Các tiêu chí đánh giá sự phát triển khu kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu á và kinh nghiệm cho khu kinh tế nam thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 52)

Thông thường để đánh giá sự phát triển KKT thành công hay không, người ta thường xem xét nó có đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu hay không, hoặc so sánh các lợi ích kinh tế mang lại so với chi phí kinh tế bỏ ra để xây dựng một KKT. Nhìn chung, một KKT thành công đương nhiên phải có quy mô đủ lớn đồng thời với CSHT tốt; Phải có khả năng kết nối, lan tỏa và phải được quản trị tốt; Phải có nhân lực được đảm bảo về số lượng và chất lượng. Những tiêu chí này được cụ thể hóa như sau:

2.1.4.1. Tầm nhìn, mục tiêu

Một KKT được phát triển phải trong một tầm nhìn dài hạn. Mục tiêu xây dựng và phát triển KKT phải luôn thống nhất với các mục tiêu phát triển kinh tế chung, tổng thể của đất nước. Mục tiêu phát triển một KKT thường nhằm vào việc: Thu hút hút đầu tư; Phát triển CSHT; Thúc đẩy thương mại phát triển; Giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Trong nhiều trường hợp, KKT còn mang một ý nghĩa to lớn là “phòng thí nghiệm” cho những chính sách mới, là trung tâm/hay cực để tạo động lực tăng trưởng của một quốc gia, một khu vực.

2.1.4.2. Yếu tố quy mô

Nhìn vào quá trình phát triển các KKT ngày nay cho thấy quy mô của một KKT thường chiếm từ 2 đến 800 km2. Quy mô này tùy thuộc vào mức độ đáp ứng các yếu tố cơ bản và mức độ liên kết trong nội khu. Do đó, để đảm bảo đáp ứng các yếu tố cơ bản cho các hoạt động kinh tế trong một KKT thì

diện tích được yêu cầu rất lớn. Nếu một KKT có diện tích không đủ lớn, CSHT thiết yếu, các dịch vụ không được cung cấp đầy đủ,…điều đó làm cho KKT không thể đủ không gian và điều kiện để phát triển kinh tế đa ngành.

2.1.4.3. Địa điểm và tính liên kết

Tương tự yếu tố quy mô, một vị trí chiến lược và sự kết nối với các trung tâm thương mại lớn cũng là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của một KKT. Thông thường vị trí chiến lược để xây dựng và phát triển KKT có ý nghĩa tạo điều kiện tốt nhất cho các NĐT/các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với thương mại quốc tế (đầu mối trung chuyển, trung tâm tiêu dùng, đô thị lớn,…).

Qua các liên kết những yếu tố ảnh hưởng của KKT được lan tỏa, thẩm thấu đến các vùng khác trên đất nước. Các liên kết này không được khai thác tốt thì KKT sẽ cũng chỉ tạo ra một số thu nhập tăng thêm cho quốc gia, nhưng không thể phát huy hết tất cả tiềm năng, đặc biệt không thể phát huy hết lợi thế của “cực tăng trưởng”.

2.1.4.4. Tập trung ngành nghề

Tiêu chí tập trung ngành nghề có nghĩa là tập trung các công ty (doanh nghiệp) cùng một ngành nghề trong môi trường đa ngành là cơ hội tốt cho chuyên môn hóa sâu. Thu hút những ngành chiến lược của quốc gia, của địa phương, kết hợp đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đa ngành, kết hợp giữa sản xuất, chế tạo với dịch vụ,…điều này rất quan trọng đối với một KKT.

Tuy nhiên, tránh việc tập trung, phụ thuộc quá mức vào một ngành, một nhóm hàng xuất khẩu cụ thể nào đó, điều này sẽ làm sự phát triển thiếu bền vững nếu điều kiện thị trường có những thay đổi.

2.1.4.5. Cơ sở hạ tầng cứng và mềm

Phát triển CSHT là yếu tố rất quan trọng của một KKT, thực tế cho thấy, các KKT thành công đều được sự hỗ trợ của chính phủ qua việc đầu tư ngân sách xây dựng CSHT ban đầu.

Các công trình nhà xưởng và dịch vụ hỗ trợ như nhà lưu trú công nhân, cơ sở giải trí, giáo dục và chăm sóc sức khỏe sẽ làm tăng sức hấp dẫn, thu hút các NĐT vào KKT.

Nguồn nhân lực dồi dào, có kỹ năng, giá nhân công rẻ hay thị trường nguyên liệu đầu vào phong phú, giá cả cạnh tranh cũng được xem là những lợi thế “mềm” then chốt tạo nên thành công của KKT.

Do đó, tất cả các yếu tố trên đóng góp vào năng suất của các doanh nghiệp, là yếu tố tích cực quan trọng có thể nâng cao những hiệu ứng thuận lợi của một KKT.

2.1.4.6. Khung khổ chính sách

Thành công của bất kỳ KKT nào đều xuất phát từ khung khổ chính sách. Hệ thống các chính sách hấp dẫn gồm các vấn đề như: Ưu đãi tài chính, quản trị, thủ tục hành chính, lao động, đầu tư và chuyển vốn về nước linh hoạt,… Các quốc gia thường xuyên tự điều chỉnh, sửa đổi các chính sách của họ để đạt được một khung khổ chính sách hấp dẫn nhất nhằm thu hút NĐT vào KKT, nhiều nước còn ban hành cả luật/chính sách riêng về ĐKKT. Thực tiễn các KKT trên thế giới cho thấy rằng, đối với các doanh nghiệp thì điều quan trọng là có một chế độ thuế công bằng và ổn định. Đôi khi các ưu đãi tài chính ít khi mang lại hiệu ứng tích cực mà thường tạo ra sự kém hiệu quả và lãng phí các nguồn lực. Những chi phí bắt buộc để tạo ra những đặc quyền mà chỉ có các nhà sản xuất trong KKT được hưởng có xu hướng ngày càng cao.

- Công tác quản lý một khu kinh tế: Cơ chế “một cửa” cho phép các

ban quản lý KKT thực hiện xử lý các thủ tục hành chính hợp lý, linh hoạt, phê duyệt các dự án đầu tư minh bạch, hiệu quả,…là những nhân tố quan trọng trong thành công của nhiều KKT.

- Sự tham gia của khu vực tư nhân trong vận hành khu kinh tế: Mặc

CSHT thông qua việc hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu nhưng sự tham gia của khu vực tư nhân trong quá trình tạo lập, xây dựng, vận hành,…chính là yếu tố quyết định sự thành công của KKT.

- Luật pháp về lao động linh hoạt: Hệ thống các qui định pháp luật

về lao động thông thoáng, linh hoạt là yếu tố kích thích làm gia tăng khả năng thu hút FDI vào các KKT. Các NĐT nước ngoài có thể điều hành mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp một cách chủ động trước những biến động, không ổn định của thị trường mà không lệ thuộc vào các qui định cứng nhắc.

- Liên kết với nền kinh tế trong nước: Theo các nghiên cứu cho thấy,

các KKT có đặc điểm ngành nghề hạn hẹp, các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng nguyên liệu nhập khẩu cao, việc này thường dẫn đến nhiều KKT bị tách biệt với khu vực còn lại bên ngoài. Liên kết ngược của KKT với nền kinh tế trong nước bằng những cách thức như: Trao đổi nguyên nhiên liệu thô, lao động và hợp đồng ở bên ngoài. Bằng cách này sẽ góp phần làm tăng tốc độ nội địa hóa sản phẩm, tiếp thu công nghệ mới, và thay thế hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu. Tương tự liên kết xuôi dưới hình thức bán hàng trong nội địa là một động lực rất quan trọng đối với các NĐT, giúp họ nhanh chóng phát triển qui mô thị trường trong nước. Mặt khác, tiêu thụ hàng hóa trong nội địa an toàn hơn trên thị trường quốc tế và tạo ra được cơ hội để doanh nghiệp FDI thử sức ngay tại thị trường trong nước.

- Những ưu đãi về tài chính: Các ưu đãi đều nhằm đáp ứng kỳ vọng

và yêu cầu của nhiều bên liên quan như: Người sáng lập, người điều hành doanh nghiệp, các nhà cung ứng, và người dân,… Các ưu đãi còn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của KKT. Những loại ưu đãi tài chính mà các KKT thường áp dụng như: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế nhập khẩu, thuế chuyển vốn, các loại thuế địa phương khác,…

Theo lý thuyết lựa chọn địa điểm đầu tư thì tiêu chí quan trọng là vị trí có khả năng tiếp cận với thị trường, tối ưu hóa chi phí sản xuất. Khả năng tiếp cận thị trường thể hiện qua CSHT hoàn chỉnh, giao thông thuận tiện, gần các trung tâm. Tối ưu chi phí sản xuất được tạo ra bởi các yếu tố như: Các yếu tố sản xuất có sẵn, chi phí lao động thấp, gần các viện/trường, và chất lượng sống của khu vực.

Tóm lại, qua phân tích những tiêu chí để phát triển một KKT thành

công như: Tầm nhìn, mục tiêu; Yếu tố qui mô; Địa điểm và tính liên kết; Tập trung ngành nghề; CSHT cứng và mềm; và Khung khổ chính sách. Nghiên cứu cho thấy, một KKT thành công phải có: Thứ nhất, quy mô đủ lớn để có khả năng quy tụ được các doanh nghiệp cùng ngành và nhiều ngành, CSHT tốt giúp giảm chi phí sản xuất, tận dụng được lợi thế về quy mô và tích tụ. Thứ hai, khả năng kết nối, lan tỏa và phải được quản lý tốt.

Thứ ba, nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng và số lượng [15].

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu á và kinh nghiệm cho khu kinh tế nam thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)