Đặc điểm xây dựng và phát triển khu kinh tế ở các quốc gia châ uÁ

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu á và kinh nghiệm cho khu kinh tế nam thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 96)

Các loại hình KKT đang được xây dựng và phát triển tại các nước châu Á mang những đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, việc xây dựng và phát triển các KKT châu Á đang là cuộc

canh tranh thu hút nguồn lực.

Các loại hình KKT được hình thành từ lâu tại châu Á, với những cảng tự do ở Singapore, Hồng Kông, và Macao trong thời kỳ dưới chế độ thực dân. Trong vòng 40 năm gần đây, các nền kinh tế mới CNH, các nền kinh tế mới nổi của châu Á luôn là những nơi đi đầu trong việc xây dựng và phát triển các KKT, như một công cụ quan trọng để thu hút đầu tư, đẩy nhanh tự do hóa, cải cách kinh tế. Hồng Kông, Singapore, Macao, Đài Loan và Thái Lan là những nền kinh tế đầu tiên của châu lục này thành lập các loại hình KKT, tiếp sau đó là Hàn Quốc, Malaysia và Philippines.

Từ đầu những năm 1980, Trung Quốc nổi lên như là một quốc gia châu Á đi tiên phong trong phong trào phát triển các ĐKKT - một loại hình mới của KKT. Một số ĐKKT của Trung Quốc được hình thành trong thời gian này như Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến đang được cải cách, chuyển đổi để thích ứng với bối cảnh mới. Đến nay, Trung Quốc đã xây dựng nhiều ĐKKT và tiếp tục thu được những thành tựu rất nổi bật.

Tại các nước Đông Nam Á, sau khi chứng kiến sự thành công của các ĐKKT của Trung Quốc, phong trào thành lập các KKT bùng nổ mạnh từ đầu những năm 1990. Tại thời điểm này, chính phủ Philippines đã chuyển đổi những căn cứ quân sự cũ của Mỹ như Subic và Clark thành các KKTTD. Bên cạnh đó, nhiều KKT như: Khu công nghệ cao Jurong của Singapore, Kulim

của Malaysia,…tiếp tục được hình thành và cải cách để phát triển. Đặc biệt, các nền kinh tế mới mở cửa như Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar cũng đã bắt nhịp rất nhanh với xu hướng phát triển này.

Hình 3.1. Số lượng khu kinh tế ở các quốc gia châu Á đến năm 2019

Nguồn: UNCTAD (2020) [109].

Tại các nền KTTT phát triển ở Đông Bắc Á như Nhật Bản và Hàn Quốc thì phát triển các KKT đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến. Từ đầu những năm 2000, Hàn Quốc đã xây dựng một loạt các KKT thế hệ mới, trong đó có những KKT như Incheon, Busan Jinhae, và Gwangyangman với cơ chế tự trị cao và CSHT rất hiện đại,... Nhật Bản cũng phát triển một số KKT lớn dưới nhiều hình thức khác nhau như Ota ở Tokyo, Tsukuba ở tỉnh Ibaraki, và Fukuoka ở Kyushu.

Tóm lại, việc xây dựng và phát triển các KKT đang trở thành một xu

thế nổi trội tại các nước châu Á, KKT xuất hiện nhiều ở những nền KTTT chưa phát triển lẫn những nền KTTT phát triển nhất. Tình trạng xây dựng và phát triển ồ ạt các KKT đã hình thành nên một cuộc cạnh tranh mới tại châu Á trong việc thu hút các nguồn lực cho việc xây dựng và phát triển.

Thứ hai, các KKT ở châu Á rất đa dạng về loại hình.

Châu Á là nơi hội tụ đầy đủ các loại hình KKT, từ những dạng đơn giản như KCN, KCX, là những thế hệ KKT truyền thống cho đến những dạng phức tạp hơn như các KKT phức hợp trong đó tồn tại cả những KCX tổng hợp, cảng tự do và khu thương mại miễn thuế,… Tại Hồng Kông và Macao, vốn là những cảng tự do trước đây, ngày nay cũng thành lập những dạng KKT như là khu công nghệ cao (KCNC) và công viên khoa học. Đặc biệt, các dạng KKT truyền thống như KCN, KCX đã được thành lập trước đây, với những chức năng đơn giản, thể chế ưu đãi ít, mức độ tự do hóa chưa cao đang trở nên lỗi thời và đặt ra yêu cầu phải tiếp tục được cải cách, chuyển đổi. Năm 2013, Trung Quốc cũng thành lập Khu thương mại tự do Thượng Hải trong đó thí điểm áp dụng một số chính sách như thương mại tự do (miễn thuế) và cho tự do chuyển đổi đồng Nhân dân tệ (NDT). Chính phủ Hàn Quốc cũng triển khai một số chương trình lớn nhằm phát triển các KKT, trong đó nổi bật là việc biến khu vực đảo Jeju trở thành một “thành phố tự do quốc tế”.

