ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY Dự ÁNĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu 0850 hoạt động cho vay dự án đầu tư tại NHTM CP công thương VN chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 84 - 138)

TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.4.1. Những kết quả đạt được

2.4.1.1. Dư nợ cho vay DAĐT liên tục tăng trưởng mạnh qua các năm

Nếu như tại thời điểm cuối năm 2009, dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh là 578 tỷ đồng thì đến thời điểm cuối năm 2012, dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh là 20.990 tỷ đồng. Mặc dù, dư nự cho vay trung, dài hạn (bao gồm cho vay DAĐT) thường xuyên phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố như khả năng nguồn vốn, chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam, lãi suất vay vốn và các chính sách của Nhà nước đối với từng ngành nghề, từng lĩnh vực đầu tư nhưng với những định hướng đúng đắn, những nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh trong từng mặt nghiệp vụ cùng với sự tin tưởng của khách hàng, dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh tăng trưởng tốt qua các năm.

Đây được xem là một kết quả rất đáng khích lệ của Chi nhánh trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay DAĐT nói riêng.

2.4.1.2.Nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay DAĐT luôn ở mức thấp

Trong bối cảnh nền kinh tế đặc biệt khó khăn như trong giai đoạn vừa qua; Nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay DAĐT có xu hướng tăng nhẹ nhưng luôn ở mức thấp và luôn là những con số mà các NHTM và Chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam mong muốn. Đây là kết quả rất đáng khích lệ của Chi nhánh. Tất cả những kết quá đó cho thấy chất lượng cho vay DAĐT của Chi nhánh ngày càng được nâng cao, hoạt động cho vay DAĐT của Chi nhánh ngày càng được quan tâm chú trọng từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ, giám sát và quản lý vốn vay.

2.4.1.3.Chất lượng thẩm định DAĐT ngày càng được nâng cao

Thẩm định khách hàng DAĐT là khâu quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến việc ngân hàng đồng ý hay không đồng ý tài trợ vốn cho dự án. Chất lượng thẩm định khách hàng, thẩm định DAĐT sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cho vay của ngân hàng nói chung và chất lượng cho vay DAĐT nói riêng.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc thẩm định khách hàng, thẩm định DAĐT nên trong những qua, công tác thẩm định luôn được Chi nhánh quan tâm, chú trọng. Bên cạnh việc chấp hành đúng các quy định của ngành, của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về các điều kiện vay vốn, hạn mức cho vay; thực hiện thẩm định theo đúng các quy trình, quy chế, các chỉ đạo tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh còn

thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng của Chi nhánh.

Những rủi ro tín dụng trong cho vay DAĐT phát sinh từ những sai sót trong công tác thẩm định ngày càng giảm, qua đó cũng cho thấy được chất lượng thẩm định khách hàng, thẩm định DAĐT của Chi nhánh ngày càng được nâng cao.

2.4.1.4. Đã xây dựng được chính sách tín dụng đối với các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư

Dựa trên những chính sách, chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cùng với việc nghiên cứu kỹ các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư trên địa bàn, Chi nhánh TP Hà Nội đã xây dựng được cho riêng mình một chính sách tín dụng phù hợp. Điều này đã hỗ trợ Chi nhánh rất nhiều trong hoạt động cho vay, tập trung tăng trưởng dư nợ vào những lĩnh vực đang trong giai đoạn phát triển và có khả năng phát triển trong tương lai, đồng thời sẽ giảm dần dư nợ đối với những lĩnh vực có nhiều rào cản, khó cạnh tranh hoặc hiệu quả đầu tư và lợi nhuận thấp. Điển hình như trong giai đoạn 2000

- 2005, vốn đầu tư của Chi nhánh đã tập trung mạnh ngành điện, xi măng, lĩnh vực bất động sản (như khu công nghiệp, cao ốc văn phòng...). Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, đối với ngành điện, xi măng thì do nhiều yếu tố như thời gian thu hồi vốn lâu, suất đầu tư lớn, thị trường không có tính cạnh tranh (ngành điện) hoặc bão hoà (như xi măng) nên không ưu tiên vốn đối với lĩnh vực này. Riêng đối với ngành bất động sản, do hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, nên Chi nhánh đang có xu hướng giảm dần hoạt động cấp tín dụng vào ngành này.

Việc xây dựng được một chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế, xu hướng phát triển không chỉ giúp cho hoạt động cho vay của Chi nhánh ngày càng được mở rộng, mà còn giúp cho chất lượng cho vay của Chi nhánh nói chung và chất lượng cho vay DAĐT ngày càng được nâng cao.

