Công tác tổ chức liên kết giữa các Sở du lịch với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: "Một số giải pháp khai thác, phát triển tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Quảng Nam & Đà Nẵng" pdf (Trang 25 - 26)

kinh doanh du lịch trên địa bàn:

Ngày 06/04/2002, đại diện các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý du

lịch của ba địa phương (Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam) đã tiến hành Hội nghị

thành lập “Con đường di sản thế giới” tại Đà Nẵng, với sự tham dự của đại diện Văn phòng Tổng cục Du lịch Việt Nam. Tại hội nghị, các thành viên sáng lập đã

thông qua điều lệ, chương trình hoạt động và thành phần Ban điều hành, Ban thư

kí do ông Hồ Việt, đại diện Tổng cục du lịch tại miền Trung, làm trưởng Ban điều hành, các giám đốc Sở du lịch của ba tỉnh, thành trên làm Phó trưởng ban.

Trụ sở Ban điều hành “Con đường di sản thế giới” đặt tại Văn phòng đại diện

Tổng cục Du lịch tại miền Trung, 58 Phan Châu Trinh, thành phố Đà Nẵng. Từ đó, cứ hai tuần một lần Ban điều hành và Ban thư ký “Con đường di sản thế

giới” lại họp để thảo luận công việc hoạt động cụ thể cho chương trình liên kết

du lịch “Con đường di sản thế giới”.

Tính đến cuối tháng 5/2002 “Con đường di sản thế giới” đã có 17 thành viên chính thức là các doanh nghiệp khách sạn, lữ hành, ban quản lý các điểm tham quan trên địa bàn 3 tỉnh, và tính cho đến thời điểm hiện nay số thành viên chính thức đã tăng lên con số là 100 thành viên. Chương trình “Con đường di

sản thế giới” cũng nhận được sự hỗ trợ của Vietnam Airlines, Ngân hàng

Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và Saigon Times Group,công ty Mai Linh, bia Foster, Coca-Cola…. Để “Con đường di sản thế giới” có điều kiện hoạt động

tốt khi chưa thu phí của các thành viên, Vietnam Airlines đã tài trợ 5.000 đô-la Mỹ, khách sạn Furama Resort tài trợ 10.000 đô-la Mỹ, ACB đưa thẻ tín dụng

ACB và Visa Card vào thanh toán trong hệ thống các dịch vụ của “Con đường

di sản thế giới”, Saigon Times Group hỗ trợ việc quảng bá trên các tờ báo bằng

tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp.

Mối liên kết cũng đã được nối giữa “Con đường di sản thế giới” với “Con đường Romantic” (Đức) và “Con đường lịch sử KanSai” (Nhật Bản). Thông qua đó, Ban điều hành cũng đã nhận được nhiều thông tin bổ ích, nhiều kinh nghiệm

quý báu cho hoạt động. Riêng Hội cứu hộ Hoàng gia Úc đã tổ chức một khoá

huấn luyện cho nhân viên cứu hộ nằm trong chương trình liên kết này.

Các thành viên của “Con đường di sản thế giới” được hỗ trợ trong việc đào tạo cán bộ và nhân viên, được tư vấn về nghiệp vụ kinh doanh. Ngoài ra, với tư cách là thành viên của “Con đường di sản thế giới”, các doanh nghiệp được

chức quốc tế mà “Con đường di sản thế giới” có quan hệ hỗ trợ trong việc trùng tu, bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.

2.3. CÁC ĐIỂM NHẤN TRÊN TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ "CON ĐƯỜNG DI SẢN THẾ GIỚI" TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG: ĐƯỜNG DI SẢN THẾ GIỚI" TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG:

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: "Một số giải pháp khai thác, phát triển tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Quảng Nam & Đà Nẵng" pdf (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)