Để dịch vụ Ngân hàng điện tử thực sự đi vào đời sống và phát huy được toàn diện những ưu thế cũng như những lợi ích của nó đòi hỏi phải có sự đầu tư, sự quan tâm đúng đắn của các nhà quản lý, khách hàng và bản thân MB Thăng Long . Nhưng nhìn chung cần phát triển đồng bộ các giải pháp sau:
3.4.1. Đối với Ngân hàng Quân đội
-I- Phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư công nghệ hiện đại
Trong hệ thống các NHTM của Việt Nam hiện nay, MB được xếp vào các Ngân hàng đặc biệt chú trọng tới đầu tư CNTT như một nền tảng để phát triển dịch vụ Ngân hàng.
Theo sau hàng loạt xu thế công nghệ thông tin mới như Điện toán đám mây, Mobility, Big Data, Social Media,... là những hứa hẹn mang lại nhiều giá trị mới cho người dùng. Khả năng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ Ngân hàng đến từ hiệu quả vận hành tốt hơn, CNTT đã hình thành một góc độ cạnh tranh mới trong công nghệ Ngân hàng . Nhưng đồng thời, thách thức là vấn đề an toàn, bảo mật trong giao dịch Ngân hàng - một trong những nhiệm vụ quan trọng với bất kỳ Ngân hàng nào.
Theo các chuyên gia, phát triển CNTT trong bối cảnh hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang ở giai đoạn tái cấu trúc đặt ra vấn đề cấp bách về áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại . Trong đó, vai trò của CNTT không chỉ giúp hiện đại hóa sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng mà còn đảm bảo an toàn hệ thống.
Từ nhiều năm nay, MB đã có định hướng kiến trúc tổng thể về CNTT để phục vụ hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các chuẩn quản trị quốc tế như ITIL hay công nghệ lớp giữa Middleware - nền tảng cho các công nghệ kiến trúc hướng dịch vụ SOA (Service Oriented Architecture)- đều được MB triển khai rất sớm. Việc củng cố cơ sở hạ tầng, nâng cấp lưu trữ cũng được MB quan tâm,.
người ta không thể cung ứng các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại dựa trên một nền tảng công nghệ cũ kỹ. Nâng cấp và sắm mới các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các hoạt động tác nghiệp và phát triển hoặc mua các phần mềm xử lý tiên tiến hơn . Trang bị các thiết bị tin học gắn liền với cải tạo hệ thống mạng để đảm bảo tính đồng bộ nhằm phát huy được hiệu quả của thiết bị và là cơ sở đẩy nhanh tốc độ thanh toán.
Trên thực tế đã xảy ra hiện tượng quá tải về đường truyền hệ thống NHĐT hiện đang vận hành gây khó khăn cho việc kết nối của khách hàng, đặc biệt là vào thời điểm cuối ngày khi nhu cầu giao dịch tăng cao do đó cần nhanh chóng nâng cấp thiết bị để tăng khả năng xử lý của máy chủ (Server) và dung lượng đường truyền đảm bảo cho khách hàng có thể kết nối và cập nhật các giao dịch một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Trong hoạt động Ngân hàng đặc biệt là NHĐT, an toàn là tiêu chuẩn tối quan trọng. Do vậy, MB cần phải lựa chọn các phương án phần mềm bảo mật phù hợp với yêu cầu của loại sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Phần mềm bảo mật có thể do Ngân hàng tự phát triển nếu có đội ngũ cán bộ tin học đủ mạnh.
Bên cạnh đó, MB cũng cần tích cực tham gia vào các diễn đàn chuyên về công nghệ Ngân hàng để có được những thông tin cập nhật về các vấn đề mới phát sinh cũng như những xu hướng mới về công nghệ ngân hàng để có kế hoạch nâng cao và điều chỉnh công nghệ của mình một cách đúng hướng và hiệu quả.
Ngoài việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng, phát triển mạng nội bộ của MB cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển dịch vụ NHĐT tại MB.
