Lộ trình xây dựng và phát triển các khu kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu á và kinh nghiệm cho khu kinh tế nam thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 69)

Có hai lộ trình xây dựng và phát triển các KKT phổ biến trên thế giới. Lộ trình thứ nhất thường được áp dụng đối với các KKT do chính phủ đầu tư xây dựng. Theo lộ trình này thì KKT được phát triển theo các bước như sau:

Thứ nhất, chính phủ chọn một địa điểm hay khu vực phù hợp để thành

lập KKT.

Thứ hai, chính phủ thiết kế một khung khổ pháp lý, xác định mô hình

thể chế kinh tế và hành chính đặc thù cho KKT. Mức độ đặc thù và tự do của các KKT này tùy thuộc vào ý chí của chính phủ.

Thứ ba, tiến hành mời gọi, thu hút các NĐT, chủ yếu là các NĐT nước

ngoài, tham gia phát triển các ngành nghề hoặc thậm chí tham gia ngay từ việc phát triển CSHT để hình thành nên một KKT.

Lộ trình này có hạn chế, rủi ro là không thu hút được NĐT theo kỳ vọng của chính phủ, cũng giống như hạn chế của việc thành lập các KCN, KKT tại Việt Nam trước đây.

Trong thực tế giữa chính phủ và các NĐT thường dễ dàng thống nhất với nhau về vị trí phát triển các KKT khi căn cứ vào những địa điểm thuận lợi. Những địa điểm này thường là khu vực ven biển, gần các tuyến hàng hải quốc tế, gần các đường hàng không, gần các thị trường lớn, hay các trung tâm đô thị lớn. Ở châu Á chỉ một số KKT được thành lập tại những khu vực sẵn có CSHT hiện đại được kết nối với bên ngoài. Tuy nhiên hầu hết các KKT còn lại, chính phủ vẫn là người phải đầu tư nhiều khoản tiền lớn để xây dựng những CSHT thiết yếu ban đầu.

Trong một số trường hợp ngoại lệ, do yêu cầu phát triển địa phương, chính phủ buộc phải lựa chọn xây dựng các KKT tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, có điều kiện kém thuận lợi nhằm giúp những vùng này có thêm động lực để phát triển. Tại nhiều quốc gia, chính phủ lựa chọn xây dựng các KKT cửa khẩu biên giới nằm sâu trong đất liền, ở những vùng kém phát triển, có hệ thống CSHT lạc hậu.

Một ví dụ điển hình là Trung Quốc với chương trình xây dựng các KKT cửa khẩu ở vùng biên giới giáp Lào được đánh giá là kém thành công do không thu hút được NĐT nước ngoài.

Việc các chính phủ chủ động xác định mô hình thể chế cho KKT vừa có mặt tích cực, vừa có mặt hạn chế. Chính phủ có thể chủ động xác định khung pháp lý, mô hình thể chế của KKT cho phù hợp với mục đích chính trị và yêu cầu cải cách của quốc gia trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, nếu chính phủ chưa đủ quyết tâm chính trị cải cách kinh tế mạnh, mô hình thể chế của các KKT chưa đủ mức độ tự chủ, thông thoáng và hiện đại, thì KKT dù có được thành lập sẽ trở nên thiếu khả năng cạnh tranh và khó thể thu hút được NĐT, đặc biệt là các NĐT lớn. Có những trường hợp, các

KKT chỉ mang tính “tự do nửa vời” chính lại là cách thức để chính phủ trì hoãn cải cách sâu rộng hay đối phó với sức ép đòi tự do hóa hơn nữa.

Lộ trình thứ hai phổ biến hơn đối với các KKT do chính phủ và khu vực tư nhân hợp tác xây dựng. Theo lộ trình này thì KKT được phát triển theo các bước như sau:

Thứ nhất, chính phủ cùng với các NĐT chiến lược (là những NĐT lớn,

có ảnh hưởng, lôi kéo được các NĐT khác cùng tham gia) chọn những khu vực có vị trí địa lý thuận lợi, phù hợp để thành lập các KKT.

Thứ hai, chính phủ cùng với các NĐT chiến lược đàm phán để xây

dựng khung pháp lý, mô hình thể chế đặc thù của KKT ngay ban đầu. Đây là điều kiện quan trọng để các NĐT tư nhân chiến lược có thể tham gia xây dựng mô hình thể chế cho KKT phù hợp với lợi ích kinh tế của họ, đặc biệt trên các khía cạnh như: Sự phù hợp với cơ cấu ngành nghề, sự thuận lợi trong vận động và thu hút các NĐT khác vào KKT,…

Thứ ba, tiến hành thu hút các NĐT thứ cấp, thu hút vốn, công nghệ từ

NĐT nhỏ tham gia phát triển CSHT sau khi KKT được hình thành.

Như vậy, lộ trình này cho phép NĐT tham gia ngay từ đầu của quá trình hình thành một KKT, kể từ bước lựa chọn địa điểm, đến việc hình thành khung pháp lý, xác định mô hình thể chế, cơ cấu ngành nghề và các hoạt động đầu tư. Lộ trình này giúp chính phủ giảm bớt rủi ro không thu hút được NĐT sau khi thành lập.

Tóm lại, phát triển KKT là một quyết định quan trọng đối từng quốc

gia, từng địa phương, vì thế để bảo đảm xây dựng thành công KKT cần phải có một chương trình hoạch định chính sách, xây dựng khung pháp lý, lựa chọn địa điểm;…với một lộ trình cụ thể phù hợp.

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu á và kinh nghiệm cho khu kinh tế nam thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 69)