châu Âu, khách Bắc Mỹ, khách Châu Đại Dương có

khả năng chi trả cao và đòi hỏi chất lượng phục vụ tốt, phương tiện hay sử dụng

là máy bay.

Khách du lịch Đông Bắc Á (trừ Trung Quốc): Cũng như Việt

Nam, các quốc gia Đông Bắc Á chịu ảnh hưởng khá sâu sắc nền văn hóa

Trung Hoa. Đối với số đông, sự không xa lạ về văn hóa tuy không gợi lên sự tò mò nhưng ngược lại giúp họ bớt e ngại khi chọn điểm đến Quảng Nam và Đà Nẵng, nhất là đối với những người lớn tuổi vốn e ngại sự mạo

hiểm.Trong các nước Đông Bắc Á, Nhật Bản có mối quan hệ thông thương mua bán từ rất lâu đối với xứ Đàng Trong thông qua cảng thị Hội

An. Tổng Cục Du Lịch cũng đã xác định: “Miền Trung là nơi có thể thu

hút nhiều khách Nhật nhất trong số các điểm du lịch của Việt Nam. Khách

Nhật quan tâm đến phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và Huế”. Ngoài việc mong muốn tìm thấy lại nhưng dấu tích xưa cũ của cha ông họ khi ở

hải ngoại qua các di tích đã tồn tại từ hàng thế kỉ nay tại Quảng Nam và

Đà Nẵng , họ còn muốn hoà nhập vào cuộc sống với những phong tục tập

quán khách biệt với nơi cư trú của họ, thưởng thức các đặc sản truyền

thốngtại hai địa phương.

Khách du lịch Đông Nam Á: Các nước thuộc khu vực Đông

Nam Á gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore… Đây là các nước

thuộc khối ASEAN ngày càng phát triển, hơn nữa, Chính Phủ các nước thành viên đều có chính sách hỗ trợ nhằm tăng cường quan hệ giao lưu

giữa công dân các nước trên. Đây chắc là những tác động tích cực cho

việc gia tăng du khách ASEAN đến miền Trung, nhất là khi hệ thống đường bộ được cải thiện. Khách du lịch Đông Nam Á phần lớn đi du lịch

theo kiểu công vụ kết hợp giải trí, thưởng ngoạn, do vậy, với tuyến du lịch

chủ đề "Con đường di sản thế giới" tại Quảng Nam và Đà Nẵng họ sẽ hiểu sâu hơn về nền văn hóa 1000 năm đồng thời đây sẽ tạo cơ hội cho họ tìm kiếm những cơ hội kinh doanh ngay trong lĩnh vực du lịch.

Thị trường khách nội địa: Số lượng khách trong nước hiện nay đang tăng nhanh. Từ 1 triệu lượt khách du lịch năm 1999, đến năm 2002 đã tăng lên

11,2 triệu lượt khách. Tuy khả năng chi trả chưa cao nhưng đó là thị trường đem

lại doanh thu không nhỏ. Tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" tại

ngoạn những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, tìm hiểu về các di sản văn hóa thế

giới. Các chương trình du lịch từ 3 ngày/ 2đêm đến 4 ngày/ 3 đêm trên tuyến du

lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" là phù hợp với khả năng chi trả cũng như thời gian nghỉ của khách này.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: "Một số giải pháp khai thác, phát triển tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Quảng Nam & Đà Nẵng" pdf (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)