Bảng 3.1. Những loại hình khu kinh tế truyền thống châu Á

Khu chế xuất truyền thống Khu chế xuất tổng hợp Khu thƣơng mại tự do Cảng tự do - Đài Loan - Hàn Quốc - Indonesia - Việt Nam - Philippines - Malaysia - Trung Quốc - Indonesia - Lào -CHDCND Triều Tiên - Philippines - Thái Lan - Việt Nam - Trung Quốc - Nhật Bản - Malaysia - Trung Quốc - Hồng Kông - Indonesia - Hàn Quốc - Macao - Malaysia - Philippines - Singapore Nguồn: FIAS (2008) [68].

Thứ ba, các KKT châu Á được phát triển tại những vị trí chiến lược. Phần lớn các KKT châu Á mới được thành lập tại khu vực ven biển, điển hình là thế hệ các ĐKKT và các thành phố mở cửa hướng ra biển miền Đông của Trung Quốc. Bên cạnh đó, cũng có một số KKT được thành lập ở những vị trí rất đặc thù như các cảng tự do ở khu vực vịnh Subic và Clark ở Philippines vốn trước đây là nơi đặt những căn cứ quân sự của Mỹ.

Một đặc điểm nổi bật nữa của yếu tố vị trí của các KKT châu Á chính là tính kết nối của chúng. Một ví dụ điển hình, tại khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng đã nỗi lên phong trào thành lập các KKT ở các cửa khẩu ven biên giới, trong đó xuất hiện những cặp KKT cửa khẩu nằm ở hai quốc gia (như giữa Việt Nam và Campuchia, Việt Nam và Lào, Việt Nam và Trung Quốc,…) hoặc những KKT xuyên biên giới (như giữa Trung Quốc và Lào, giữa Lào với Thái Lan). Cũng nhằm tăng cường kết nối với hoạt động kinh tế với Singapore - Một trung tâm kinh tế lớn, Indonesia đã thành lập các KKT tại các đảo Batam và Bintan, với những vị trí này khi di chuyển bằng thuyền chỉ mất khoảng 20 phút để đến Singapore.

Thứ tư, nguồn vốn cho phát triển các KKT châu Á rất đa dạng

Nếu như trước những năm 2000, đa số các KKT ở châu Á do chính nhà nước thành lập và quản lý. Các khoản đầu tư này thường do chính phủ trung ương (như ở Hàn Quốc, Singapore) hoặc do một công ty nhà nước (như ở Malaysia) hoặc được một bộ của chính quyền (như ở Đài Loan) thực hiện. Thì sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nhiều nước đã đẩy mạnh cải cách bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh giản và cắt giảm các khoản đầu tư công. Chính vì thế, trong những năm gần đây nhiều nước bắt đầu cho phép các NĐT tư nhân đầu tư và quản lý một số KKT mới thành lập. Hầu hết các KKT mới được Chính phủ Hàn Quốc cho phép thành lập đều do các công ty tư nhân đầu tư. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, các NĐT tư nhân cũng đòi hỏi nhiều hơn các ưu đãi từ chính phủ trong những vấn đề như: Tiền thuê đất,

mức độ tự do thông thoáng và tự chủ của thể chế quản lý các KKT,…trước khi họ bắt đầu đầu tư. Kết quả là đã xuất hiện một làn sóng cạnh tranh để thu hút nguồn vốn đầu tư cho việc xây dựng và phát triển các KKT giữa các quốc gia châu Á, nước nào dành nhiều ưu đãi về mặt thể chế cho các NĐT hơn sẽ có khả năng thu hút được nguồn vốn nhiều hơn, đặc biệt là sẽ đón được những “Phượng Hoàng” lớn hơn và chuyên nghiệp hơn.

Các NĐT tư nhân đầu tư vào những KKT mới ở châu Á chủ yếu đến từ các nền kinh tế phát triển như: Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu,... Nếu như trước những năm 2000, chỉ có các NĐT Nhật Bản có chiến lược đầu tư vào các KKT ở Đông Nam Á nhằm kết nối các KKT này vào mạng sản xuất của khu vực do Nhật Bản thiết lập, để từ đó tạo ra những thay đổi cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của mạng sản xuất này. Thì những năm gần đây, các NĐT từ các nước như: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, và Singapore,…cũng đã tăng cường đầu tư vào các KKT trong khu vực này. Tại tiểu vùng sông Mê Kông, các tập đoàn của Trung Quốc và Thái Lan là những NĐT lớn trong các dự án xây dựng KKT với quy mô vừa và nhỏ tại các nước Lào, và Campuchia.