Do khối lượng thông tin cần phải truyền tải cũng như tần suất truy xuất thông tin về khách hàng khá cao, các đường truyền kết nối Hội sở chính đến các chi nhánh và phòng giao dịch cần phải được nâng cấp về dung lượng cũng như tốc độ. Các kết nối chính cần chuyển sang sử dụng đường truyền riêng, tránh việc quá tải khi số liệu cập nhật nhiều.
thuộc nhiều vào hệ thống thông tin là tính bảo mật và an toàn dữ liệu. Hệ thống mạng nội bộ của MB cần phải được củng cố và tăng cường tính bảo mật, ngăn chặn và phản ứng kịp thời với những hoạt động thâm nhập, đánh cắp hay phá hoại thông tin trong mạng.
Hệ thống mạng khi được kết nối với mạng Internet toàn cầu thì nguy cơ an ninh lại trở nên lớn lên nhiều lần. Các thông tin từ hệ thống NHĐT cần được kết hợp với các thông tin NH khác để đưa ra cho khách hàng trên mạng Internet. Các hoạt động hay cơ chế phá hoại thông tin cũng có thể theo chính đường này vào mạng nội bộ. Khâu kết nối giữa mạng nội bộ và Internet cần phải được bảo đảm an ninh một cách tuyệt đối bằng cách kết hợp nhiều cơ chế khác nhau hay nhiều lớp an ninh . Đề phòng trường hợp thông tin bị sai hỏng, mạng cần được trang bị hệ thống sao lưu với chế độ sao lưu định kỳ. Các cơ chế tự động phục hồi sẽ giúp cho việc phục hồi dữ liệu từ hệ thống dự phòng trên.
> Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng và dịch vụ
Trước hết, Ngân hàng cần thống kê và phân tích về những thông tin hiện có liên quan đến khách hàng từ tất cả các bộ phận nhằm cố gắng tận dụng tối đa những thông tin đã thu thập được . Sau đó, cần xây dựng cấu trúc dữ liệu cần thiết cho hoạt động của mình trong một khoảng thời gian trước mắt. Kết hợp hai thông tin nói trên sẽ đưa ra được cấu trúc cơ sở dữ liệu cho hệ thống NHĐT .
> Xây dựng cổng thông tin đa năng
Để có thể nhanh chóng nhận biết khách hàng và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, cổng thông tin đa năng cần được trang bị các công cụ xác thực khách hàng tự động ngay khi khách hàng tiến hành thao tác trên cổng. Nếu khách hàng truy cập từ đường điện thoại, hệ thống có thể yêu cầu khách hàng đưa vào một thông tin đặc trưng như số chứng minh nhân dân...
Khi khách hàng tiến hành truy nhập đến các thông tin hay thực hiện các giao dịch quan trọng, khách hàng cần phải xác thực bằng cách đưa vào hệ thống các thông tin mật như số tài khoản, mã bí mật. để bảo đảm mức độ an ninh thông tin cao. Hệ thống cần phải hoạt động với mức độ bảo mật cao bằng việc sử dụng các
công cụ an ninh tốt . Do đó MB sẽ cần xây dựng một hệ thống an ninh dữ liệu mạnh và linh hoạt, kết hợp được với các thông tin xác thực khách hàng với thông tin trên hệ thống NHĐT .
Cổng thông tin đa năng sẽ có khả năng cung cấp thông tin về những sản phẩm và dịch vụ một cách tự động cho từng khách hàng dựa trên các tiêu chí khác nhau về chính khách hàng đó hay dựa trên các thông tin về các chính sách có liên quan hoặc thói quen mua hàng của các đối tượng khách hàng tương tự. Các thông tin trên sẽ được liên kết ngay với các cửa hàng ảo nhằm giúp cho khách hàng có thể nhanh chóng tiến hành các thủ tục mua sản phẩm đó, giảm hay hoàn toàn không cần đến các trung tâm giao dịch của Ngân hàng.
