Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 0864 hoạt động kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước gia lâm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 45)

Đây là nhân tố cơ bản quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN.

Thứ nhất, cơ cấu tổ chức bộ máy và phân cấp kiểm soát chi đầu tư qua KBNN.

Cơ cấu tổ chức bộ máy và phân cấp kiểm soát chi đầu tư qua KBNN là cách tổ chức các bộ phận kiểm soát chi đầu tư trong hệ thống KBNN. Phân cấp kiểm soát chi đầu tư qua KBNN là việc phân định quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp KBNN trong công tác kiểm soát chi đầu tư. Cơ cấu tổ chức bộ máy và việc phân định quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp KBNN trong công tác kiểm soát chi đầu tư một cách hợp lý, khoa học sẽ giúp hạn chế rủi ro xảy ra sai phạm, nâng cao tính chặt chẽ trong kiểm soát chi đầu tư, đồng thời đảm bảo việc thanh toán vốn đầu tư nhanh chóng, đầy đủ cho các dự án.

Thứ hai, quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tư.

Quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tư là trình tự các bước công việc phải thực hiện do KBNN quy định bằng ăn bản, trong đó quy định rõ căn cứ, nội dung kiểm soát chi đầu tư, trách nhiệm của công chức kiểm soát chi, quy

trình luân chuyển chứng từ và trách nhiệm của các bộ phận có liên quan. Đây là nhân tố có ảnh huởng rất lớn đến chất luợng công tác kiểm soát chi đầu tu bởi sự gọn nhẹ trong tài liệu thanh toán, sự đơn giản trong quy trình luân chuyển chứng từ, sự chi tiết trong nội dung kiểm soát chi đầu tu và sự rạch ròi về trách nhiệm của các bộ phận có liên quan sẽ tạo điều kiện để KBNN kiểm soát chi đầu tu chặt chẽ hơn, nhanh chóng hơn, giảm phiền hà cho chủ đầu tu.

Thứ ba, sự phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư, ban quản lý dự án.

Trong công tác kiểm soát chi đầu tu XDCB, KBNN cần phải thuờng xuyên phối hợp với các Bộ, ngành, địa phuơng và chủ đầu tu, ban quản lý dự án để tháo gỡ khó khăn vuớng mắc trong việc thực hiện kế hoạch đầu tu, trong quá trình thanh toán vốn cũng nhu huớng dẫn các chủ đầu tu nghiệm thu, làm thủ tục thanh toán công trình hoàn thành, góp ý với các cơ quan quản lý nhà nuớc trong cải cách thủ tục đầu tu và xây dựng, bố trí kế hoạch đầu tu, thông báo kế hoạch vốn, nhờ đó KBNN có thể đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh toán vốn.

Thứ tư, công tác thông tin báo cáo

Công tác thông tin báo cáo là việc thu thập, phân tích, tổng hợp và cung cấp thông tin cho các cấp lãnh đạo nhằm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành. Việc thực hiện tốt công tác thông tin báo cáo sẽ nâng cao chất luợng công tác kiểm soát chi đầu tu qua KBNN bởi nó cho phép KBNN điều hành nguồn vốn linh hoạt, xử lý kịp thời các vuớng mắc phát sinh trong công tác kiểm soát chi đầu tu, qua đó đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đồng thời đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng nhu cầu thanh toán vốn đầu tu của các dự án.

Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN.

Nhu đối với mọi lĩnh vực quản lý khác, công nghệ thông tin cũng đóng vai

trò hết sức quan trọng đối với công tác kiểm soát chi đầu tu qua KBNN bởi nó giúp tiết kiệm thời gian xử lý công việc, đảm bảo tính chính xác và thống nhất của thông tin, tạo tiền đề cho những cải cách về thủ tục hành chính.

Thứ sáu, công tác kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ nội bộ hệ thống KBNN.

Thông qua công tác kiểm tra của KBNN cấp trên đối với KBNN cấp dưới, KBNN cấp trên có thể kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, hướng dẫn xử lý những khó khăn, vướng mắc, tiếp nhận những đề xuất kiến nghị của KBNN cấp dưới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư. Vì vậy việc kiểm tra nội bộ thường xuyên và có hiệu quả sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi đầu tư qua KBNN.

Thứ bảy, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của công chức làm công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB.

Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN. Công chức phải có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt sẽ xử lý công việc một cách nhanh chóng và chính xác, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình nghiệp vụ, qua đó đảm bảo việc thanh toán đầy đủ, kịp thời vốn đầu tư cho các dự án, đồng thời hạn chế được rủi ro, sai phạm.

1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kiểm soát chi đầu tư

XDCB qua

Kho bạc Nhà nước.

Trong thời gian qua, mới chỉ có một số chỉ tiêu mang tính chất thống kê được thể hiện qua các báo cáo của KBNN các cấp. Một số chỉ tiêu thống kê đã được vận dụng nhằm đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN nói chung và nguồn vốn ĐTXDCB nói riêng của KBNN được thể hiện thông qua hệ thống báo cáo. Các chỉ tiêu mà KBNN đã xây dựng và áp dụng trong đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN về cơ bản đã bao quát được những nội dung chủ yếu,

phản ánh được kết quả về mặt lượng của những hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN Việt Nam cũng như cung cấp các thông tin về thực trạng vận hành của quỹ NSNN cho hoạt động quản lý NSNN của tất cả các chủ thể thuộc Nhà nước và phục vụ cho việc công khai các dữ liệu về NSNN. Việc tổ chức các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN trong thiết kế các báo cáo về cơ bản bảo đảm tính hợp lý, logic...

Theo đó, KBNN cần xây dựng, hoàn thành và tổ chức thực hiện nghiên cứu các cơ chế, chính sách bao phủ toàn bộ các chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của hệ thống KBNN đáp ứng định hướng phát triển của ngành Tài chính. Việc xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý quỹ NSNN của KBNN phải đảm bảo đáp ứng các nguyên tắc, yêu cầu, đó là:

- Đảm bảo tính chuẩn xác và tính khoa học, các tiêu chí phải được xây dựng một cách có cơ sở khoa học; bảo đảm logic nội tại; bảo đảm sự rõ ràng,

mạch lạc của các tiêu chí.

- Đảm bảo tính toàn diện và tính hệ thống, tiêu chí phải bao quát toàn bộ các nội dung của hoạt động quản lý Quỹ NSNN cũng như phải phản ánh toàn

bộ các phương diện từ kết quả về khối lượng, quy mô, đến chất lượng, hiệu

suất và hiệu quả; Vừa phải phục vụ cho hoạt động quản lý Quỹ NSNN của

các chủ thể bên ngoài, vừa phục vụ việc quản lý nội bộ KBNN; Vừa có những

tiêu chí định lượng, vừa có những tiêu chí định tính.

- Đảm bảo tính thực tiễn, tiêu chí phải phù hợp với thực tiễn có tính đặc thù của hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN Việt Nam. Điều này cũng đòi hỏi tính khả thi trong vận dụng và điều quan trọng nhất là khả năng thực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tỷ lệ số hồ sơ dự án chưa chấp hành đúng quy định (từng kỳ và lũy kế đến thời điểm báo cáo);

+ Số lượng hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn;

+ Tổng số dự án và tổng số tiền KBNN từ chối thanh toán qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) và chương trình mục tiêu;

+ Tỷ lệ số dự án và số tiền KBNN từ chối thanh toán qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB và chương trình mục tiêu (so với tổng số dự án trong nhiệm vụ kế hoạch và tổng số giá trị thanh toán kế hoạch);

+ Kết quả kiểm toán chi vốn đầu tư XDCB và chương trình mục tiêu; + Tỷ lệ dự án được thanh toán bị kiểm toán kết luận vi phạm/tổng số dự án được kiểm toán;

+ Tỷ lệ số tiền được thanh toán bị kiểm toán kết luận vi phạm/tổng số tiền chi vốn đầu tư XDCB được kiểm toán.

