6. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Phương hướng, mục tiêu quản lý nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh
Điện Biên
Để thực hiện định hướng và mục tiêu phát triển của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cũng như định hướng và mục tiêu phát triển của đơn vị. Bưu điện tỉnh Điện Biên đề ra phương hướng, mục tiêu quản lý nguồn nhân lực tại đơn vị theo các mũi nhọn, cụ thể:
- Phát triển nhân lực toàn diện và mang tính đón đầu.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở giai đoạn đầu, giai đoạn bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến theo kịp với xu hướng thế giới. Tuy nhiên, những yếu tố được coi là ưu thế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam như lực lượng lao động thủ công trẻ, chi phí thấp sẽ không còn.
Để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề đang đã được đặt ra đối với Bưu điện tỉnh Điện Biên.
Cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác đào tạo nhân lực tại Bưu điện tỉnh Điện Biên những năm qua đã có những chuyển biến rõ nét nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Đối với các Doanh nghiệp có trình độ sản xuất phát triển, đang trong guồng quay của CMCN 4.0 thì chất lượng lao động không còn là vấn đề lớn nhưng với Bưu điện tỉnh Điện Biên hiện nay, muốn ứng dụng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải nâng cao chất lượng NNL bắt đầu ngay từ khâu đào tạo nghề.
- Đào tạo nhân lực làm chủ công nghệ mới.
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là vai trò chủ đạo trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp. Vậy nhưng, chất lượng nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh Điện Biên hiện chưa theo kịp nhu cầu của phát triển, đòi hỏi những điều chỉnh trong mô hình đào tạo.
Thách thức mới
Thế giới đã và đang trải qua những biến đổi to lớn, trong đó có chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0, các vấn đề an ninh phi truyền thống, thiên tai, dịch bệnh. Nhiều ngành nghề, phương thức, việc làm mới ra đời, tạo ra thách thức rất lớn về dư thừa nguồn lao động (NLĐ) có kỹ năng và trình độ thấp.
Nhìn nhận thẳng thắn, chất lượng nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh Điện Biên chưa đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế. Tỷ lệ NLĐ trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi trong nhiều lĩnh vực, khả năng tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp của NLĐ còn nhiều hạn chế… Điều đó dẫn đến nghịch lý là doanh nghiệp (DN) vẫn rơi vào tình trạng thiếu lao động (LĐ) chất lượng cao, trong khi nguồn LĐ lại khá dồi dào
Chuyển hướng, thay đổi mô hình
Trong bối cảnh đó, đào tạo LĐ cần tập trung theo hướng mở, linh hoạt, chuyển từ hướng “cung” sang hướng “cầu”, đào tạo gắn kết với nhu cầu sử dụng của DN, đặc biệt là các DN đòi hỏi LĐ trực tiếp, có tay nghề cao ở các lĩnh vực công nghệ tiên tiến.
- Tạo điều kiện cho nhân viên làm việc với năng suất cao.
Sử dụng đúng người đúng việc, nắm rõ kỹ năng, điểm mạnh, điểm yếu và thậm chí là tiềm năng của từng cá nhân trong đơn vị. Khi được làm đúng việc mình giỏi, các cá nhân trong đơn vị sẽ dễ dàng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Đào tạo & Phát triển Hoa Kỳ (ASTD), các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào đào tạo nhân viên có thể đạt doanh thu cao hơn 57% và lợi nhuận gộp trên mỗi nhân viên cao hơn 37%. Điều này chứng tỏ, nếu chú trọng đầu tư vào việc đào tạo và phát triển cho nhân viên, họ sẽ làm việc với năng suất cao hơn. Từ đó, lợi nhuận chắc chắn sẽ tăng lên.
Đừng ngần ngại chi ngân sách vào việc bổ sung, cập nhật kỹ năng và kiến thức cho nhân viên việc quản trị hiệu suất nhân viên đạt nhiều kết quả đáng kể hơn. Một buổi chia sẻ kinh nghiệm giữa quản lý và cấp dưới, hay mời hẳn chuyên gia về huấn luyện theo chuyên đề là những cách hữu hiệu sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả.
- Môi trường làm việc thân thiện, tạo dựng văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có văn hóa doanh nghiệp rõ ràng thì giống như một con người không có định hướng mục tiêu cuộc đời và không biết đi về đâu. Các công ty phát triển lớn mạnh đều có nền văn hóa doanh nghiệp vững chắc, tuổi đời của một doanh nghiệp có nền văn hóa vững chắc lớn hơn rất nhiều lần tuổi đời của người lãnh đạo doanh nghiệp đó.
3.2.GIẢI PHÁP HOÀN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG THỜI GIAN TỚI