Đối với Sở Y tế tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN (Trang 111 - 116)

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.2. Đối với Sở Y tế tỉnh Nghệ An

- Cần xây dựng đề án về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, TTBYT của các bệnh viện các cấp, trình Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh phê duyệt

để các

bệnh viện có cơ sở triển khai thực hiện và huy động các nguồn lực đầu tư;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng, tình trạng hoạt động TTBYT tại các bệnh viện trên địa bàn;

- Tại chương trình bồi dưỡng, đào tạo cán bộ y tế hàng năm nên dành một lượng thời gian nhất định để bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TTBYT

cho cán

bộ tại các cơ sở y tế nói chung và ở Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An nói riêng;

Tóm tắt chương 3:

Nêu lên định hướng và mục tiêu hoạt động của Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An trong gian đoạn tới, đồng thời đưa ra 05 giải pháp cụ thể: (1)Nâng cao công suất sử dụng các trang thiết bị y tế chủ yếu trong bệnh viện; (2) Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý và sử dụng TTBYT; (3) Đào tạo và nâng cao trình độ kỹ thuật của đội ngũ cán bộ sử dụng TTBYT; (4) Tăng cường đổi mới đầu tư TTBYT phù hợp với tiến bộ của ngành y tế; (5) Mở rộng nguồn vốn để mua sắm TTBYT của bệnh viện. Đồng thời đưa ra kiến nghị với Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Nghệ An hy vọng sẽ nâng cao hiệu quả tài chính trong sử dụng TTBYT của Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An, phát huy được ưu thế của mình để hoàn thành tốt hơn nữa chức năng nhiệm vụ được giao trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

KẾT LUẬN

Trang thiết bị y tế (TTBYT) được coi là một loại hàng hóa đặc biệt, được sử dụng trong lĩnh vực y tế với chủng loại đa dạng, phong phú và luôn được cải tiến theo tiến bộ khoa học công nghệ mới. TTBYT là một trong ba yếu tố quan trọng: Thuốc - Thầy thuốc - TTBYT trong lĩnh vực y tế, hỗ trợ rất lớn cho các y, bác sỹ, điều dưỡng trong công tác KCB cho người dân. Do đó nâng cao hiệu quả tài chính trong việc sử dụng các TTBYT tại bệnh viện là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của bệnh viện cũng như đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho người dân.

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc nâng cao hiệu quả tài chính trong sử dụng TTBYT tại các cơ sở y tế, bệnh viện, luận văn đã góp phần hệ thống hóa và đưa ra các khái niệm về TTBYT, về vận hành TTBYT, đưa ra các chỉ tiêu đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sử dụng TTBYT trong bệnh viện. Đồng thời đã tổng kết kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn để đúc rút ra kinh nghiệm cho đơn vị mình.

Về thực trạng hiệu quả tài chính trong sử dụng TTBYT tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An, từ năm 2017, bệnh viện triển khai Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của bệnh viện giai đoạn 2017 - 2019, sẽ tạo nhiều biến động về hiệu quả tài chính của bệnh viện. Nguồn mua sắm TTBYT của bệnh viện được huy động từ 05 nguồn chủ yếu đó: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của viện; Nguồn thu Viện phí và BHYT; Ngân sách Nhà nước cấp thông qua UBND tỉnh; Vốn liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và Vốn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Trong đó nguồn vốn từ Nguồn thu Viện phí và BHYT đang dần trở thành nguồn chủ yếu. Đối với công tác

đầu tư, mua sắm hay khấu hao trang thiết bị y tế, bệnh viện thực hiện theo đúng trình tự và quy định của Bộ y tế cũng như trong điều lệ thành lập viện.

Đánh giá về hiệu quả tài chính trong sử dụng TTBYT tại bệnh viện, nếu mức độ hiệu quả kinh tế và mức độ hiệu quả xã hội thường được đo lường trực tiếp bởi số thu viện phí hay số lượt người khám chữa bệnh,... thì hiện trạng và kết quả sử dụng các TTBYT của bệnh viện cũng có ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả tài chính tại bệnh viện. Những kết quả đạt được trong thời gian qua trong việc đầu tư TTBYT, phát triển y tế kỹ thuật cao trong chuẩn đoán, điều trị cùng dịch vụ y khoa chuyên nghiệp giúp bệnh viện trở thành địa chỉ tin cậy và uy tín trong việc khám chữa bệnh cho người dân, tạo ra hiệu quả xã hội như nâng cao chất lượng, đảm bảo sức khỏe lợi ích cho cộng đồng xã hội,.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều những hạn chế trong công tác khai thác và sử dụng TTBYT cần phải được nâng cao, sửa đổi như: Trình độ đội ngũ cán bộ vận hành TTBYT còn hạn chế, thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao; thiếu TTBYT khiến việc bố trí và sử dụng trong khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn, thiếu các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn... Đặc biệt, đối với việc sử dụng trang thiết bị y tế, hiện có nhiều TTBYT chưa được theo dõi đầy đủ, ghi rõ tình trạng hoạt động theo quy định trong quá trình sử dụng.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng TTBYT của Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An, luận văn đã đưa ra 05 giải pháp cụ thể. Các giải pháp đó là:

(1) Nâng cao công suất sử dụng các trang thiết bị y tế chủ yếu trong bệnh viện;

(2) Tăng cường quản lý và sử dụng TTBYT; (3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

(4) Tăng cường đổi mới đầu tư TTBYT phù hợp với tiến bộ của ngành y tế;

(5) Mở rộng nguồn vốn để mua sắm TTBYT của bệnh viện.

Đồng thời đưa ra một vài kiến nghị với Bộ Y tế và Sở Y tế tỉnh Nghệ An. Thực hiện tốt các giải pháp trên hy vọng sẽ nâng cao hiệu quả tài chính trong sử dụng TTBYT của Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An, phát huy được ưu thế của mình để hoàn thành tốt hơn nữa chức năng nhiệm vụ được giao là khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết của Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An năm 2018.

2. Nguyễn Văn Điều (2015), Tăng cường quản lý tài sản công tại Bệnh viện

Đa khoa tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ Khoa học kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

3. Hội thiết bị Y tế Việt Nam (2017), Báo cáo Hội thảo thường niên “Nâng

cao năng lực quản lý trang thiết bị y tế, cập nhật thông tin khoa học- công nghệ, kỹ thuật thiết bị y tế”, Đà Nằng.

4. https://vi.wikipedia.org/wiki/Hiệu quá [xem 02/06/2019]

5. Trương Thị Hồng Linh (2018), Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị

y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sỹ Khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Huế, Huế.

6. Nghị định 36/2016/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 10 tháng 01 năm 2019.

7. PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc 2013, Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, trang 199.

8. Quyết định số 1810/QĐ-UBND ngày 05 tháng 05 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An giai đoạn 2017 - 2019. 9. Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ Y tế về việc ban 10.Hoàng Đình Sơn (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế

tại

Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

11.Trần Xuân Thắng (2016), Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế

tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh.

12.Thông tư số 45/2018/TT-BTC, ngày 07 tháng 05 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

13.Hoàng Thu Thủy (2018), Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w