Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (Trang 42 - 44)

2.1. Lịch sử hình thành và kết quả kinh doanh củaNgân hàng TMCP Quân

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

MB Thăng Long t18∕6∕2003. Ngay từ giai đoạn đầu mới thành lập, MB Lê Trọng Tấn đã là ngôi sao trong ngôi nhà chung MB . Tuy mới chỉ đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn song MB Lê Trọng Tấn đã đạt được khá nhiều thành tích đáng kể, đóng góp vào thành công chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng TMCP Quân đội . Với những thành tích đã đạt được, chi nhánh đã được ban lãnh đạo ngân hàng trao tặng những danh hiệu cao quý như:

- Tập thể tiềm năng năm 2003.

- Đơn vị xuất sắc toàn diện năm 2004.

- Cờ luân lưu quý 3 năm 2005 .

- Đơn vị vững mạnh toàn diện 6 tháng 2006.

- Đơn vị xuất sắc toàn diện năm 2007.

- Đơn vị vững mạnh toàn diện 6 tháng 2008 .

- Đơn vị xuất sắc toàn diện năm 2008 .

Năm 2008, cùng với sự mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng TMCP Quân đội, căn cứ vào đề án tái cơ cấu chi nhánh Điện Biên Phủ, chi nhánh Lê Trọng Tấn trở thành chi nhánh online trực thuộc Hội Sở . Chi nhánh đã mở thêm 2 điểm giao dịch và tiếp nhận thêm 1 phòng giao dịch Định Công đã sẵn có theo sự phân công của lãnh đạo ngân hàng

Mặc dù là một chi nhánh còn non trẻ về thời gian thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, song với vai trò và nhiệm vụ quan trọng của mình, MB Lê Trọng Tấn đã biết khắc phục những khó khăn hiện tại để từ đó với sự nỗ lực của mỗi cán

bộ nhân viên, đã đạt được những bước đi khá vững chắc và được đánh giá là chi nhánh có triển vọng trong toàn hệ thống MB.

Từ tháng 11/2009, MB Thăng Long trở thành chi nhánh cấp 1 với 2 phòng giao dịch và chính thức khai trương trụ sở mới tại địa chỉ 34 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội vào ngày 24/12/2009.

Việc MB Thăng Long chính thức khai trương đánh dấu sự phát triển không ngừng của mạng lưới giao dịch MB trên toàn hệ thống, ngoài ra còn nhằm mục tiêu phục vụ tốt hơn nhu cầu về sản phẩm tài chính cho các khách hàng của MB trên địa bàn Hà Nội và khu vực lân cận Ngoài ra, với đà phát triển của MB Thăng Long hiện nay, trong thời gian tới, chi nhánh sẽ trở thành một trong những cánh chim đầu đàn của MB trên toàn hệ thống

Bộ máy tổ chức của MB Thăng Long gồm các phòng ban như sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Thăng Long

- Giám đốc quản lý trực tiếp các Phó Giám đốc, Giám đốc PGD, Phòng KHDN và Bộ phận Quản lý tín dụng.

2 3 2/1 3/2

- Phó Giám đốc Chi nhánh phụ trách kinh doanh quản lý trực tiếp Phòng KHCN

và Phó Giám đốc Chi nhánh phụ trách vận hành quản lý trực tiếp Phòng hỗ trợ.

- Phòng hỗ trợ bao gồm Bộ phận Hỗ trợ tín dụng và Bộ phận Hành chính tổng hợp.

- Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban có như sau:

+ PGD gồm có bộ phận Dịch vụ Khách hàng và bộ phận Quan hệ khách hàng, thực hiện tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng: huy động vốn, tín dụng, dịch vụ chuyển tiền,

thẻ, Kiều hối,... chịu chỉ tiêu và kết quả kinh doanh trực tiếp với Giám đốc Chi nhánh.

+ Phòng khách hàng doanh nghiệp (KHDN), Phòng khách hàng cá nhân (KHCN): có chức năng thiết lập, khai thác và phát triển quan hệ toàn diện vớinhóm khách hàng bao gồm khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân tương ứng để cung ứng tất cả các sản ph m dịch vụ cho khách hàng.

+ Phòng dịch vụ khách hàng:

• Khai thác, tiếp thị danh mục khách hàng hiện có và tiềm năng để phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng như huy động vốn, thẻ, tài khoản...

• Có chức năng thực hiện công tác quản lý tài chính và công tác kế toán của Ngân hàng

+ Bộ phận hỗ trợ tín dụng:

• Soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơ liên quan đến việc giải ngân vốn vay để cung cấp cho Khách hàng sau khi được ban lãnh đạo phê duyệt tài trợ vốn.

• Nhận và quản lý tài sản bảo đảm của Khách hàng

• Quản lý tài khoản, theo dõi các điều kiện phê duyệt, quản lý sau giải ngân • Thu hồi nợ gốc lãi đến hạn

+ Bộ phận quản lý tín dụng:

• Có chức năng phân tích, thẩm định hồ sơ tín dụng của khách hàng sau khi Phòng KHDN và Phòng KHCN chuyển Tờ trình đề xuất vay vốn

• Rà soát danh mục tín dụng, phòng ngừa các khoản mục vay vốn có dấu hiệu suy giảm chất lượng

• Chủ trì xử lý tín dụng nợ xấu phát sinh

• Nhận diện, phân tích, định lượng, đánh giá các rủi ro

• Rà soát, kiểm tra hồ sơ định kỳ theo yêu cầu của Ban lãnh đạo Ngân hàng • Giám sát việc tuân thủ các giới hạn, hạn mức để đảm bảo các rủi ro

Một phần của tài liệu (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w