Bảng phân tích ROA

Một phần của tài liệu (Trang 80 - 82)

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BCTC NHTM

2.17. Bảng phân tích ROA

(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ MHB Hà Tây)

Khác với các loại hình hoạt động kinh tế khác, tỉ lệ ROA của NHTM thường rất thấp, theo thông lệ quốc tế tỉ lệ này nên đảm bảo ở mức 1%. Như vậy qua bảng biểu trên ta thấy ROA của MHB Hà Tây năm 2009 chưa đạt yêu cầu nhưng sang năm 2010 chỉ tiêu này đạt mức cao 1,69%. Như vậy chứng tỏ hiệu quả kinh doanh năm 2010 của NH được cải thiện, cơ cấu tài sản hợp lý hơn so với năm 2009.

Như đã nói ở trên, do MHB Hà Tây là một chi nhánh của Ngân hàng MHB nên tại MHB Hà Tây không hạch toán vốn tự có như ngân hàng mẹ. Vì vậy khi phân tích khả năng sinh lời của đơn vị, nhà phân tích không tính chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn tự có (ROE).

Nhìn chung tình hình quản trị thu nhập, chi phí của MHB Hà Tây là tương đối tốt. Tuy nhiên NH cần đẩy mạnh đa dạng hoạt động để đa dạng hóa nguồn thu, tránh phụ thuộc quá lớn vào thu từ hoạt động tín dụng như hiện nay. Thực tế, trong năm do tình hình cạnh trạnh ngày càng gay gắt trên thị trường, chênh lệch lãi suất của NH đang bị thu hẹp và khó có khả năng mở rộng được chênh lệch này trong tương lai.

Qua xem xét thực trạng phân tích thu nhập, chi phí và lợi nhuận của MHB Hà Tây ta có một số nhận xét sau:

Thứ nhất, bằng phương pháp so sánh, MHB Hà Tây đã đánh giá sự biến động của tổng thu nhập và tổng chi phí, đồng thời phân tích những nhân tố

Chỉ tiêu 2009 2010

Dư nợ tín dụng 479.27

8 679.616

Nợ quá hạn 3.207 1.761

Tỷ lệ nợ quá hạn/Dư nợ tín dụng 0,66% 0,26%

làm tăng hoặc giảm cũng như ảnh hưởng của chúng tới lợi nhuận NH, đặc biệt là những khoản thu và chi chiếm tỷ trọng lớn như thu từ lãi tiền gửi và chi trả lãi tiền gửi ...

Thứ hai, nhà quản trị NH đã phân tích khá sâu kết cấu của thu nhập, chi phí, từ đó thấy được tính hợp lý hay bất hợp lý của các khoản thu và các khoản chi của NH.

Thứ ba, bằng phương pháp tỉ lệ, nhà quản trị NH đã xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với thu nhập, quy mô tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, cơ bản đã phân tích chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời ROA. Tuy nhiên, nhà quản trị NH chưa tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu trên.

Thứ tư, NH chưa có các chỉ tiêu kiểm soát chi phí như chi phí huy động vốn trên tài sản có sinh lời bình quân, chi phí phi lãi so với tổng tài sản có, ... Mảng phân tích chi phí của NH còn sơ sài, chưa sâu, chưa thể hiện được thực tế năng lực của nhà quản trị trong việc kiểm soát chi phí.

2.2.2.4. Phân tích về mức độ rủi ro

Như đã trình bày trong luận văn, một nguyên tắc bất di bất dịch trước khi ra một quyết định kinh tế của nhà quản trị là sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Đối với những nhà quản trị ưa thích mạo hiểm, họ mong muốn sẽ nhận được một khoản lợi nhuận cao và chấp nhận một mức rủi ro cao. Đối với nhà quản trị thích sự an toàn, họ sẽ thận trọng hơn trong việc ra quyết định của mình, họ theo đuổi một tỉ lệ rủi ro thấp và chấp nhận một mức sinh lời thấp. Như vậy rủi ro chính là một phần quan trọng trong việc quản lý tài sản và nguồn vốn của nhà quản trị. Do đó, để kết quả phân tích BCTC của nhà quản trị đạt được hiệu quả cao nhất và có tính thực thi thì bên cạnh những yêu cầu về năng lực, trình độ và sự tâm huyết của nhà phân tích thì yêu cầu về thông

66

tin mà NH cung cấp trên các BCTC cũng phải đảm bảo tính chính xác và khách quan.

a. Nhóm chỉ tiêu phân tích rủi ro tín dụng

-Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ

Một phần của tài liệu (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w