Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính trong sử dụng trang thiết

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN (Trang 25 - 28)

1.2. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính trong sử dụng trang thiết

thiết

bị y tế tại bệnh viện

Đối với TTBYT của bệnh viện, mức độ hiệu quả tài chính thường được đo lường trực tiếp bởi số thu viện phí hay số lượt người khám chữa bệnh,... đồng thời hiện trạng và kết quả sử dụng các TTBYT lại có tác động gián tiếp tới hiệu quả tài chính tại bệnh viện. Việc đầu tư TTBYT, phát triển y tế kỹ thuật cao trong chuẩn đoán, điều trị cùng dịch vụ y khoa chuyên nghiệp sẽ giúp bệnh viện trở thành địa chỉ tin cậy và uy tín trong việc KCB và điều trị cho người dân, tạo ra hiệu quả xã hội như nâng cao chất lượng, đảm bảo sức khỏe lợi ích cho cộng đồng xã hội,.

Luận văn sử dụng một số chỉ tiêu chính để đánh giá hiệu quả tài chính trong sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện sau:

a) Tình hình đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế

Thể hiện mức độ quan tâm của Ban lãnh đạo trong việc đầu tư, mua sắm TTBYT mới, theo kịp với tiến độ khoa học để phục vụ tốt cho quy trình khám chữa bệnh. Đầu tư mua sắm TTBYT là hoạt động đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm nhu cầu sử dụng tài sản công ở các bệnh viện.

Những năm gần đây, việc tăng cường đầu tư mua sắm tài sản công đã quan tâm và tạo nhiều điều kiện về kinh phí. Các nguồn vốn đầu tư cho việc mua sắm tài sản công rất đa dạng: từ liên doanh, từ nguồn vốn Ngân sách Nhà

nước, nguồn quỹ phát triển các hoạt động sự nghiệp của bệnh viện và đề án xã hội hoá y tế...

b) Tình hình sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện

- Công suất khai thác, sử dụng các TTBYT tại bệnh viện

Nếu công suất khai thác, sử dụng các TTBYT hiện tại của đơn vị đạt mức càng gần 100% tho thấy các TTBYT được khai thác tối đa cho hoạt động của các tổ chức hành chính sự nghiệp, không bị lãng phí, hiệu quả hoạt động được nâng cao.

Nếu công suất khai thác ở mức thấp, chứng tỏ TTBYT ít được đưa vào vận hành, sử dụng gây ra hiện tượng lãng phí.

Nếu công suất khai thác quá cao, trên 100% thì cho thấy TTBYT đang hoạt động trên công suất, dẫn tới việc tài sản nhanh chóng bị hư hỏng, quy mô tài sản công không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của đơn vị.

- Mức độ đáp ứng của số lượng tài sản công hiện tại so với nhu cầu sử dụng thực tế của từng đơn vị.

- Số lượng và tỷ lệ % tài sản công không được sử dụng, vận hành vào hoạt động của đơn vị trong từng thời kỳ: là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số

lượng tài sản công không còn sử dụng được do hư hỏng, hết thời gian sử dụng. Các tài sản này cần nhanh chóng sửa chữa, khắc phục, nếu không thể

khắc phục được cần nhanh chóng thanh lý, nhượng bán để có nguồn tài chính

đổi mới tài sản công.

c) Tình hình khấu hao và thanh lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện

Mức độ hao mòn tài sản công của đơn vị tại một thời điểm. Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh tài sản công của đơn vị còn mới hay đã cũ, số vốn đã thu hồi bao nhiêu % so với số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

Tỷ lệ hao mòn tài sản Số hao mòn lũy kế

, ' = --- x 100

công của đơn vị ______....

° Tong nguyên giá của tài sản công

Tỷ lệ hao mòn càng cao càng chứng tỏ tài sản công của các đơn vị đã cũ, ít được quan tâm đầu tư đổi mới nên năng lực hoạt động cũng vì thế sụt giảm theo. Máy móc, trang thiết bị của các bệnh viện thường hoạt động với cường độ cao, công suất lớn, thậm chí vượt quá công suất lại có hàm lượng kỹ thuật cao nên chịu tác động lớn của hao mòn vô hình. Chính vì thế, hầu hết các tài sản này được trích khấu hao nhanh. Sau quá trình khai thác sử dụng tại cơ quan nhà nước, xét thấy tài sản công không cần thiết hay không thể phục vụ cho công việc của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan quản lý chuyên môn sẽ tiến hành thủ tục kết thúc quá trình sử dụng.

d) Thu nhập của cán bộ nhân viên y tế

Chỉ tiêu phản ánh gián tiếp đến hiệu quả tài chính trong sử dụng TTBYT tại bệnh viện. Không thể có hài lòng người bệnh nếu không có hài lòng cán bộ nhân viên y tế. Sự hài lòng của cán bộ nhân viện y tế được xem như vừa là nguyên nhân, vừa là ảnh hưởng đến “hiệu suất làm việc”, tác động tới chất lượng chăm sóc sức khỏe cơ bản cho bệnh nhân, ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh dẫn đến ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của bệnh viện.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w