2.4.1.5. Tạo được uy tín, niềm tin và trở thành người bạn thân thiết của khách hàng

Ngân hàng không thể tồn tại nếu thiếu khách hàng. Uy tín, niềm tin và sự yêu mến của khách hàng luôn là một tài sản vô hình đáng giá của mỗi ngân hàng. Do đó, xây dựng, tạo lập niềm tin và uy tín với khách hàng là một trong những yêu cầu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Chỉ có tạo được niềm tin và uy tín với khách hàng thì các ngân hàng mới có thể đứng vững được trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Tuy nhiên, làm được điều này thực sự là điều không dễ dàng và cần có một khoảng thời gian tương đối dài. Mặc dù vậy, Chi nhánh đã từng bước khẳng định được mình, uy tín của Chi nhánh không ngừng được nâng cao không chỉ đối với các doanh nghiệp trong nước mà còn đối với cả các doanh nghiệp nước ngoài. Chi nhánh đã nỗ lực trong tất cả các nghiệp vụ, các hoạt động nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho khách hàng. Chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng được chú trọng ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Thời gian xem xét thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng cũng được quy định rõ ràng giúp cho khách hàng không phải chờ đợi lâu, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư của khách hàng. Ngoài ra, trong quá trình xét duyệt cho vay, nếu thấy DAĐT của khách hàng có những điểm chưa hợp lý, không khả thi thì thay vì từ chối cho vay, Chi nhánh đã tư vấn, góp ý cho khách hàng, cung cấp những thông tin bổ ích về thị trường, về tiến bộ khoa học công nghệ để họ xem xét, điều chỉnh lại dự án cho phù hợp, khả thi, mang lại hiệu quả cho khách hàng. Chính những điều đó đã giúp cho Chi nhánh tạo được niềm tin rất lớn ở khách hàng. Hơn thế, Chi nhánh còn thực sự trở thành người bạn thân thiết của khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với khách hàng.

2.4.1.6. Công tác phòng ngừa rủi ro trong cho vay DAĐT ngày càng được quan tâm

Với mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng, rủi ro trong cho vay DAĐT, trong những năm vừa qua, Chi nhánh tiếp tục xác định công tác phòng ngừa rủi ro là việc đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động cho vay DAĐT tại Chi nhánh. Điều này được thể hiện qua các biện pháp cụ thể sau:

- Phân tích, nghiên cứu, đánh giá để dự báo tình hình phát triển của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, từng doanh nghiệp để xác định hướng đầu tư đúng đắn.

- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định cho vay của NHNN và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ban hành về điều kiện cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay và giám sát sử dụng vốn vay đối với khách hàng.

- Tiến hành phân tích, đánh giá rủi ro theo định kỳ để phát hiện kịp thời các khách hàng vay vốn có dấu hiệu rủi ro, từ đó có biện pháp xử lý, thu hồi nợ kịp thời.

- Đối với TSĐB là nhà ở và quyền sử dụng đất: tất cả đều được chụp hình, xác minh tình trạng pháp lý và tranh chấp tại chính quyền địa phương.

- Đối với cầm cố hàng hoá: đã tiến hành kiểm tra tình trạng an toàn kho, chế độ bảo vệ, hiệu lực bảo hiểm, số lượng và chất lượng hàng hoá cầm cố.

- Các dự án vay vốn đều có tài sản bảo đảm và có đủ vốn tự có tham gia, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội chỉ giải ngân khi khách hàng đã tham gia đầy đủ vốn chủ sở hữu vào dự án hoặc đảm bảo góp vốn theo tiến độ.

- Các khách hàng phải thực hiện mua bảo hiểm bắt buộc đối với các tài sản bảo đảm (trừ quyền sử dụng đất) và hàng hoá xuất nhập khẩu có nguồn gốc hình thành từ vốn vay của Chi nhánh.

Các biện pháp trên đã hạn chế rất nhiều các rủi ro tín dụng trong cho vay DAĐT, góp phần nâng cao chất lượng cho vay DAĐT của Chi nhánh.

2.4.2. Những hạn chế, tồn tại

2.4.2.1. Một số quy định cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đôi khi còn quá chặt chẽ

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã ban hành đầy đủ các quy trình, quy định làm cơ sở cho các chi nhánh thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống. Các quy trình, quy định này được ban hành với mục đích giúp cho hoạt động của NHCT phát triển ngày một ổn định, an toàn và hiệu quả, nhất là trong hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có một số quy định khi áp dụng lại làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (trong đó có Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội) so với các NHTM khác trên địa bàn. Điển hình như:

- Trong Quy định số 222/QĐ-HĐQT-NHCT35 ban hành ngày 26/12/2010 và Công văn số 2760/CV-NHCT35 ban hành ngày 27/5/2010 thì mức vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án tối thiểu bằng 40% tổng mức vốn đầu tư sau khi trừ đi phần vốn lưu động của dự án (trường hợp thời hạn cho vay đến 3 năm), tối thiều bằng 46% tổng mức vốn đầu tư sau khi trừ đi phần vốn lưu động của dự án (trường hợp thời hạn cho vay từ 3 đến 5 năm) và tối thiều bằng 50% tổng mức vốn đầu tư sau khi trừ đi phần vốn lưu động của dự án (trường hợp thời hạn cho vay trên 5 năm).

- Trong quy định về bảo đảm tiền vay thì đối với TSĐB là quyền sử dụng đất, Chi nhánh không được nhận các quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai để làm TSĐB tiền vay, đồng thời việc định giá cho vay đối với TSĐB là quyền sử dụng đất cũng rất khắt khe. Chi nhánh chỉ được định giá tối đa 70% giá thị trường và mức cho vay tối đa không quá 70% giá trị tài sản bảo đảm đã được xác định. Như vậy, đối với TSĐB là quyền sử dụng đất,

khách hàng chỉ được vay tối đa 49% giá trị thị trường của tài sản.