1.5. Kinh nghiệm kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho

bạc Nhà

nước

1.5.1. Kinh nghiệm về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước

Trong những năm vừa qua, hệ thống KBNN đã không ngừng lớn mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. KBNN đã khẳng định vị trí, vai trò khổng thể thiếu của mình trong hệ thống các công cụ quản lý tài chính- ngân sách từ trung ương đến địa phương. Cùng với việc cải cách công tác thu NSNN qua KBNN, việc quản lý, kiểm soát chi NSNN nói chung và chi đầu tư XDCB nói riêng cũng được đổi mới với nhiều nội dung quan trọng như xây dựng và tổ chức triển khai Đề án cam kết chi; cơ chế một cửa trong kiểm soát chi NSNN; xây dựng cơ chế và triển khai thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN qua KBNN; thống nhất đầu mối và quy trình kiểm soát chi NSNN, qua đó góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng

thanh toán, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư XDCB, nâng cao kỷ luật tài chính, đơn giản hóa thủ tục. Với việc ban hành quy trình kiểm soát chi “ một cửa” theo nguyên tắc: mỗi giao dịch viên là “ một cửa” qua đó góp phần thực hiện cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các đơn vị giao dịch.

1.5.1.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc

Nhà nước Hà Nội

KBNN Hà Nội cũng như các KBNN khác trong toàn hệ thống KBNN hoạt động theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ (trước đó là Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Tuy nhiên, với ưu thế là Kho bạc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị của thủ đô kiểm soát nguồn thu, nhiệm vụ chi rất lớn cùng với các đối tượng phục vụ của Kho bạc rất đa dạng và phong phú nên KBNN Hà Nội có nhiều kinh nghiệm hoạt động đáng được các KBNN khác học tập.

Về cơ cấu tổ chức và công chức kiểm soát chi đầu tư XDCB

Sau khi thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, KBNN Hà Nội đã nhanh chóng kiện toàn, đến nay gồm 12 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 29 KBNN quận, huyện.

Để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư XDCB, KBNN Hà Nội hiện có 4 phòng nghiệp vụ là phòng kiểm soát chi NSNN trung ương 1, phòng kiểm soát chi NSNN trung ương 2, phòng kiểm soát chi NSNN trung ương 3, phòng kiểm soát chi NSNN địa phương.

Tại các KBNN quận, huyện thuộc KBNN Hà Nội công tác kiểm soát chi đàu tư XDCB được thực hiện tại tổ TH-HC hoặc phòng Tổng hợp.

Số công chức trực tiếp đảm nhận kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của KBNN Hà Nội, đến hết năm 2019, là 236 công chức (100% công

chức có trình độ đại học và trên đại học), trong đó văn phòng KBNN Hà Nội có 61 công chức; KBNN quận, huyện có 175 công chức.

Về kiểm soát chi đầu tư XDCB

KBNN Hà Nội thực hiện quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tu XDCB theo quy trình giao dịch một cửa và các văn bản huớng dẫn của KBNN, Bộ Tài chính về kiểm soát thanh toán vốn đầu tu và sự nghiệp có tính chất đầu tu.

Việc kiểm soát chi đầu tu XDCB ở KBNN Hà Nội trong những năm gần đây khá nặng nề do số vốn và dự án đầu tu tăng nhanh qua các năm (năm 2017: 16.447.520 triệu đồng; năm 2018: 21.902.881 triệu đồng, năm 2019: 22.906.762 triệu đồng), tỷ lệ giải ngân vốn đầu tu năm sau cao hơn năm truớc. Qua kiểm soát thanh toán hàng ngàn hồ sơ, KBNN Hà Nội đã tiết kiệm chi cho NSNN hàng tỷ đồng (năm 2017: 1.576 triệu đồng; năm 2018: 1.352 triệu đồng; năm 2019: 1.346 triệu đồng ).

