Quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay DAĐT là quy trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận được. Kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức có thể chấp nhận được là việc NHTM tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động cho vay DAĐT, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay DAĐT.
Quá trình quản lý rủi ro bao gồm 4 nội dung: nhận biết rủi ro; đo lường rủi ro; ứng phó rủi ro và kiểm soát rủi ro. Mặc dù có sự phân đoạn trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng, song một nguyên tắc có tính xuyên suốt là các khâu được phân ra trong quy trình phải luôn có sự liên hệ, gắn bó với nhau, tạo thành một chu trình liên tục, nhờ đó mới bảo đảm kiểm soát rủi ro theo mục tiêu đã định
1.2.6.1. Nhận biết rủi ro
Đây là việc làm của bản thân NHTM.
Về phía ngân hàng, rủi ro tín dụng được thể hiện qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và dự phòng rủi ro. Khi các yếu tố này có xu hướng thiên lệch như: quy mô tín dụng tăng nhanh vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng, hay cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, lĩnh
vực rủi ro, hoặc là các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt quá ngưỡng cho phép, dự phòng rủi ro được sử dụng hết thì ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro.
Ve phía khách hàng, khi khách hàng có những dấu hiệu khó có khả năng trả được nợ, tình hình tài chính xấu, nguy cơ rủi ro sẽ xảy ra. Lúc đó, ngân hàng cần nhận biết được khả năng rủi ro để ra quyết định kịp thời. Do đó, để nhận biết rủi ro, ngân hàng cần phải:
- Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng
- Phân tích đánh giá khách hàng
1.2.6.2. Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro là bước tiếp theo sau khi phát hiện có nguy cơ rủi ro. Hiện nay, nhiều ngân hàng trên thế giới đã bắt đầu quan tâm đến việc định lượng rủi ro tín dụng một cách bài bản và áp dụng những phương thức quản lý rủi ro hiện đại.
a. Đo lường rủi ro khoản vay
EL = PD x LGD x EAD
Trong đó, EL (Expected Loss): Tổn thất dự kiến;
PD (Probability Of Default): Xác suất vỡ nợ của khách hàng, ngành hàng; LGD (Loss Given Default): Tỷ lệ % tổn thất trong số dư rủi ro khi khách hàng không trả được nợ;
EAD ( Exposure At Default): Số dư nợ vay của khách hàng, ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ.
Mô hình điểm Z
Mô hình này do E.I.Altman xây dựng và thông thường được sử dụng để xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro đối với người vay và phụ thuộc vào:
- Tầm quan trọng của các yếu tố này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trên cơ sở số liệu trong quá khứ. Altman xây dựng mô hình cho điểm như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0.6X4 + 1,0 X5 Trong đó:
X1: Tỷ số Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản X2: Tỷ số Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản
X3: Tỷ số Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản X4: Tỳ số Thị giá cổ phiếu/ Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5: Tỷ số Doanh thu/Tổng tài sản
Theo mô hình này, với số Z càng cao thì dự án có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại. Theo mô hình Altman:
Nếu Z > 2,675 => mức độ rủi ro thấp
Nếu 1,8 < Z < 2,675 => mức độ rủi ro trung bình Nếu Z < 1,8 => mức độ rủi ro cao
b. Đo lường rủi ro danh mục
Rủi ro danh mục được đánh giá qua các các mô hình Value at Risk (VAR), mô hình Risk-adjusted Return on Capital (RAROC), mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II (IRB).
(i) Mô hình VAR
VAR của một danh mục tài sản được định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thời gian nhất định. Mô hình VAR đánh giá mức độ rủi ro của danh mục theo 2 tiêu chí: giá trị danh mục đầu tư và khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư.
(ii)Mô hình RAROC
Quan niệm trung tâm về rủi ro theo RAROC là mức độ tổn thất, bao gồm hai bộ phận là mức độ tổn thất dự kiến (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL).
Do EL đã được đưa vào khi xác định giá (lãi suất) nên thực chất EL có thể không coi là rủi ro (vì đã được dự kiến). Còn UL mới thực chất là rủi ro và ngân hàng cần phải chuẩn bị vốn để bù đắp rủi ro này nếu xảy ra
Thu nhập ròng - Tổn thất dự kiến RAROC = ___________:_________________.______
Vốn kinh tế Trong đó:
Thu nhập ròng bao gồm: thu từ tài chính (thu từ chênh lệch lãi suất và các khoản phí), thu từ hoạt động kinh doanh;
Tổn thất bao gồm: Tổn thất dự kiến (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL) được xác định theo độ lệch chuẩn trong hàm phân bổ tổn thất;
Vốn kinh tế là lượng vốn ngân hàng cần duy trì để bù đắp rủi ro tổng thể nhằm hạn chế xác suất vỡ nợ trong một khoảng thời gian xác định
(iii) Hệ thống xếp hạng tín dụng
Hệ thống xếp hạng tín dụng là một phương pháp lượng hoá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm. Việc xếp hạng với mỗi khách hàng được thực hiện thông qua việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tính đến các yếu tố ảnh hưởng như: quy mô hoạt động; ngành nghề hoạt động; loại hình sở hữu của khách hàng. Tuỳ theo tổng số điểm đạt được mà mỗi khách hàng sẽ được phân vào một nhóm hạng tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau.
Với hệ thống xếp hạng được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, có sự điều chỉnh phù hợp với đặc điểm riêng của từng ngân hàng, các ngân hàng có thể quản trị một cách hiệu quả và toàn diện chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, các báo cáo quản trị giúp ngân hàng đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể. Chính vì vậy, hệ thống xếp hạng tín dụng được coi là công cụ chủ chốt và hữu hiệu trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nói chung và hoạt động cho vay DAĐT nói riêng.
1.2.6.3. Ứng phó rủi ro
Sau khi xác định, phân tích và hình thành các chỉ tiêu đo lường, rủi ro cần được theo dõi thường xuyên. Mục đích của mục này là giúp bộ máy quản lý rủi ro nắm được tình trạng rủi ro của ngân hàng theo thời gian. Trước hết, ngân hàng cần phải có hệ thống các công cụ quản lý rủi ro (thiết lập các giới hạn rủi ro, mức ủy quyền phán quyết...)
a. Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng
- Mức ủy quyền phán quyết là hanh mức tín dụng tối đa mà hội sở chính giao cho chi nhánh toàn quyền quyết định;
- Giới hạn rủi ro là mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chịu được để đảm bảo mức lợi nhuận tương xứng;
- Quản lý danh mục cho vay;
- Rà soát chính sách quản lý rủi ro theo từng thời kỳ;
- Phân tán rủi ro.
b. Tổ chức quản lý rủi ro
Mô hình tổ chức quản lý rủi do tùy thuộc vào quy mô ngân hàng. Với ngân hàng nhỏ thì không nhất thiết phải hình thành phòng chức năng chuyên trách về quản lý rủi ro tín dụng, mà chỉ cần một vài nhân viên chuyên trách đo lường, đánh giá mức độ rủi ro và trực tiếp báo cáo giám đốc. Tuy nhiên, tại những ngân hàng lớn với nhiều chi nhánh, trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng thường hình thành khối chuyên trách quản lý rủi ro với nhiều cấp độ quản lý.
1.2.6.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm mục tiêu:
(i) Phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng ;
(ii)Đảm bảo toàn bộ các hoạt động của các bộ phận, và từng cá nhân trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định pháp luật; tuân thủ và thực hiện
các quy trình, quy định và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng.
Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.