Những điều này cũng được xem là hạn chế của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội trong công tác cho vay DAĐT do rất khó cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn.

2.4.2.2. Chỉ có quy trình cho vay DAĐT chung, chưa có quy trình cụ thể cho từng ngành nghề, từng lĩnh vực đầu tư

Từng ngành nghề, từng lĩnh vực đầu tư đều có những nét đặc trưng, đặc thù riêng dẫn đến mức độ rủi ro và các dấu hiệu rủi ro của từng ngành nghề cũng khách nhau. Vì thế, nếu áp dụng một quy trình cho vay DAĐT chung cho tất cả các ngành nghề và lĩnh vực đầu tư thì sẽ khó để có thể phát hiện và đánh giá chính xác mức độ rủi ro của từng dự án.

Ngày 18/02/2006, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã ban hành quy trình cho vay DAĐT mã số QT.05.01 (kèm theo Quyết định số 2207/QĐ- NHCT5), tuy nhiên, đây lại là quy trình cho vay DAĐT chung cho tất cả các ngành nghề và đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết cho từng ngành nghề, từng lĩnh vực đầu tư, nhất là các ngành nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay. Điều này đã làm các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội nói riêng gặp nhiều hạn chế trong công tác thẩm định cho vay DAĐT cũng như công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng.

2.4.2.3. Chưa có hệ số định mức tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho từng ngành nghề, từng lĩnh vực đầu tư

Các chỉ tiêu thẩm định xét về nội dung hầu hết được xây dựng tính toán từ các thành phần liên quan đến doanh thu và chi phí của dự án. Hiệu quả của dự án là sự so sánh giữa kết quả và chi phí, do đó, để có thể đánh giá đúng hiệu quả của DAĐT, cần xác định chính xác hai yếu tố trên. Khi xác định doanh thu và chi phí, cần phải nắm vững tất cả các khoản mục có thể phát sinh từ các loại

doanh thu và chi phí chung đến tất cả các loại doanh thu và chi phí riêng có của các dự án đặc thù, từ đó mới tính được các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, hiện nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (trong đó có cả Chi nhánh TP Hà Nội) vẫn chưa có một hệ số định mức tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu hiệu quả tài chính ở từng ngành, lĩnh vực, nên đã làm cho việc đánh giá hiệu quả DAĐT đôi khi chưa thật sự chính xác. Đây cũng là một hạn chế của Chi nhánh trong công tác thẩm định cho vay DAĐT.

2.4.2.4.Hệ thống thông tin về khách hàng và dự án còn chưa đầy đủ và có nhiều hạn chế

- Hệ thống thông tin phục vụ đánh giá, xếp loại khách hàng

Một hệ thống thông tin đầy đủ về khách hàng như: lịch sử hình thành và quá trình phát triển, năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, đội ngũ quản lý, điều hành là

cơ sở hết sức quan trọng giúp cho việc thẩm định, xếp loại, đánh giá khách hàng, phục vụ cho công tác tín dụng của ngân hàng. Nếu hệ thống này không đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đánh giá, thẩm định khách hàng của các ngân hàng.

Hiện nay, Trung tâm tín dụng thuộc NHNN (CIC) là tổ chức duy nhất thực hiện công tác thu thập thông tin của các khách hàng có quan hệ tín dụng với tất cả các tổ chức tín dụng. Cơ chế thu thập thông tin của CIC theo Quy chế hoạt động thông tin tín dụng do NHNN ban hành. Trong đó, quy định các tổ chức tín dụng theo định kỳ có trách nhiệm báo cáo các thông tin liên quan đến khách hàng cho CIC và các tổ chức tín dụng được quyền khai thác thông tin của CIC. Trên thực tế,

các thông tin hiện có của CIC có độ cập nhật không cao và các chỉ tiêu còn chung chung. Những thông tin cần thiết để xác định lịch sử, độ tin cậy của ban điều hành doanh nghiệp hầu như không có. Mặt khác, do chưa thực sự ý thức về tầm quan trọng của tính cập nhật và chính xác về thông tin nên các tổ chức tín dụng chưa có

tin nội bộ về khách hàng để hỗ trợ cho các chi nhánh, tuy nhiên, do lượng thông tin chưa nhiều và cũng chưa được cập nhật thường xuyên nên các chi nhánh vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong quá trình thẩm định, đánh giá khách hàng.

- Hệ thống thông tin phục vụ cho việc thẩm định dự án

Ngoài hệ thống thông tin dùng để đánh giá khách hàng thì ngân hàng cần phải có hệ thống thông tin nhằm xác định, kiểm tra các thông số đầu vào, đầu ra của dự án, nhất là các thông số về thị trường các nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra của sản phẩm.

Tuy nhiên, hiện nay, trong quá trình thẩm định dự án, các thông số được sử

Một phần của tài liệu 0850 hoạt động cho vay dự án đầu tư tại NHTM CP công thương VN chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 84 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w