Bảng 3.2. Các khu kinh tế châu Á theo loại hình, lĩnh vực và nguồn vốn

Nƣớc/vùng lãnh thổ Loại hình khu kinh tế Lĩnh vực chủ yếu Nguồn vốn FDI từ

- Campuchia - Khu chế xuất Sản phẩm may mặc - Trung Quốc - Mỹ - Thái Lan - Nhật Bản - Đài Loan - Hồng Kông

- Khu công nghiệp - Công viên khoa học

In ấn, chế biến thực phẩm, sửa chữa

động cơ phản lực, công nghệ sinh học, CNTT

- Singapore - Khu chế xuất

- Công viên công nghiệp

Phần mềm, dịch vụ tài chính

- Toàn cầu

- Việt Nam - Khu chế xuất - Khu công nghiệp - Khu phát triển kinh tế và công nghệ

- Công viên phần mềm

May mặc, giày dép, hành lý, sản phẩm điện và kim loại

- Nhật Bản - Hàn Quốc - Đài Loan - Hồng Kông - Trung Quốc - CHDCND Triều Tiên - Cảng tự do - Hàn Quốc - Nhật Bản - Khu tự do nước ngoài Nguồn: FIAS (2008) [68].

Thứ năm, KKT châu Á hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực

Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của các KKT ở châu Á rất đa dạng. Các KKT ở những quốc gia phát triển hiện đại như Nhật Bản và Hàn Quốc, thường tập trung vào các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, công nghệ sạch thân thiện với môi trường. Những ví dụ tiêu biểu về các KKT này như: Khu kinh tế Ota ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản hướng tới việc trở thành nơi tập trung các đại bản doanh châu Á của các tập đoàn toàn cầu; Khu kinh tế Tsukuba ở Ibaraki là trung tâm phát triển các lĩnh vực công nghệ Robot, công nghệ sạch và công nghệ sinh học; Khu kinh tế Fukuoka ở Kyushu tập trung vào lĩnh vực công nghệ xanh. Sản phẩm của các

KKT này không chỉ tập trung vào thị trường khu vực mà còn hướng ra thị trường toàn cầu. Trong những năm gần đây Trung Quốc và một số nước cũng đã bắt đầu thành lập các KKT chuyên hoạt động trong những lĩnh vực chuyên biệt như tài chính, CNTT và các ngành công nghiệp công nghệ cao khác.

Bên cạnh đó, đa số các KKT được thành lập tại những nền kinh tế có thu nhập thấp hơn như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippines, Indonesia,…đều tập trung vào những ngành, những lĩnh vực thâm dụng lao động như dệt may, da giày, lắp ráp cơ khí đơn giản,…nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và giải quyết lao động việc làm. Sản phẩm từ các KKT này chủ yếu được xuất khẩu trở lại thị trường của các nước đầu tư (như Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc,…). Các KKT ở Trung Quốc và các nền kinh tế CNH mới như Thái Lan, Malaysia, Đài Loan,…trước đây vốn cũng tập trung vào những ngành thâm dụng lao động, nay đã chuyển dần sang ngành sản xuất, lắp ráp các hàng điện tử, xe hơi,… có trình độ công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.

Thứ sáu, các KKT châu Á là nơi thực hiện tốt vai trò là trung tâm

chuyển giao công nghệ, thúc đẩy xuất khẩu, và giải quyết công ăn việc làm. Các KKT thuộc các nền kinh tế mới CNH thực hiện rất tốt vai trò là trung tâm chuyển giao công nghệ hiện đại (như Đài Loan), song vai trò này còn khá mờ nhạt ở những nền kinh tế có trình độ phát triển thấp hơn.

Phần lớn các KKT ở châu Á đều tập trung vào xuất khẩu và chính sách này đã thành công tại nhiều nước. Ví dụ, năm 2000 các KKT ở Hàn Quốc có mức xuất khẩu ròng khoảng 60% tổng giá trị sản phẩm [99], hay năm 2003 tỷ lệ xuất khẩu ròng của các KKT ở Philippines đạt khoảng 45% [68]. Nếu tính bình quân thì giá trị xuất khẩu của 1 KKT ở Trung Quốc là khoảng 775 triệu USD/năm, của Philippines là 386 triệu USD/năm vào thời điểm năm 2007. Đặc biệt hơn nữa, các KKT tại các nước châu Á còn tạo ra được mối liên kết ngược với nền công nghiệp địa phương và với các công ty nội địa trong hoạt động xuất khẩu.

Các KKT cũng là nơi đóng góp nhiều cho việc tạo ra việc làm đối với các nước châu Á, mặc dù tỷ lệ này không lớn so với lực lượng lao động của toàn bộ nền kinh tế. Đứng đầu danh sách về hiệu quả tạo việc làm là Trung Quốc với mức bình quân khoảng 267 nghìn lao động/1 KKT vào năm 2007.

Tóm lại, đúc kết từ thực tiễn cho thấy, các KKT châu Á mang những

đặc điểm chủ yếu là: Phát triển nhanh tạo nên cuộc canh tranh thu hút nguồn lực giữa các quốc gia; Phát triển tại các vị trí chiến lược; Đa dạng về hình thức, ngành nghề, lĩnh vực chủ yếu, và nguồn vốn đầu tư; Thực hiện tốt vai trò là trung tâm chuyển giao công nghệ, thúc đẩy xuất khẩu, và giải quyết vấn đề lao động việc làm.

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu á và kinh nghiệm cho khu kinh tế nam thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)