- NHNN tiếp tục định hướng cho các NHTM phát triển các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là phát triển và ứng dụng CNTT nhằm đảm bảo cho các NHTM đầu tư đúng hướng và có hiệu quả trong kinh doanh. Hoàn thiện các quy định về tiếp cận thị trường dịch vụ Ngân hàng trong nước theo lộ trình tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính và mở cửa thị trường tài chính.
- Phối hợp với các ngành viễn thông, thuế, điện lực, cấp thoát nước, bảo hiểm xã hội, . . . để thực hiện việc thanh toán các chi phí điện, nước, điện thoại qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng để người dân có thói quen sử dụng dịch vụ Ngân hàng.
- NHNN cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các chuyên đề hay những khoá đào tạo các Ngân hàng trong việc triển khai dịch vụ E-banking, đồng thời đó cũng là cơ hội để các Ngân hàng trong nước trao đổi kinh nghiệm với nhau, rút ra các bài học kinh nghiệm cho mình để sao cho tránh được những lỗi mà các Ngân hàng khác đã gặp phải.
Tóm tắt chương 3
Tóm lại, trong xu thế hội nhập và tự do hóa tài chính, dịch vụ Ngân hàng điện tử có thể nói là đã mở ra nhiều triển vọng nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức . Đây sẽ là vũ khí cạnh tranh tốt nhất của các Ngân hàng thương mại do những ưu thế vượt trội của nó so với những dịch vụ truyền thống. Mặc dù cho đến nay, hệ thống Ngân hàng trên thế giới đã trải qua nhiều kinh nghiệm và tổng kết được những thành công nhất định trong lĩnh vực này, khẳng định được vị thế của dịch vụ NHĐT . Song, ở Việt Nam với sự mới mẻ và non trẻ của loại hình dịch vụ này thì một điều chắc chắn rằng thành công chỉ đến với những ai có tầm nhìn chiến lược, đủ bản lĩnh và tự tin, nắm bắt thời cơ, đi trước, đón đầu, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng một hệ thống hiệu quả và phù hợp cho chính mình.
Để phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, không chỉ từ sự nổ lực của bản thân Ngân hàng mà còn phải có sự ủng hộ và đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinh tế và quan trọng nhất là của khách hàng. Nhìn thấy được thời cơ và thách thức khi phát triển dịch vụ NHĐT, mỗi Ngân hàng thương mại cần có phương pháp thích hợp để đưa dịch vụ Ngân hàng điện tử vào cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN•
Trong tương lai không xa, dịch vụ Ngân hàng điện tử sẽ là vũ khí cạnh tranh tốt nhất của các NHTM do những ưu thế vượt trội của nó so với những dịch vụ truyền thống. Hiện đại hoá dịch vụ Ngân hàng, đi trước và ứng dụng những công nghệ mới, cung ứng những dịch vụ mới mà tiêu biểu là phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử chính là chìa khoá thành công cho các NHTM.
Bám sát mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, đề tài “Phát triển dịch vụ E- Banking tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội- chi nhánh Thăng Long” đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng như sau:
Một là, làm rõ khái niệm về E-banking, tìm hiểu chi tiết các loại hình dịch vụ E-
banking đã được triển khai, xu hướng tất yếu cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ E-banking trong xu thế hội nhập hiện nay.
Hai là, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển E-banking, thực trạng
triển khai dịch vụ E-banking của MB Thăng Long, đồng thời tiến hành khảo sát để đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ E-banking của dân cư đang sinh sống, làm việc tại thành phố Hà Nội, từ đó nhìn thấy những thuận lợi, khó khăn cũng như những hạn chế trong việc phát triển dịch vụ E-banking trong thời gian qua.
Ba là, trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển và định hướng phát triển dịch
vụ E-banking tại các NHTM, luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp mang tính cụ thể đối với bản thân các NHTM và các nhóm giải pháp ở cấp độ quản lý vĩ mô nhằm góp phần phát triển dịch vụ E-banking trong thời gian tới.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù rất nỗ lực nhưng do các vấn đề liên quan đến dịch vụ E-banking còn mới mẽ nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp nhằm giúp cho tác giả hoàn thiện hơn đề tài của mình.
T Internet chú
TÀI LIỆU THAM KHẢO •
1. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội; báo cáo thường niên 2017, 2018, 2019. 2. Nguyễn Đăng Dờn (2008), Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nhà xuất
bản Thống kê, Hồ Chí Minh . 1
3. Trần Thị Hải Hòa (2008), Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Internet banking tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học kinh tế TP . Hồ Chí Minh .
4. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.
5. Cao Thị Mỹ Phú (2013), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Khu công nghiệp Phú Tài, Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh đại học Đà Nang .
Các website: 6. www.mpi.gov.vn 7. www.sbv.gov.vn 8. www.mbbank.com.vn 9. www.dddn.com.vn 10. www.economy.co m.vn
Bảng : Tổng hợp tính năng các dịch vụ Ngân hàng điện tử tại MB
Simple Đối tượng KH KHCN/KH DN KHDN KHCN KHCN KHCN I Tính năng chuyên khoản 1
Chuyên khoản đên
TKTT trong NH CN/DN CN CN CN
2
Chuyên khoản đên
TKTT ngoài NH CN/DN CN CN
3
Chuyên khoản đên tài khoản Thẻ
ngoài NH theo số thẻ
CN/DN CN CN
4
Chuyên khoản đên tài
6 Chuyên khoản sang TK thẻ trảtrước BMC
CN CN
7 Chuyên khoản sang TK thẻ trảtrước VBS
CN CN
II Tính năng thanh toán
8
Thanh toán online (vé xem phim/ vé máy bay hơn 30 hãng hàng không) (cho KH có thẻ
ATM) CN
9 Thanh toán hóa đơn điện CN
EVN qua VNPay (360
công ty điện) CN
EVN HCM CN CN CN
EVN Miền Trung CN CN
11 Thanh toán cước viễnthông trảtrước/ trả sau CN CN CN CN CN
12 Mua thẻ game/ thẻ điện
thoại CN CN CN
13 Topup diđộng/ADDSL/3G CN CN CN CN
14 Top up data Viettel CN
15 Thanh toán sao kê thẻ tín
dụng CN/DN
16 Thanh toán học phíViettel Study CN
III Tính năng nạp rút tiền 17 Nạp tiền vào TK/Thẻ tại hệ thốngVT CN CN 18 Rút tiền TK/Thẻ tại hệthống VT CN CN 87
19 Truy vấn số dư/Giaodịch CN/DN CN CN CN CN CN
20 Truy vấn số thẻ CN
21
Truy vấn trạng thái hoạt
động CN CN CN CN
22 Xem sao kê thẻ tín
dụng CN
23 Truy vấn địa điểm ATM CN
Tính năng khác
24 Gửi tiết kiệm CN CN
25 Nộp thuế điện tử DN
26 Kê khai hải quan DN
27 Chuyển tiền BankPlus CN CN
28 Kích hoạt thẻ CN 29 Mở/Khóa thẻ CN 30 Đóng/Mở tính năng chi CN 88
31 vụ MB.Plus CN 32 Đăng ký online dịch vụ eMB basic CN CN CN 89
Ghi chú: CN : Tính năng chỉ có cho KHCN DN : Tính năng chỉ có cho KHDN
CN/DN : Tính năng chỉ có cho cả KHCN và KHDN (Để trống) : Chưa có tính năng