Có đuợc những thành tích đó là do KBNN Hà Nội đã rất chú trọng đào tạo công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tu XDCB từ NSNN, coi đây là khâu trọng tâm trong đảm bảo chất luợng kiểm soát. Ngoài ra, KBNN Hà Nội cũng chú trọng bố trí công chức có trình độ chuyên môn tốt đảm nhiệm công việc kiểm soát. Bộ phận kiểm soát luôn đuợc coi trọng trong cơ cấu tổ chức của KBNN Hà Nội.

về áp dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB

KBNN Hà Nội là một trong số ít Kho bạc trong cả nuớc áp dụng chuơng trình quản lý, kiểm soát chi đầu tu trên mạng diện rộng từ rất sớm (năm 2000). Chuơng trình này cho phép theo dõi chi tiết từng dự án đầu tu về tổng mức đầu tu, kế hoạch vốn đầu tu hàng năm, từng lần tạm ứng, thanh toán vốn đầu tu của dự án. Đặc biệt, năm 2011 KBNN Hà Nội đã xây dựng và đua

vào hoạt động chương trình quản lý vốn đầu tư XDCB liên ngành Kế hoạch và đầu tư - Tài chính - KBNN. Chương trình này cho phép theo dõi chi tiết kế hoạch, tình hình thực hiện và thanh toán đến từng dự án, từng hợp đồng, đồng thời thực hiện kết nối thông tin và truyền dữ liệu về tình hình triển khai các dự án đầu tư XDCB từ ngân sách thành phố giữa các cơ quan Sở Kế hoạch và đầu tư - Sở Tài chính - KBNN Hà Nội, đáp ứng yêu cầu cung cấp số liệu kịp thời, đầy đủ, thống nhất giữa các cơ quan tham mưu, phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm của UBND thành phố Hà Nội đạt kết quả cao.

1.5.1.2. Kinh nghiệm kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hải Dương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KBNN Hải Dương là đơn vị trực thuộc KBNN, với chức năng nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Hải Dương , bao gồm 11 huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh.

Tổ chức bộ máy của KBNN Hải Dương gồm 09 phòng nghiệp vụ và 11 KBNN huyện, với tổng số 221 công chức thực hiện các phần hành nghiệp vụ, trong đó có gần 10% công chức trực tiếp làm công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN.

Trong quá trình hoạt động và phát triển, KBNN Hải Dương luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã được Bộ Tài chính, KBNN và Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh ghi nhận. Với những thành tích đạt được, KBNN Hải Dương đã được Đảng và nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba cùng nhiều phần thưởng cao quý khác tặng cho tập thể và cá nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền, tài sản nhà nước giao cho quản lý.

Về công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB: Trong những năm gần đây, kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN ở KBNN Hải Dương tăng đều qua các

năm và tỷ lệ giải ngân đạt khá cao (năm 2017: 2.457.853 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 92,55%; năm 2018: 2.507.548 triệu động, tỷ lệ giải ngân đạt 92,56%; năm 2019: 2.605.138 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 92,77%). Trong quá trình kiểm soát chi đầu tư XDCB, KBNN Hải Dương đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gửi đến nên đã phát hiện được những sai sót như: sai khối lượng so với thiết kế được duyệt và so với khối lượng trong hợp đồng đã ký kết; sai do cộng số học...Trên cơ sở đó đã từ chối thanh toán hàng ngàn món chi đầu tư và tiết kiệm nhiều tỷ đồng cho NSNN (năm 2017: 2.315 triệu đồng; năm 2018: 2.833 triệu đồng; năm 2019: 3.204 triệu đồng).

Có được những thành tích trên là do KBNN Hải Dương đã tích cực đào tạo công chức, tích cực hướng dẫn cho các chủ đầu tư về chính sách mới của

Một phần của tài liệu 0864 hoạt động kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước gia lâm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 45)