IV. QUÁTRÌNHPHÁTTRIỂNCÁCMÔHÌNH HTX KIỂUMỚITHEOLUẬT HTX ỞHUYỆN VỤ BẢN.
b. Dịchvụ thủy lợ
Khâu dịch vụ thủy lợi là khâu then chốt trong các khâu dịch vụ mà HTX đảm nhận. HTX cóđịnh mức và thù lao cụ thểđể các thành viên đảm nhiệm phấn đấu nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ các hộ nông dân đạt hiệu quả cây trồng cao. Đồng thời HTX ra nội quy bảo vệđồng ruộng, kênh mương, đường dẫn nước để mọi người dân trong xã cùng thực hiện.
Qua quá trình điều tra nghiên cứu trên địa bàn huyện cho thấy: hiện nay hầu hết các HTX đã tổ chức dịch vụ tưới tiêu nước, tổ chức nạo vét, tu bổ hệ thống kênh mương nội đồng ở mức độ khác nhau. Các HTX đã xây dựng đơn giá dịch vụ, thực hiện khoán đến từng đội sản xuất có một tổ nông viên dẫn nước và quản đồng, một bộ phận kỹ thuật làm nhiệm vụ vận hành máy. Thông thường mỗi tổ dịch vụ có từ 10 đến 20 người trong một HTX làm dịch vụ này. Đồng chí phó chủ nhiệm trồng trọt làm tổ trưởg dịch vụ tưới tiêu ở các HTX đã cố gắng đáp ứng yêu cầu thâm canh của hộ xã viên, việc ký hợp đồng, theo dõi, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng ngày càng rõ ràng cụ thể và chi tiết hơn. Nhờđó công tác dịch vụ ngày càng tốt, mức thu
trên đầu xào giảm. Trong 3 năm vừa qua, các HTX kết hợp với công ty thủy nông của huyện đãđáp ứng được đa số nước tưới kịp thời cho diện tích gieo trồng, phần diện tích còn lại là sử dụng nước tự chảy. Phần lớn các HTX đều trồng lúa với hai vụ, vụđông xuân và vụ hè thu còn lại một số HTX trồng màu nhưng vẫn đủ cung cấp nước tưới thường xuyên. Việc xây dựng đơn giá từđầu nhiệm kỳđã trình đại hội xã viên rồi thu theo đơn giáđược đại hội xã viên biểu quyết. Về hạch toán đơn giá của các HTx đều đảm bảo thu bù chi phí sản xuất, các HTX có bơm tát đã trích khấu hao. Vụ mùa năm 2001 có 100% HTX bình toán có lãi. Về trả công cho cán bộ thủy nông các HTX thực hiện giao khoán việc và HTX tổ chức nghiệm thu. Đơn giá do hội nghị xã viên biểu quyết đều thông qua hợp đồng kinh tế giữa ban quản trị, tổ thủy nông và hộ xã viên. Công của cán bộ trong tổ dịch vụ này bằng 80% công của đội trưởng sản xuất. Về xử lý lãi đều đưa về lãi chờ phân phối. Về kinh doanh và phát triển dịch vụ này ở huyện như thế nào chúng tôi chọn thíđiểm ở hai HTX vàđược phản ánh qua biểu 10
Đây là khâu dịch vụ chủ yếu của HTX, qua 3 năm hoạt động dịch vụ về lãi cũng như doanh thu ở 2 HTX có chiều hướng có tăng lên. Năm 1999 doanh thu của HTXNN Duy Tân là 148,2 triệu đồng, năm 2000 là 158,1 triệu đồng và năm 2001 là 179,3 triệu đồng. Sau khi trừđi các khoản chi phí số lãi thu được như sau: năm 1999 lãi thu được là 6,5 triệu đồng, năm 2000 là 8,5 triệu đồng tăng 30,8% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 36,5% so với năm 2000.
Với HTXNN Trùng Khánh doanh thu năm 1999 là 227 triệu đồng, năm 2000 là 234,5 triệu đồng và năm 2001 là 264,2 triệu đồng. Số lãi thu được qua các năm có xu hướng tăng. Năm 1999 là 8,5 triệu đồng năm 2000 là10,5 triệu đồng tăng 23,5% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 42,9% so với năm 2000. Như vậy qua đây ta thấy doanh thu của HTXNN Trùng Khánh coa hơn HTXNN Duy Tân dẫn đến mức lãi đạt được qua các năm cũng cao
hơn. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do trong quá trình điều hành công việc các HTX đã giảm được chi phí gián tiếp, nghiệm thu chặt chẽ, mức độđáp ứng cao hơn, công tác quy hoạch bờ vùng, bờ thửa chặt chẽ hơn nên việc thất thoát nước giảm… So với tình hình trước thời kỳ khoán 10 thì hiện nay hầu như các HTX trong huyện làm tốt dịch vụ tưới tiêu hệ thống kênh mương được tu bổ sửa chữa, khai thông đáp ứng được yêu cầu dẫn nước vào ruộng. Khi tiêu nước các HTX đã chủđộng khi có bão lụt xảy ra khẩn trưởng khắc phục hậu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có nhiều mặt phải khắc phục như tình trạng buông lỏng quản lý, tình trạng HTX yếu chưa tổ chức được dịch vụđầu bờđể tư nhân làm dẫn đến HTX không có nguồn thu, tình trạng nợđọng thủy lợi phí cao do vậy ảnh hưởng tới việc đầu tư trở lại cho HTX của xí nghiệp thủy nông.
c. Dịch vụ làm đất
Để hỗ trợ cho nông dân gieo cấy kịp thời vụ, dịch vụ làm đất cũng là một trong những dịch vụ rất quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay lao động nông nghiệp ở các HTX còn dư thừa nhiều khi người ta chưa tìm được việc nào khác để chi phí cơ hội của nó lớn hơn việc làm đất này thì họ vẫn tự túc làm lấy. Qua điều tra thực tếở các HTX trong huyện cho thấy những HTX còn làm máy tập thể, vẫn tổ chức dịch vụ tốt không những phục vụ kịp thời sản xuất mà còn hạ mức thu đầu xào so với máy tư nhân từ 500 đến 1000 đồng / 1 xào. Trích được khấu hao máy từ 1,5 đến 3 triệu đồng/1 máy/1 vụ. Những HTX không có máy kéo thì tổ chức ký kết hợp đồng với xí nghiệp máy kéo hoặc tư nhân đảm bảo bình toán có lãi chút ít, phục vụ kịp thời cho xã viên. Không có HTX nào lỗở dịch vụ này. Việc cam kết giữa HTX và xã viên trên cơ sở hợp đồng kinh tếđều được thông qua đềán khoán trước đại hội xã viên nhiệm ký vàđược tổ chức hạch toán như các dịch vụ khác hoặc khoán gòn cho từng máy với doanh thu được ấn định trước do ban chỉđạo điều hành công việc vàđược sự thỏa thuận của bà con xã viên
trong HTX. Việc thanh toán, ký kết hợp đồng đều do ban chủ nhiệm đứng ra làm chủ trì. Sau khi xây dựng đơn giáđều được xã viên đồng tình hưởng ứng đa số xã viên tham gia ký kết trong dịch vụ này về xử lý lãi đều đưa về lãi chờ phân phối. Nhìn chung hầu hết các HTX trong huyện sau khi thực hiện chuyển đổi theo luật HTX sau 1 năm các HTX mới bắt đầu đi vào tổ chức hoạt động dịch vụ chính thức kết quảđạt được thể hiện qua biểu 11.
Qua khảo sát ở 3 HTX cho thấy tuy các HTX hoạt động khâu dịch vụ này được 2 năm nhưng cũng đáp ứng yêu cầu cho bà con xã viên rất cao, mức độđáp ứng cao nhất là 99,2% thấp nhất là 76,7%. Số phần trăm chưa đáp ứng được thì tư nhân hoặc hộ gia đình tự làm lấy. Với mức độđáp ứng như vậy kết quảđạt được như sau: Về doanh thu ở HTXNN Duy Tân namư 2000 là 110 triệu đồng, năm 2001 là 116,8 triệu đồng. HTXNN Trùng Khánh doanh thu năm 2000 là 182 triệu đồng, năm 2001 là 191,2 triệu đồng và HTXNN Nam Thái năm 2000 doanh thu đạt 128,4 triệu đồng năm 2001 là 138,8 triệu đồng. Sau khi đã trừđi các khoản chi phí tỷ lệ lãi đạt được ở 3 HTX lần lượt là 51,8%; 26,5%; 42,9%.
Như vậy qua đây ta thấy HTX nào có diện tích gieo trồng lớn thì khả năng cho tỷ lệ lãi cao với diện tích gieo trồng qua các năm ở 3 HTX không thay đổi nhưng mức độđáp ứng nhu cầu của xã viên mỗi năm một tăng đây là yếu tố thuận lợi cho HTX cũng như bà con xã viên khi tham gia vào dịch vụ này của HTX. So với thời kỳ cơ chế tập trung bao cấp thì trong thời kỳ này hoạt động dịch vụ của các HTX có khá hơn cả về chức năng quan lýđiều hành công việc, mức đảm nhận công việc đến hạch toán kinh doanh đều rõ ràng cụ thể. Tuy nhiên bên cạnh đó các HTX còn gặp không ít khókhăn nhất là sau khi thực hiện chuyển đổi HTX theo luật hầu như tất cả các HTX trong huyện sau một năm mới đưa dịch vụ này vào hoạt động chính thức. Nguyên nhân chủ yếu do đây là dịch vụ thỏa thuận cho nên nhiều hộ gia đình có trâu hoặc phương tiện làm đất bằng máy… họ không tham gia vào dịch vụ này
dẫn đến vai trò hoạt động dịch vụđi xuống. Sau một năm chuyển đổi các HTX đãđi vào hoạt động chính thức và cho đến nay bên cạnh những mặt đãđạt được còn không ít những khó khăn mà HTX phải khắc phục.
d. Dịch vụ vật tư
Dịch vụ này rất đa dạng trên thị trường với sự tham gia của nhiều tác nhân số tác nhân làm dịch vụ phân hóa học trên thị trường rất nhiều. Lượng phân bón được HTX làm dịch vụ mua từ công ty vật tư nông nghiệp huyện tỉnh sau đó bán cho hộ nông dân qua dịch vụ HTX. Rút ra bài học kinh nghiệm từ những năm trước, dịch vụ HTX đã vận dụng kinh doanh hóa linh hoạt, hỗ trợ lượng phân bón hóa học cho nông dân tới sau thời vụ thu hoạch hộ nông dân mới phải trả. Chính nhờ vậy dịch vụ HTX đãđược hộ nông dân cam kết tham gia vào dịch vụ này rất cao từđó dịch vụ HTX có lãi trong điều kiện cạnh tranh phức tạp với phương thức bán phục vụ cho hộ nông dân phát triển sản xuất từđó với sự cạnh tranh thị trường bên ngoài và chênh lệch giá nhưng dịch vụ HTX vẫn chiếm lĩnh được trên thị trường là sự tin cậy của hộ nông dân. Về doanh thu trong dịch vụ này có những HTX tự bỏ vốn ra mua nguyên vật liệu sau đó khoán mức doanh thu trên vốn hoặc HTX nào không có vốn thì khoán khấu hao kho. Nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp kịp thời phân hóa học cho hộ xã viên vàđảm bảo chất lượng thông qua hợp đồng kinh tế giữa HTX và xã viên. Sau khi đã trừđi các khoản chi phí, số lãi thu được đều đưa vào lãi chờ phân phối.
Do không được phân bổ, phân bón dự trữ. Việc kinh doanh của HTX gặp nhiều khó khăn theo thời vụ. Nhưng dịch vụ HTX đãđáp ứng được nhu cầu phân hóa học cho nông dân, số lượng còn lại được cung ứng bởi các nguồn khác. Thực hiện chếđộ hạch toán độc lập, dịch vụ HTX với phương thức kinh doanh tổng hợp đã phát huy lợi thế trong việc sử dụng vốn kinh doanh và dịch vụ phù hợp với hộ nông dân điều đóđược xem qua biểu 12.
Dịch vụ vật tư của 2 HTX đã cung ứng được số lượng cần thiết, thời gian đảm bảo. Về mức độđáp ứng qua các năm của 2 HTX tuy có tăng nhưng chưa đảm bảo yêu cầu. Trong 3 năm 2 HTX này đã cung cấp được từ 23,3 đến 50,2 tấn và từ 73,7 đến 110,5 tấn. Mặt hàng chủ yếu ởđây là phân đạm. Với số lượng cung cấp như vậy về doanh thu cũng như lãi đạt được ở hai HTX qua các năm như sau: HTXNN Duy Tân năm 1999 doanh thu là 46,6 triệu đồng, năm 2000 là 67 triệu đồng và năm 2001 là 100,4 triệu đồng. Sau khi đã trừđi chi phí năm 1999 HTX này không có lãi, năm 2000 lãi thu được là 2 triệu đồng và năm 2001 lãi thu được là 2,5 triệu đồng tăng 25% so với năm 2000. HTXNN Trùng Khánh doanh thu năm 1999 đạt 147,4 triệu đồng, năm 2000 đạt 196,4 triệu đồng và năm 2001 đạt 220,9 triệu đồng. Về lãi đạt được qua các năm đều có xu hướng tăng năm 1999 lãi đạt được là 9 triệu đồng, năm 2000 lãi đạt được là 12 triệu đồng tăng 33,4% so với năm 1999 và năm 2001 lãi đạt được là 17,8 triệu đồng tăng 48,4% so với năm 2000.
Như vậy qua 3 năm hoạt động dịch vụ này ở hai HTX về doanh thu cũng như lãi đạt được có sự chênh lệch nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là trong 3 năm vừa qua HTXNN Trùng Khánh làm ăn kinh doanh có hiệu quả, thu hút được sức mua của người dân, công lao động cũng như trình độ nhạy bén trên thị trường của cán bộ làm dịch vụ này rất tốt. HTXNN Duy Tân trong 3 năm vừa qua chưa thu hút được sức mua của người dân, công lao động của cán bộ làm dịch vụ này thấp cho nên họ chưa nhiệt tình với công việc. Do vậy để cho dịch vụ này của HTX tồn tại và phát triển HTX phải có kế hoạch đặt ra trong kinh doanh để thu hút được sức mua của người dân cũng như việc chiếm lĩnh trên thị trường.
e. Dịch vụ giống
Khác với dịch vụ thủy lợi, dịch vụ về giống được đảm nhận từ nhiều nguồn khác như thị trường ngoài huyện, ngoài tỉnh. HTX làm dịch vụ về
giống nhằm giúp hộ nông dân tiếp cận với giống mới, kỹ thuật mới. HTX làm dịch vụ giống nhằm phục vụ phát triển sản xuất cho hộ nông dân. Nhiệm vụ chủ yếu của các HTX là hướng dẫn chỉđạo về mặt kỹ thuật, cung ứng giống đầu dòng cho các hộ nông dân trên địa bàn xã. Việc sản xuất và cung ứng giống của các HTX cho hộ nông dân chính là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào phát triển sản xuất. Tình hình dịch vụ về giống của các HTX được thể hiện quả biểu 13.
Với tình tình sâu bệnh, dịch hại HTX đã có biện pháp phòng trừ. Việc trả công cho cán bộ trong tổ BVTV đều do chủ nhiệm HTX vàđược sự thỏa thuận của các hộ xã viên trả vào cuối vụ. Về công lao động trong dịch vụ của cán bộ khá cao vìđây là dịch vụ bắt buộc cho nên đa số hộ nông dân tham gia vào dịch vụ này. Các hộ sản xuất được sự hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kết hợp bố trí cây trồng hợp lýđã hạn chếđược đối tượng gây hại, khi có dịch bệnh sẽđược diệt trừ nhanh chóng không thể lây lan ra diện rộng. Vì thếđã giảm được chi phí cho hộ nông dân, giúp cho hộ nông dân đảm bảo được năng suất sản lượng, chất lượng nông sản, bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ này được thể hiện qua biểu 14
Qua biểu 14 cho thấy với tổng diện tích gieo trồng không thay đổi, diện tích được BVTV đạt từ 55,5% đến 81%. Để bảo toàn vốn kinh doanh các HTX đã phải đặt mức thu lên 0,5kg/1 sào (vụ chiêm), còn đối với vụ mùa do thời tiết trong các tháng này không phù hợp với cây trồng do vậy sâu bệnh nhiều hơn cho nên các HTX đã phải thu 0,6kg/1 sào. Với mức thu như vậy do với thị trường có cao hơn cho nên chưa thu hút điều sức mua của người dân. Kết quảđạt được như thế nào ta xem xét về mức độ doanh thu và lãi đạt được qua các năm ở 2 HTX. Đối với HTXNN Duy Tân : Doanh thu năm 1999 là 7,1 triệu đồng, năm 2000 là 8,8 triệu đồng và năm 2001 là 10,2 triệu đồng sau khi trừđi các khoản chi phí năm đầu HTX này không có lãi, năm
thứ hai số lãi đạt được là 0,8 triệu đồng, năm 2001 là 1 triệu đồng tăng 25% so với năm 2000; với HTXNN Trùng Khánh doanh thu năm 1999 là 10,3 triệu đồng, năm 2000 là 14,7 triệu đồng và năm 2001 là 15,2 triệu đồng, mức độ lãi đạt được như sau: năm 1999 là 1,5 triệu đồng năm 2000 là 2,5 triệu đồng tăng 66,7% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 12% so với năm 2000.
Như vậy qua đây ta thấy sau khi trừđi các khoản chi phí HTXNN Trùng Khánh lãi thu được qua các năm cao hơn HTXNN Duy Tân nguyên nhân chủ yếu do trong 3 năm vừa qua HTXNN Trùng Khánh đãđược sự tín nhiệm của dân cho nên ngoài việc dự báo sâu bệnh đến việc cung ứng thuốc BVTV… cho hộ nông dân của HTX này đãđạt được kết quả cao. Với HTXNN Duy Tân trong 3 năm vừa qua không những không củng cốđược lòng tin từ hộ nông dân mà còn sử dụng mức chi ngoài kế hoạch… Để khắc phục tình trạng này HTX phải có kế hoạch kinh doanh trong những năm tới. V. KẾTQUẢQUÁTRÌNHĐỔIMỚI HTX THEOLUẬT HTX ỞHUYỆN VỤ BẢN
(Tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2001)
* Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý HTX: Trên cơ sở các Nghịđịnh của
Chính phủ, chủ trương của Đảng, Nhà nước nói chung tỉnh ủy tỉnh Nam Định và UBND huyện Vụ Bản nói riêng, xác định yêu câu cầu chuyển đổi thành lập HTX là "ổn định, củng cố, phát triển, xác định bước đi xác thực".