Để đảm bảo khách hàng có thể tự phục vụ bằng cách tìm kiếm thông tin, đăng ký dịch vụ hay thực hiện giao dịch hay chọn phương thức liên lạc khác với MB, cổng thông tin đa năng sẽ cho phép khách hàng sử dụng thư điện tử (có bảo mật) hay qua dịch vụ thoại liên lạc với trung tâm dịch vụ khách hàng. Khách hàng sẽ không cần phải thực hiện nhiều thao tác khác nhau cho các hình thức thông tin trên mà tất cả các hình thức này được kết hợp sẵn ngay trên cổng thông tin đa năng của MB. Khách hàng có thể sử dụng máy tính cá nhân truy nhập qua Internet, máy di động hay điện thoại bàn để thực hiện các giao dịch trên và có thể vừa truy nhập thông tin, vừa nói chuyện với điện thoại viên.
-I- Đa dạng hóa, phát triển các dịch vụ E-banking
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhu cầu giao dịch thương mại hàng hóa, thanh toán dịch vụ trực tuyến, thực hiện dịch vụ công trên môi trường điện tử... ngày càng tăng . Nắm bắt nhu cầu này, thời gian gần đây, các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là MB, rất tích cực triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Xác định việc đẩy mạnh các dịch vụ Ngân hàng điện tử là một trong những trọng tâm hoạt động thời gian tới, bên cạnh mục tiêu tăng thu nhập, các Ngân hàng còn mong muốn góp phần hiện đại hóa dịch vụ, đẩy mạnh các kênh giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó tăng năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng,...
Nhiều bước đi cụ thể đã được các Ngân hàng thương mại triển khai.
Theo đó, cùng với việc cung cấp dịch vụ trả lương qua tài khoản, nhiều Ngân hàng đã từng bước triển khai xây dựng và hiện đại hóa các hệ thống thanh toán, từng bước tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thanh toán tiên tiến, tạo sự chuyển biến tích cực đối với việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, doanh nghiệp,...
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã phục vụ và đáp ứng được việc thu ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước. Quy trình thu, nộp thuế từ cơ quan Thuế và Hải quan tới Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính qua kết nối với các ngân hàng thương mại đã được hình thành.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã thiết lập và đưa vào hoạt động Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng, đến nay đã kết nối với 66 đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và gần 800 đơn vị thành viên trực tiếp thuộc 97 tổ chức tín dụng trong toàn quốc, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời với số lượng giao dịch thanh toán ngày càng tăng của nền kinh tế.
Hầu hết các Ngân hàng thương mại đã thiết lập được hệ thống Ngân hàng lõi (core banking), phát triển hệ thống thanh toán nội bộ với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, cho phép cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.
Là một Ngân hàng thương mại luôn quan tâm tới việc phát triển dịch vụ giao dịch, chuyển khoản để hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, MB đã phối hợp với các đơn vị triển khai thu ngân sách, liên tục đưa ra các sản phẩm về thẻ ATM, Internet Banking,...
Chẳng hạn, MB đã ký thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế triển khai thu hộ ngân sách Nhà nước, bảo lãnh thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử.
❖ Đối với dịch vụ eMB
Sử dụng dịch vụ eMB, khách hàng được trải nghiệm nhiều tiện ích như: chuyển tiền trong/ ngoài ngân hàng, gửi tiết kiệm số, thanh toán hóa đơn... mọi lúc, mọi nơi mà không cần tới ngân hàng. Hiện MB đang tiếp tục hoàn thiện và phát
triển nhiều dịch vụ Ngân hàng điện tử nhằm cung cấp cho khách hàng kênh thanh toán đa dạng, nhanh chóng, an toàn và tiện lợi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
❖ Đối với dịch vụ SMS- Banking
Hiện tại, dịch vụ SMS banking chỉ dừng lại ở chức năng truy vấn các thông tin về tài khoản tiền gửi, tài khoản tiền vay và một số thông tin khác . Để thu hút nhiều khách hàng quan tâm sử dụng dịch vụ thì MB cần gia tăng một số tiện ích như cho phép khách hàng chuyển khoản, thanh toán các hóa đơn bằng tin nhắn. Các dòng điện thoại giá rẻ hỗ trợ cài đặt phần mềm java đã xuất hiện rất nhiều trên thị trường với nhiều mẫu mã khác nhau. Do vậy, Ngân hàng cần nghiên cứu phát triển phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông thường giúp khách hàng có thể tiếp cận với các dịch vụ Ngân hàng dễ dàng hơn .
