II. Các chỉ tiêu bình quân
2. BQ thu nhập người/năm (tr.đ)
(tr.đ)
1,93 2,14 2,31
(Nguồn: Phòng thống kế huyện Vụ Bản)
Qua bảng 6 cho thấy giá trị sản xuất năm 1999 đạt 443.436 triệu đồng, đến năm 2001 đạt 472.664 triệu đồng (tăng 6,61%). Bình quân trong 3 năm tăng 3,9%/năm. Trong tổng giá trị sản xuất thì giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản hiện chiếm tỷ trọng cao. Năm 1999 chiếm 62,28%, năm 2001 chiếm 66,64%. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - TTCN chiếm tỷ lệ thấp (Namư 1999 chiếm 04,4242%, năm 2001 chiếm 10,31%). Giá trị sản xuất ngành Thương nghiệp - Dịch vụ năm 1999 chiếm 23,19%, năm 2001 chiếm 23,05%. Nhìn chung qua 3 năm giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản có tốc độ tăng đáng kể (7,48%). Trong khi ngành Thương nghiệp -Dịch vụ chỉ tăng 3,33%, riêng ngành TTCN - CN lại giảm (21,17%). Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
Trong Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản thì giá trị ngành Nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 1999 nông nghiệp có giá trị sản xuất chiếm 98,03%, năm 2000 có giá trị sản xuất chiếm 98,27%.
Như vậy xét trên góc độ tổng thể các điều kiện tự nhiên (Đất - Nước - Khí hậu - Thủy văn) là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội nói chung cho thấy Vụ Bản là một huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế nói chung - đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất ngành trồng trọt nhưng vẫn chưa được quản lý, khai thác - sử dụng có hiệu quả. Bên cạnh đó các hạn chế, khó khăn cũng không ít trở ngại. Vấn đề cốt lõi hiện nay là Vụ Bản phải tập trung mọi nguồn lực để phát triển sản xuất trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn lực đó.
IV.PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU.