- X quang tim phổi chuẩn
- Xét nghiệm khí máu: Lấy máu động mạch của bệnh nhân ống mao quản có tráng Heparin và gửi tới khoa Hoá sinh Bệnh viện tỉnh Hậu Giang. Đọc kết quả khí máu:
pH giảm : < 7,36 PaO2 giảm : < 70 mmHg. PaCO2 tăng : > 45 mmHg. SaO2 giảm : < 90 %.
Nhiễm toan hô hấp: giảm pH và tăng PaCO2 máu. - Tiêu chuẩn chẩn đoán suy hô hấp:
PaO2 < 60 mmHg (8 kPa) và PaCO2 ≥ 45 mmHg (5,7 kPa). - Đo chức năng thông khí:
- Đo chức năng thông khí: làm tại khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang bằng máy Spiroanalyzer – ST300 (Fukuda - Japan). Các thông số được sử dụng:
+ Có RLTK tắc nghẽn: Chỉ số Tiffeneau (FEV1/VC) < 70% và/hoặc Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) < 70% sau test HPPQ.
+ Có RLTK hỗn hợp: Tiffeneau (FEV1/VC) <70% sau test HPPQ. Dung tích sống VC < 80% TSLT.
Dung tích toàn phổi (TCL) < 80%.
- Làm test hồi phục phế quản: cho bệnh nhân hít 400 mg salbutamol, sau 15 - 20 phút đo lại chức năng hô hấp, nếu chỉ số FEV1/FVC < 70% là có tắc nghẽn hồi phục không hoàn toàn.
- Điện tâm đồ trên máy điện tim 6 cần của Nhật Bản
- Siêu âm tim: Máy siêu âm – Doppler màu SSD – 5000 của hãng Aloka với đầy đủ các thể thăm dò siêu âm hiện đại: TM, 2D, Doppler xung, Doppler liên tục và Siêu âm- Doppler mã hoá màu (hình minh hoạ dưới đây).
Hệ thống máy siêu âm nói trên có kèm theo:
Một đầu dò Mechanical Sector scanner tần số 3,5 MHz để thăm dò các tổn thương tim ngoài thành ngực. Một đầu dò đa bình diện (Multiplane) chuyên dụng đưa vào qua đường thực quản để thăm dò kỹ các cấu trúc của
tim. Đầu dò này có tần số 5MHz và có thể xoay từ 00 - 1800 và uốn theo các hướng trước – sau, phải - trái. Phương pháp tiến hành làm siêu âm tim qua thành ngực:
- Bệnh nhân nằm nghiêng sang trái, điện tim đồ được ghi đồng thời trên bệnh nhân trong suốt quá trình làm siêu âm tim.
- Người làm siêu âm ngồi bên phải bệnh nhân, tay phải cầm đầu dò, tay trái điều chỉnh các nút của máy.
- Xác định mặt cắt bốn buồng tim trên siêu âm 2D: Đặt đầu dò ở mỏm tim hướng về phía đáy tim, thấy được van hai lá hoạt động rõ nhất. Chỉnh trục của cửa sổ siêu âm trùng với trục của dòng máu (∂<200) đây là vị trí đo chính xác nhất để:
+ Đánh giá tình trạng huyết động qua van hai lá bằng cách áp dụng phương trình Bernoulli đơn giản, có thể tính được độ chênh áp tối đa, trung bình giữa nhĩ trái và thất trái.
+ Đánh giá diện tích van hai lá dựa trên phổ Doppler van hai lá theo công thức Hattle: S = 220 / PHT (pressure half-time - thời gian nửa áp lực), (nếu bệnh nhân bị rung nhĩ thì diện tích van hai lá bằng trung bình cộng của 10 diện tích van hai lá dựa trên 10 phổ Doppler van hai lá liên tiếp).
+ Đánh giá mức độ hở hai lá trên Siêu âm - Doppler màu bằng cách đo diện tích dòng màu phụt ngược ở nhĩ trái: HoHL nhẹ (S < 4 cm2), HoHL vừa (4≤ S ≤ 8 cm2), HoHL nặng (S > 8 cm2). Đo độ lan dòng hở hai lá trong nhĩ trái: HoHL nhẹ (1/4) độ lan dòng hở dài < 1,5cm, HoHL vừa (2/4) độ lan dòng hở dài từ 1,5 - 3cm, HoHL nặng (3/4) : độ lan dòng hở dài 3-4,5cm, HoHL rất nặng (4/4) độ lan dòng hở dài > 4cm.
+ Đánh giá mức độ hở van động mạch chủ trên Siêu âm - Doppler màu: đầu dò được dặt ở mỏm tim, xoay đầu dò hướng về gốc động mạch chủ sao cho thấy được hình ảnh năm buồng tim, thấy được van động mạch chủ hoạt động rõ
ràng. Chỉnh trục của cửa sổ Siêu âm – Doppler trùng với trục của dòng máu(gốc ∂< 200), đo chênh áp tối đa, chênh áp trung bình qua van động mạch chủ và đánh giá mức độ HoC. Đo tỷ lệ đường kính dòng HoC ở đường ra của thất trái và đường kính đường ra của thất trái (sát van động mạch chủ và đo ở mặt cắt trục dọc).
* HoC nhẹ (1/4) :
- Dòng màu phụt ngược nằm ngay dưới van động mạch chủ
- Tỷ lệ đường kính dòng màu phụt ngược từ động mạch chủ và đường kính đường ra thất trái = 1- 24%.
* HoC vừa (2/4) :
- Dòng màu phụt ngược không vượt quá van hai lá.
- Tỷ lệ đường kính dòng màu phụt ngược từ động mạch chủ và đường kính đường ra thất trái = 25 - 46%.
* HoC nặng (3/4) :
- Dòng màu phụt ngược xuống tới vùng dưới cơ trụ.
- Tỷ lệ đường kính dòng màu phụt ngược từ động mạch chủ và đường kính đường ra thất trái = 47- 64%.
* HoC rất nặng (4/4) :
- Dòng màu phụt ngược lan tới mỏm tim.
- Tỷ lệ đường kính dòng màu phụt ngược từ động mạch chủ và đường kính đường ra thất trái > 65%.
* Đánh giá dòng chảy qua van ba lá: Trên mặt cắt bốn buồng, cửa sổ Doppler đặt ở bờ tự do của van ba lá. Khi ghi được phổ của van ba lá đánh giá mức độ hở, hẹp van ba lá tương tự như van hai lá.
* Đánh giá áp lực động mạch phổi thời kỳ tâm thu dựa trên phổ hở của van ba lá (áp dụng phương trình đơn giản của Bernoulli).
ALĐMPtt = 4 × (Vtd HoBL) 2 + PNP
ALĐMPtt : áp lực động mạch phổi tâm thu. Vtd HoBL : tốc độ tối đa của dòng hở ba lá.
PNP : áp lực của nhĩ phải(khoảng 10 mmHg).
* Dòng chảy qua van động mạch phổi: trên mặt cắt trục ngang qua gốc động mạch chủ, xác định phần tống máu thất phải, van và thân động mạch phổi. Cửa sổ Doppler đặt ở bờ tự do của van động mạch phổi. Tiến hành đo chênh áp tối đa, chênh áp trung bình qua van động mạch phổi và đánh giá mức độ hở van động mạch phổi (nếu có). Nếu không có hở van ba lá mà có hở van động mạch phổi thì đánh giá áp lực động mạch phổi thông qua phổ HoP theo phương trình:
PAPs = 3. PAPm – 2. PAPd
PAPs : áp lực động mạch phổi tâm thu. PAPm : áp lực động mạch phổi trung bình. PAPd : áp lực động mạch phổi tâm trương.
- Xét nghiệm máu, bao gồm các thông số: Protein máu, albumin máu, cholessterol toàn phần, triglycerid, LDL, số lượng hồng cầu, hemoglobin.