❖ Đối với dịch vụ MB Plus
MB tự hào là Ngân hàng đầu tiên cung cấp ứng dụng điện thoại trên cả 3 hệ điều hành iOS, Android và Windows Phone . Lúc mới ra đời, ứng dụng này chỉ được cài đặt đối với hệ điều hành Android, nhưng do nhu cầu và khả năng muốn tiến xa hơn trong lĩnh vực Ngân hàng điện tử, MB đã lần lượt cài được ứng dụng trên cả hệ điều hành iOS và Windows Phone để phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa.
Khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử MB (MB Plus), MB đã có chương trình tặng ngay cốc Minh Long cho khách hàng đăng ký sử dụng mới dịch vụ eMB Plus/chuyển từ eMB basic sang eMB Plus hoặc tặng 20.000 VNĐ vào tài khoản cho các khách hàng phát sinh tối thiểu 03 giao dịch chuyển khoản ngoại mạng trong 01 ngày nhằm kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của MB.
❖ Đối với dịch vụ Bank plus
Những năm qua, MB tích cực đẩy mạnh đầu tư và phát triển các dịch vụ, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đem lại tiện ích tốt nhất cho khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ trong ngành này càng thêm phong phú với những tiện ích gia tăng rõ
rệt. Tận dụng điểm mạnh của một trong những đối tác chiến lược có nền tảng công nghệ mạnh tại Việt Nam là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) để phát triển những sản phẩm tài chính Ngân hàng dựa trên nền tảng viễn thông.
Gói dịch vụ BankPlus (bao gồm thẻ BankPlus và Mobile BankPlus) tung ra thị trường được khách hàng ghi nhận. Dịch vụ này cho phép khách hàng là thuê bao của Viettel có thể thực hiện các giao dịch tài chính của MB dễ dàng, an toàn thông qua điện thoại di động như tra cứu số dư tài khoản, tra cứu lịch sử giao dịch, thanh toán các loại hóa đơn viễn thông,... Đây là sản phẩm mũi nhọn, tạo sự khác biệt với các đối thủ trên thị trường và hướng tới mục tiêu đưa MB trở thành NH thuận tiện.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh, điện thoại cầm tay trở nên phổ biến, MB ngay lập tức triển khai các dịch vụ Ngân hàng trên di động. MB đã hợp tác với Tổ chức Thẻ quốc tế (MasterCard) triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ qua thiết bị di động MPOS (Mobile Point of Sale). MPOS phù hợp với nhiều loại hình kinh doanh, từ những DN lớn như siêu thị, trung tâm thương mại, hãng taxi đến những cửa hàng mua sắm nhỏ. Dịch vụ này cho phép chấp nhận thanh toán tất cả các loại thẻ mang thương hiệu quốc tế MasterCard, Visa và thẻ nội địa.
3.4.2.Đối với Chính phủ và cơ quan hữu quan
- Đ ẩy mạnh giáo dục, đào tạo. Cần tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện về công nghệ thông tin và TMĐT . Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng TMĐT cho các Bộ ngành, doanh nghiệp và người dân.
- Đ ẩy mạnh phát triển TMĐT, khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính,. đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch,. tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ Ngân hàng điện tử.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử.
thống các tổ chức, cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc