Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.7. Kết quả thực hiện các công tác khác
Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, bấm nanh, bấm số tai, cắt đuôi và thiến lợn đực.
Thực hiện thao tác bấm nanh, bấm tai và bấm đuôi:
- Bấm nanh
Lợn con sau sinh có sức khỏe tốt, cứng cáp hơn được tiến hành bấm nanh. Sử dụng kìm bấm nanh, đây là dụng cụ chuyên dùng. Thao tác bấm nanh như sau: bắt lợn con lên sau đó kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng lên trên. Một tay giữ chắc đầu lợn và bóp miệng cho lợn con mở miệng ra, một tay cầm kìm, bấm nanh dọc theo hàm của lợn con. Khi bấm phải cẩn thận, tránh bấm vào lưỡi của lợn con, không bấm quá sâu làm cho hàm của lợn con chảy máu (tránh vi khuẩn xâm nhập).
- Bấm số tai
Sử dụng kìm bấm tai. Thao tác bắt lợn con để bấm tai tương tự với cách bắt để bấm nanh. Số tai được bấm theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ mép trên của tai trái, tới mép trên của tai phải, tiếp đến mép dưới của tai phải và kết thúc ở mép dưới của tai trái. Sát trùng bằng cồn iod vào vị trí cắt.
- Cắt đuôi
tác: một tay bắt lợn con lên sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, ngón cái và ngón trỏ cầm đuôi, một tay cầm kìm và cắt.
-Tiêm Fe - B12 kết hợp cho uống cầu trùng Diacoxin 5%:
Tiêm cho lợn con khi đủ 3 ngày tuổi với liều lượng 1 ml/con. Nhắc lại lần 2 lúc 10 ngày tuổi.
Uống cầu trùng: 1ml/con
-Thiến lợn đực
Lợn đực được thiến từ 7 - 10 ngày tuổi (phụ thuộc vào số lượng lợn đẻ và sức khỏe của lợn con). Dụng cụ thiến gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xilanh và thuốc kháng sinh. Thao tác: đầu tiên tiêm cho lợn con 0,5 ml/con kháng sinh (ceftifen inj), sau đó người thiến ngồi trên ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn, để dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật mạnh để kéo dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, sát trùng bằng cồn iod vào vị trí thiến.
Bảng 4.11. Kết quả công tác chuyên môn khác
STT Công việc Số lượng
(con) Kết quả an toàn (con) Tỷ lệ (%) 1 Đỡ đẻ lợn con 637 637 100
2 Bấm nanh, bấm số tai lợn con 637 637 100
3 Cắt đuôi 637 637 100
4 Thiến lợn đực 277 277 100
Qua bảng 4.11. cho thấy: Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng em đã đỡ đẻ 54 lợn nái, được 637 con lợn con (đạt 100%). Công việc bấm nanh, bấm số tai lợn con cho 637 con (đạt 100%). Cắt đuôi được 637 con (đạt 100%). Thiến lợn đực 277 con (đạt 100%). Xuất chuồng 450 con lợn (đạt 100%).
Qua những công việc trên đã giúp em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề về các thao tác kỹ thuật trên lợn con, đồng thời giúp em mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Trong 6 tháng thực tập tại trại cô DoãnThị Huyền, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội, em có một số kết luận như sau:
- Về tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại trong năm 2018 - 2020:
Cơ cấu đàn lợn của trại trong giai đoạn 2018 - 2020 có xu hướng giảm số lượng đàn tất cá các loại lợn, trong đó số lượng lợn con giảm mạnh nhất từ 2530 con xuống còn 637 con, lợn nái sinh sản giảm từ 100 con xuống còn 54 con, lợn đực giảm từ 3 con xuống còn 1 con.
- Tình hình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn tại trại: + Đàn lợn được cho ăn đúng khẩu phần ăn của trại.
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng cho 54 lợn nái, nái đẻ, nuôi con và 637 lợn con. - Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại:
Hầu hết lợn nái tại trại đều đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 94,44%, chỉ có 5,56% lợn đẻ khó phải can thiệp.
- Kết quả công tác phòng bệnh cho đàn lợn tại trại:
+ Kết quả tiêm phòng đối với lợn con: tiêm vắc-xin Mycoplasma +
Crico, Coglapest đều đạt 100%.
+ Kết quả tiêm phòng các loại vắc-xin dịch tả, lở mồm long móng đối với lợn nái đều đạt 100%.
- Về công tác chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn lợn tại trại:
+ Lợn nái của trại có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung 16,67%, viêm vú 3,70%, bại liệt 1,85%.
+ Lợn con theo mẹ có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy 21,66%, viêm phổi 9,89%. Sau khi điều trị 100% lợn nái đều khỏi bệnh viêm vú và bại liệt, viêm
tử cung đạt 88,89%. Kết quả điều trị tiêu chảy cho lợn con đạt 95,65%; điều trị viêm phổi đạt 100%.
Các công tác khác đã thực hiện là: bấm nanh, bấm tai, cắt đuôi lợn con đạt 100%, thiến lợn đực đạt 100%, xuất lợn đạt 100%.
5.2. Đề nghị
Xuất phát từ thực tế của trại, qua phân tích đánh giá bằng hiểu biết của mình, em có một số ý kiến nhằm nâng cao hoạt động của trại như sau:
- Đầu tư nâng cấp thêm về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dụng cụ thú y. - Tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý, thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y.
- Đưa khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, cố gắng thực hiện tốt mục tiêu và phương hướng đã đề ra.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh bị nhiễm mầm bệnh.
- Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt
1.Bilkei (1994), Quản lý lợn nái và lợn cái hậu bị để sinh sản có hiệu quả,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2.Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3.Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.
4.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản
gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5.Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm
thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6.Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở
lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7.Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
8.Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
9.Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10.Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Văn Thanh, Trịnh Đình Thâu, Phạm Kim Đăng (2013), “Biểu hiện lâm sàng và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa”, Tạp
chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 11, số 5, tr 641 – 647.
11.Nguyễn Ngọc Phụng (2004), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn,
12.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
13.Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vắc-xin E. coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí nông nghiệp thực phẩm, số 9, trang 324 – 325. 14.Phạm Ngọc Thạch, Chu Đức Thắng, Đàm Văn Phải, Phạm Thị Lan
Hương (2013), Giáo trình Thú y cơ bản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 15.Trần Thị Thuận (2005), Giáo trình Chăn nuôi Thú y cơ bản, Nxb Hà Nội,
Hà Nội.
16.Trekaxova A.V., Daninko L. M., Ponomareva M. I., Gladon N. P. (1983),
Bệnh của lợn đực và lợn nái sinh sản, (Nguyễn Đình Chí dịch), Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
17.Trung tâm chẩn đoán và cố vấn thú y (2010), Một số bệnh trên heo và
cách điều trị tập 2, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
II. Tài liệu Tiếng Anh
18.Gardner J.A.A., Dunkin A.C., Lloyd L.C. (1990), “Metritis - Mastitis - Agalactia”, in Pig production in Autralia, Butterworths, Sydney, pp… 19.Smith B. B., Martineau, G., Bisaillon A. (1995), “Mammary gland and
lactation problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, pp. 40 - 57.
20. Taylor D. J. (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow university.
21.Urban V. P., Schnur V. I., Grechukhin A. N. (1983), “The metritis, mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”,
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Ảnh 1. Tiêm Fe+B12 Ảnh 2. Điều trị viêm phổi
Ảnh 5. Phun vôi xung quanh trại